Làm thế nào để bảo vệ tài nguyên du lịch nhân văn

Hoạt động bảo vệ tài nguyên du lịch là hoạt động cho

tài nguyên du lịch trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa,

hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự

cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi

và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và

tiết kiệm tài nguyên du lịch; bảo vệ đa dạng sinh học;

giữ gìn và bảo tồn các giá trị của tài nguyên du lịch

Nội dung tài liệu Bài giảng Tài nguyên du lịch - Chương 5: Bảo vệ tài nguyên du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Chương 5: Bảo vệ tài nguyên du lịch 1 2 Khái niệm và ý nghĩa của bảo vệ tài nguyên du lịch Các giải pháp bảo vệ tài nguyên du lịch DHTM_TMU 5.1.1.Khái niệm của bảo vệ tài nguyên du lịch Hoạt động bảo vệ tài nguyên du lịch là hoạt động cho tài nguyên du lịch trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên du lịch; bảo vệ đa dạng sinh học; giữ gìn và bảo tồn các giá trị của tài nguyên du lịch DHTM_TMU 5.1.2.Ý nghĩa của bảo vệ tài nguyên du lịch + Đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường sống + Đảm bảo sự tái ổn định, liên tục và lâu dài của nguồn tài nguyên DHTM_TMU 5.1.2.Ý nghĩa của bảo vệ tài nguyên du lịch - Theo UNWTO, UNEP [2012], đầu tư vào việc xanh hóa ngành du lịch có thể giúp giảm chi phí năng lượng, nước và chất thải Giu’p tăng cường các giá trị về đa dạng sinh học, các hệ sinh thái và di sản văn hóa - Khách du lịch đang có đòi hỏi ngày càng lớn hơn đối với du lịch xanh Khách sẵn sàng trả thêm 2 – 40% chi phí để trải nghiệm du lịch thân thiện - Du lịch đại chúng truyền thống đã phát triển đến giai đoạn ổn định, du lịch sinh thái, tự nhiên, di sản, văn hóa được dự báo phát triển mạnh trong 2 thập kỷ tới DHTM_TMU 5.2. Các giải pháp bảo vệ tài nguyên du lịch 5.2.1. Đối với chính quyền địa phương 5.2.2. Đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch 5.2.3. Đối với khách du lịch 5.2.4. Đối với dân cư địa phương DHTM_TMU 5.2.1. Đối với chính quyền địa phương Xây dựng hệ thống văn bản pháp luật hoàn thiện, đồng bộ về quản lý hoạt động du lịch Xây dựng các quy hoạch phát triển du lịch, các tiêu chuẩn và mô hình thích hợp cho việc khai thác - bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch Nghiên cứu, đánh giá và giám sát các tác động của hoạt động du lịch đối với các nguồn tài nguyên; đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời Xây dựng các chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng để bảo vệ tài nguyên du lịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh - Thành phố được giao nhiệm vụ chính trong việc đảm bảo khai thác bền vững tài nguyên du lịch DHTM_TMU 5.2.2. Đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch Tuân thủ các nguyên tắc đã được đặt ra Có trách nhiệm và hiểu biết về bảo vệ tài nguyên du lịch Khắc phục những sai phạm hoặc những hoạt động gây ảnh hưởng không tốt đến nguồn tài nguyên của mình hay khách hàng của mình Khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lý, duy trì trong giới hạn “ sức chứa” Tuyên truyền và nâng cao sự hiểu biết của nhân viên, khách hàng và dân cư địa phương về việc bảo vệ tài nguyên du lịch. DHTM_TMU 5.2.3. Đối với khách du lịch Tuân thủ các nguyên tắc đã được đặt ra Có trách nhiệm và sự hiểu biết về bảo vệ tài nguyên du lịch Sử dụng những dịch vụ, những nhà cung ứng có cam kết và hoạt động thực tiễn liên quan đến việc bảo vệ tài nguyên du lịch. DHTM_TMU 5.2.4. Đối với dân cư địa phương Tuân thủ các nguyên tắc đã được đặt ra Có trách nhiệm và hiểu biết về bảo vệ tài nguyên du lịch Tuyên truyền và nâng cao sự hiểu biết của những người hoạt động du lịch, khách du lịch và cộng đồng mình về việc bảo vệ tài nguyên du lịch Tham gia trực tiếp, tích cực vào việc khai thác, bảo vệ, tôn tạo và sử dụng bền vững tài nguyên du lịch. DHTM_TMU

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • Unlock-bai_giang_tai_nguyen_du_lich_dh_thuong_mai_5_6487.pdf

Tài nguyên du lịch được tạo nên từ tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Tuy nhiên, tại nước ta, việc phát triển tài nguyên du lịch nhân văn vẫn chưa thực sự được chú trọng để thu hút khách du lịch và bảo tồn các giá trị truyền thống của dân tộc. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về khái niệm tài nguyên du lịch nhân văn là gì, đặc điểm cũng như vai trò của tài nguyên du lịch nhân văn đối với sự phát triển của ngành du lịch.

