Sinh kềm là gì

  • Trang chủ
  • Bà bầu
  • Bà bầu cần biết

Trong trường hợp bất khả kháng, bác sỹ phải dùng kẹp forceps để hỗ trợ bạn sinh em bé an toàn. Vậy forceps mang lại lợi ích và những hạn chế gì?

Hầu hết các mẹ bầu đều mong muốn sẽ vượt cạn một cách suôn sẻ. Tuy nhiên, một số lại phải nhờ đến sự hỗ trợ của dụng cụ y khoa để em bé chào đời an toàn. Kẹp forceps là một trong số đó.

Mặc dù hiện nay, kẹp forceps không còn phổ biến trong việc sinh nở như trước kia, nhưng trong một số trường hợp cấp bách, nó vẫn là lựa chọn tối ưu.

Mặc dù hiện nay, kẹp forceps không còn phổ biến trong việc sinh nở như trước kia, nhưng trong một số trường hợp cấp bách, nó vẫn là lựa chọn tối ưu. [ảnh minh họa]

Forceps là gì?

Có nhiều lời giải thích về nguồn gốc của kẹp forceps. Từ thế kỷ trước, khi tỷ lệ tử vong cả mẹ và thai nhi tăng cao, kẹp forceps được cho là lựa chọn hữu hiệu.

Theo thời gian, kẹp forceps được cải tiến nhiều lần để phù hợp và an toàn hơn cho thai nhi. Cho đến ngày nay, loại dụng cụ y khoa này vẫn phổ biến hơn một số phương pháp hỗ trợ sinh khác như giác hút.

Kẹp forcep được miêu tả gồm hai miếng kim loại nối vào nhau có kết cấu như chiếc kẹp, nhưng được phóng to. Có nhiều loại kẹp forceps sử dụng cho các hoàn cảnh khác nhau.

Chiếc kẹp này được bác sĩ dùng để ôm gọn đầu em bé bằng cách cố định hai đầu kẹp ở hai bên đầu bé, và kéo bé ra từ trong ống âm đạo.

Khi nào cần hỗ trợ sinh bằng kẹp forceps?

Hiện nay, kẹp forceps ngày càng được sử dụng ít đi, bởi lẽ nếu chẩn đoán khó sinh, bạn sẽ chọn phương pháp sinh mổ. Tuy nhiên, trong trường hợp không phát hiện bất thường cho đến khi vào phòng hộ sinh, mẹ bầu gặp vấn đề về rặn đẻ vì kiệt sức hoặc gặp tình trạng suy thai, xương chậu yếu, bác sỹ sẽ dùng forceps.

Ngoài ra, với trường hợp mẹ bầu mắc các bệnh huyết áp cao, tim mạch, không thể duy trì tình trạng rặn đẻ kéo dài, bác sỹ cũng bắt buộc phải dùng forceps để hỗ trợ sinh.

Thậm chí, trong các ca sinh mổ, nếu thai nhi bị tắc, bác sỹ cũng có thể nghĩ đến forceps. Hoặc trường hợp thai nhi không quay đầu thuận, thì forceps cũng được dùng để hỗ trợ sinh.

Hình ảnh mô tả phương pháp sử dụng kẹp forceps khi sinh nở. [ảnh minh họa]

Dùng forceps như thế nào?

Nếu bác sỹ chẩn đoán có thể dùng forceps thay vì chuyển sang sinh mổ trong trường hợp khó sinh, thì mẹ bầu sẽ được tiêm thuốc tê. Có thể phải rạch rộng âm đạo để đảm bảo có thể nhét forceps vào trong.

Sau đó, hai đầu kẹp của forceps sẽ kẹp vào hai bên đầu của em bé. Có thể bác sỹ sẽ thay đổi vị trí đầu của thai nhi để thuận lợi hơn, rồi sau đó mới  kéo ra từ từ. Kết hợp với nỗ lực rặn của mẹ bầu, bé sẽ chào đời an toàn.

Nguy cơ từ kẹp forceps?

Chỉ bác sỹ được đào tạo bài bản vả có kinh nghiệm đỡ đẻ mới nên dùng kẹp forceps bởi lẽ dụng cụ y khoa này đòi hỏi sự chính xác và tránh làm tổn thương bé khi còn quá non nớt.