Tài nguyên du lịch nhân văn là gì?

Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa - lịch sử cùng các thành phần của chúng được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc để tạo ra các dịch vụ nhằm khôi phục, phát triển thế lực, trí lực cũng như khả năng lao động và sức khỏe của con người.

Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trong quá trình phát triển, bao gồm các truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử,… các di sản vật thể và phi vật thể khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.

Văn hóa phi vật thể là những giá trị văn hóa hiện hành được lưu truyền từ quá khứ nhưng không có đồ vật tượng trưng có thể sờ nắm được ví dụ như hát dân ca, các phong tục tập quán cổ truyền,…

Văn hóa vật thể là các sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa khoa học như các di lịch lịch sử, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật,…


Khái niệm tài nguyên du lịch nhân văn là gì?

Tìm hiểu thêm:

Tài nguyên du lịch là gì? Tổng quan về tài nguyên du lịch ở Việt Nam

Đặc điểm của tài nguyên du lịch nhân văn là gì?

Tài nguyên du lịch nhân văn do con người tạo ra nên chúng chịu tác động của thời gian, thiên nhiên và do chính con người nên dễ bị suy thoái, hủy hoại và không có khả năng tự phục hồi khi không có sự tác động của con người. Các di tích lịch sử- văn hóa bị bỏ hoang sẽ xuống cấp nhanh chóng, các giá trị văn hóa phi vật thể sẽ bị mai một và biến mất,…Do đó, khi khai thác tài nguyên du lịch nhân văn để phục vụ du lịch cần quan tâm đầu tư bảo tồn, tôn tạo thường xuyên, khoa học và có hiệu quả.

Tài nguyên du lịch nhân văn có tính phổ biến vì chúng do con người tạo ra, ở đâu có con người sẽ có sự tồn tài của tài nguyên nhân văn. Các địa phương, quốc gia đều có tài nguyên nhân văn, những loại nào có sức hấp dẫn với du khách sẽ được sử dụng cho phát triển du lịch.

Tài nguyên nhân văn mang những đặc sắc riêng tùy thuộc vào vùng miền, điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế- xã hội góp phần tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo có sức cạnh tranh và hấp dẫn du khách riêng. Trong quá trình khai thác cần coi trọng bảo vệ, phát huy giá trị độc đáo của tài nguyên du lịch nhân văn.

Tài nguyên du lịch nhân văn sinh ra trong quá trình phát triển xã hội và là sản phẩm do con người tạo ra nên ít chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết như mưa hay rét nên tính mùa vụ ít hơn so với tài nguyên du lịch tự nhiên.

Tài nguyên du lịch nhân văn có tính truyền đạt nhiều hơn nhận thức, tức là các sản phẩm văn hóa nên du khách khi đến tham quan chủ yếu để tìm hiểu lịch sử, giá trị văn hóa dân tộc.


Đặc điểm của tài nguyên du lịch nhân văn là gì?

Phân loại tài nguyên du lịch nhân văn

Như đã đề cập ở trên, tài nguyên du lịch nhân văn gồm tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể, cụ thể:

Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể

Các di sản văn hóa

Các di sản được xem là di sản văn hóa nếu đáp ứng 6 tiêu chuẩn sau:

Là sản phẩm độc đáo không trùng lặp, thể hiện năng lực và trí tuệ siêu việt của con người

Có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật cấu tạo không gian trong thời kỳ nhất định trong khung cảnh văn hóa nhất định.

Là bằng chứng xác thực cho một nền văn minh đã biến mất

Là vì dụ hùng hồn về thể loại xây dựng hoặc kiến trúc phản ánh một giai đoạn lịch sử có ý nghĩa

Là ví dụ về một dạng nhà ở truyền thống, thể hiện một nền văn hóa đang có nguy cơ bị hủy hoại trước những biến động không thể ngăn cản được.

Có mối liên hệ trực tiếp với những sự kiện tín ngưỡng đáp ứng tiêu chuẩn xác thực về ý tưởng trong sáng tạo về vật liệu, các tạo lập và vị trí.

Các di sản văn hóa là sự kết tinh sáng tạo văn hóa của một dân tộc. Khi được công nhận là di sản văn hóa thế giới, các di sản này sẽ trở thành tài nguyên nhân văn vô giá, có sức hấp dẫn khách du lịch đặc biệt là khách quốc tế. Ở Việt Nam có 3 di sản văn hóa đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới gồm: Cố đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn và phố cổ Hội An.

Các di tích lịch sử văn hóa

Di tích lịch sử văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách quan chứa đựng các giá trị điển hình của lịch sử, do tộc thể hoặc cá nhân con người hoạt động và sáng tạo trong lịch sử để lại.

Di tích lịch sử văn hóa được chia thành các loại sau:

Di tích văn hóa khảo cổ: Là các địa điểm ẩn giấu một bộ phận giá trị văn hóa thuộc về thời kỳ lịch sử xã hội loài người thuộc thời gian trong lịch sử cổ đại. Các di tích này thường nằm trong lòng đất.

Di tích lịch sử: Là các di tích ghi dấu về dân tộc học, ghi dấu các sự kiện chính trị quan trọng tiêu biểu, ghi dấu chiến công chống quân xâm lược, ghi dấu tội ác của đế quốc và phong kiến,…ví dụ như nhà tù Côn Đảo,…

Di tích văn hóa nghệ thuật: là các di tích gắn với công trình kiến trúc có giá trị.

Danh lam thắng cảnh: Danh lam thắng cảnh là những nơi mang vẻ đẹp thiên nhiên bao la hùng vĩ, thoáng đãng có giá trị nhân văn do bàn tay và khối óc của con người tạo nên. Các danh lam thắng cảnh cũng mang giá trị của nhiều loại di tích lịch sử.


Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể

Các tài nguyên du lịch nhân văn khác

Các tài nguyên du lịch nhân văn khác như các công trình đương đại gồm các tòa nhà, hệ thống cầu cống, đường xá, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các món ăn dân gian hay đặc sản,…cũng có sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Ví dụ như cầu Mỹ Thuận, phở Hà Nội, nón Huế, lụa Vạn Phúc,…

Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể

Lễ hội

Lễ hội là các sinh hoạt văn hóa tổng hợp đa dạng và phong phú, là kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc hoặc dịp để con người hướng về các sự kiện trọng đại như ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống để giải quyết những lo âu, khao khát, mơ ước mà cuộc sống thực tại không giải quyết được.

Lễ hội được hình thành từ phần lễ và phần hội

Phần nghi lễ: Các lễ hội lớn hay nhỏ đều được bắt đầu bằng phần nghi lễ với các nghi thức nghiêm túc, trong thể để mở đầu ngày hội theo không gian và thời gian. Phần nghi lễ mang tính tưởng niệm lịch sử, hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, một vị anh hùng dân tộc lỗi lạc,…với mục đích bày tỏ sự tôn kính với các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong bình an, mưa thuận gió hòa,…

Phần hội: Tại phần hội sẽ diễn ra các hoạt động biểu tượng điển hình của tâm lý cộng đồng văn hóa dân tộc, chứa đựng các quan niệm với thực tế lịch sử xã hội và thiên nhiên. Ngoài ra còn có các hoạt động vui chơi giải trí như thi hát, thi nghề để nhớ ơn và ghi công của những người đã xa. Những gì tiêu biểu cho một vùng đất, làng xã được biểu diễn lại để mang đến niềm vui cho mọi người.

Nghề và làng nghề thủ công truyền thống

Các làng nghề thủ công tại Việt Nam xuất hiện khá sớm do nhu cầu trao đổi sản phẩm đã tạo ra sự phân công lao động đa dạng cùng với sự phát triển của các khu dân công làng xóm tập trung theo lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Lam. Theo thời gian lịch sử, các làng nghề vẫn phát triển để phục vụ nhu cầu của đời sống sinh hoạt dân cư, đặc biệt tại các khu vực đông dân. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách để khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống.

Các làng nghề truyền thống có vai trò đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội địa phương, chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng phát triển bền vững, giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông thôn, tạo thu nhập cho người lao động và tạo nên sự ổn định trong xã hội cũng như góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình hội nhập quốc tế.


Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể

Xem thêm:

➢ Kho đề tài khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ du lịch tổng hợp 2021

Vai trò của tài nguyên du lịch nhân văn trong phát triển du lịch ở Việt Nam

  • Tài nguyên du lịch nhân văn là một trong những yếu tố tạo nên vùng du lịch, ảnh hưởng đến việc tổ chức lãnh thổ vùng du lịch, cấu trúc chuyên môn hóa của du lịch.
  • Tài nguyên du lịch nhân văn là các công trình đương đại do xã hội và cộng đồng con người tạo ra nên nó hấp dẫn du khách, có tính truyền đạt nhận thức cao.
  • Tài nguyên du lịch nhân văn được coi là nguồn tài nguyên du lịch có vai trò đặc biệt trong hoạt động du lịch, cùng với tài nguyên du lịch tự nhiên góp phần thúc đẩy phát triển du lịch và thu về nguồn lợi lớn.
  • Các tài nguyên du lịch nhân văn không có bị ảnh hưởng bởi thời vụ, không phụ thuộc vào tự nhiên nên có thể khai thác phục vụ khách du lịch quanh năm, mang tính ổn định cao hơn so với tài nguyên du lịch tự nhiên.

Tài nguyên du lịch nhân văn là sản phẩm do bàn tay và khối óc của con người tạo ra, thể hiện sức sáng tạo cũng như những giá trị vô hình mà những người đi trước muốn truyền lại. Phát triển tài nguyên du lịch nhân văn cần đi đôi với bảo tồn và tôn tạo để các tài nguyên này còn mãi với đời sau. Hy vọng những thông tin liên quan đến "tài nguyên du lịch nhân văn là gì" của Luận Văn 99 sẽ hữu ích dành cho bạn trong quá trình học tập.

Video liên quan

Chủ Đề