Tuy vậy, vẫn tồn tại một vài nguy cơ từ kẹp forceps gây tổn thương thai nhi. Ví như để lại vết trên mặt, gây biến dạng đầu, ảnh hưởng dây thần kinh ở mặt, chảy máu trong, tổn thương mắt.

Đối với mẹ, kẹp forceps cũng được ghi nhận có thể gây ra một số tác động như tổn thương cho tầng sinh môn, vùng giữa âm đạo và hậu môn, cần nhiều thời gian hơn để phục hồi sau sinh.

Trên thực tế, dị tật vĩnh viễn hay tử vong do phương pháp hỗ trợ này là hoàn toàn rất hiếm. Theo các chuyên gia, rủi ro do đỡ đẻ bằng kẹp forcep là rất thấp.

Theo Nhật Minh [ Bellybelly]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các phương pháp khác

VBAC LÀ GÌ?

VBAC là “sinh con ngã âm đạo sau mổ lấy thai”. Đây là thuật ngữ được dùng khi sản phụ sinh con ngã âm đạo đã từng mổ lấy thai trước đó.

Nếu muốn sinh con ngã âm đạo sau mổ lấy thai, sản phụ phải được khuyến khích và nên biết rằng khoảng 75% sản phụ đã từng mổ lấy thai vẫn có thể sinh con ngã âm đạo thành công.

Khi cân nhắc lựa chọn của sản phụ, bác sĩ sản khoa sẽ hỏi về bệnh sử và tiền sử thai kỳ. Bác sĩ sản khoa muốn tìm hiểu:

  • Nguyên nhân sản phụ đã từng mổ lấy thai và điều gì đã xảy ra – đó có phải là trường hợp cấp cứu?
  • Sản phụ cảm thấy thế nào về lần sinh con trước đây. Sản phụ có lo lắng điều gì không?
  • Thai kỳ hiện tại có ổn định không, có gặp bất kỳ vấn đề hoặc biến chứng gì không?

Sản phụ và bác sĩ sản khoa sẽ cân nhắc khả năng thành công khi sinh con ngã âm đạo, mong muốn của sản phụ và kế hoạch cho thai kỳ tiếp theo trước khi quyết định sinh con ngã âm đạo hay mổ lấy thai.

NGUY CƠ CỦA VIỆC MỔ LẤY THAI LẶP LẠI?

Mổ lấy thai là một quy trình phẫu thuật để đưa em bé ra ngoài qua đường rạch trên bụng và đường rạch thứ hai trên tử cung của người mẹ. Mổ lấy thai có thể là cần thiết vì lý do y khoa, hoặc theo yêu cầu của sản phụ để tránh chuyển dạ hoặc dễ dàng sinh con theo kế hoạch.

Mổ lấy thai lặp lại làm tăng các nguy cơ trong thai kỳ tiếp theo, như nhau bám thấp ở tử cung hoặc nhau ăn sâu vào cơ tử cung gây chảy máu nhiều dẫn đến cắt bỏ tử cung. Mổ lấy thai lặp lại cũng có thể gây đau và khó chịu do dính hoặc hình thành mô sẹo bên trong; điều này có thể gây vô sinh, thai lạc chỗ [một biến chứng của thai kỳ trong đó phôi làm tổ bên ngoài tử cung] hoặc cần phẫu thuật lại sau này. Do đó, nếu sản phụ dự tính sinh thêm con thì tốt nhất không nên mổ lấy thai lặp lại, nếu có thể.

ƯU ĐIỂM CỦA VIỆC SINH CON NGÃ ÂM ĐẠO SAU MỔ LẤY THAI THÀNH CÔNG?
  • Cơ hội sinh thường không biến chứng cao hơn trong thai kỳ tiếp theo.
  • Hồi phục nhanh hơn và thời gian nằm viện ngắn hơn.
  • Ít đau bụng sau khi sinh.
  • Không cần phẫu thuật [Mổ lấy thai lặp lại thường mất nhiều thời gian hơn mổ lấy thai lần đầu vì có mô sẹo. Mô sẹo cũng có thể làm cho việc phẫu thuật khó khăn hơn].
  • Thai nhi sẽ có ít nguy cơ gặp phải các vấn đề về hô hấp ban đầu: vấn đề về hô hấp ở trẻ là khá phổ biến sau khi mổ lấy thai nhưng thường không kéo dài, và hiếm gặp nếu sinh con ngã âm đạo sau mổ lấy thai.
  • Sản phụ có nhiều cơ hội để tiếp xúc da-kề-da với trẻ ngay sau khi sinh và có thể cho bú thành công.
TIÊU CHÍ ĐỂ CÂN NHẮC SINH CON NGÃ ÂM ĐẠO SAU MỔ LẤY THAI?
  • Không mổ lấy thai quá hai lần với vết mổ ngang đoạn dưới tử cung.
  • Không có thêm sẹo tử cung, bất thường hoặc tiền căn vỡ tử cung.
  • Lý do y khoa để chỉ định mổ lấy thai ở lần trước không lặp lại ở lần mang thai này.
  • Không có bệnh lý nghiêm trọng.
  • Thai nhi có kích thước bình thường.
  • Thai nhi có ngôi đầu.
CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG KHUYẾN CÁO SINH CON NGÃ ÂM ĐẠO SAU MỔ LẤY THAI?
  • Tiền căn mổ lấy thai ba lần.
  • Có vết mổ đoạn trên tử cung.
  • Tiền căn vỡ tử cung.
  • Ngôi thai bất thường [không phải ngôi đầu].
  • Có bất thường ở vị trí bám của nhau thai hoặc dính nhau thai.
  • Mang song thai và thai nhi đầu tiên không phải ngôi đầu.
  • Có tiểu đường thai kỳ không được điều trị phù hợp.
  • Nghi ngờ thai to.
  • Cao huyết áp.
NGUY CƠ CỦA SINH CON NGÃ ÂM ĐẠO SAU MỔ LẤY THAI?
  • Sản phụ có thể phải mổ lấy thai cấp cứu trong quá trình chuyển dạ nếu chuyển dạ chậm hoặc nếu có lo ngại về tình trạng sức khỏe của thai nhi với tỷ lệ 25/100 sản phụ. Tỉ lệ này chỉ cao hơn một ít nếu sản phụ chuyển dạ lần đầu tiên, khi đó nguy cơ mổ lấy thai cấp cứu là 20/100 sản phụ.
  • Sản phụ có nguy cơ cần truyền máu cao hơn so với sản phụ chọn mổ lấy thai theo chương trình.
  • Trong quá trình chuyển dạ, sản phụ có nguy cơ bị rách [vỡ] sẹo trên tử cung với tỷ lệ 1/500 sản phụ. Nguy cơ này tăng khi có khởi phát chuyển dạ. Nếu có dấu hiệu cảnh báo các biến chứng này, thai nhi sẽ được đưa ra ngoài bằng cách mổ lấy thai cấp cứu. Hậu quả nghiêm trọng cho sản phụ và thai nhi rất hiếm gặp.
  • Sản phụ có thể cần sinh ngã âm đạo có hỗ trợ kềm forceps hoặc giác hút.
SẢN PHỤ CÓ THỂ MONG ĐỢI ĐIỀU GÌ?

Khi đã quyết định sinh con ngã âm đạo sau mổ lấy thai, sản phụ phải tuân thủ quy trình tương tự được áp dụng khi sinh con ngã âm đạo trong quá trình chuyển dạ. Bác sĩ sẽ đề nghị theo dõi tim thai liên tục và sẵn sàng để lặp lại việc mổ lấy thai nếu cần.

ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA NẾU SẢN PHỤ KHÔNG CHUYỂN DẠ KHI DỰ ĐỊNH SINH CON NGÃ ÂM ĐẠO SAU MỔ LẤY THAI?
  • Nếu sau tuần 41 vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ sẽ thảo luận với sản phụ về các lựa chọn khác.
  • Khởi phát chuyển dạ cũng là một lựa chọn, tuy nhiên nó làm giảm tỷ lệ thành công khi sinh con ngã âm đạo sau mổ lấy thai và tăng tỷ lệ vỡ tử cung.
  • Sản phụ dự tính sinh thêm con có thể phải chấp nhận các nguy cơ ngắn hạn để tối đa hóa cơ hội sinh con ngã âm đạo, vì nếu sinh con ngã âm đạo sau mổ lấy thai thành công thì nguy cơ mổ lấy thai trong các thai kỳ tiếp theo sẽ giảm.
  • Các trường hợp khác sẽ chọn mổ lấy thai lặp lại theo chương trình.

Chủ Đề