Lãi bán các tài sản tài chính fvtpl là gì

Ngành chứng khoán là ngành rất thú vị trên thị trường chứng khoán, bởi mức độ tương đồng của ngành này với toàn thị trường chứng khoán.

Tương quan biểu đồ biến động giá của CTCP Chứng khoán SSI và Vnindex

Tại sao lại có sự biến động tương đồng như vậy? Liệu có phải chúng ta cứ mua cổ phiếu chứng khoán khi thị trường tăng là sẽ có lãi?

Chúng ta sẽ cùng nhau học cách phân tích ngành chứng khoán qua bài này.

Thị trường chứng khoán là gì

Trước hết tôi sẽ nhắc qua về thị trường chứng khoán…

Theo định nghĩa:

Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động phát hành, giao dịch mua bán các loại chứng khoán

Hàng hóa giao dịch trên thị trường chứng khoán là các cổ phiếu, trái phiếu.

Ví dụ như bạn cần vốn để mở rộng cửa hàng nhưng vay ngân hàng thì quá rủi ro hoặc bạn không đáp ứng đủ tiêu chí để vay vốn.

Lúc này bạn có thể phát hành chứng khoán để huy động vốn…

Thị trường chứng khoán chính là nơi bạn cần tới để phát hành cổ phần đó và cũng là nơi để các nhà đầu tư tới để tìm mua chứng khoán phù hợp.

Ngành chứng khoán là gì?

Ngành chứng khoán là tập hợp các công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ và sản phẩm liên quan đến chứng khoán.

Mục tiêu chính của ngành chứng khoán là cung cấp các dịch vụ để hỗ trợ các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong việc mua bán và quản lý các tài sản tài chính của họ.

Các hoạt động chính trong ngành chứng khoán bao gồm:

  • Môi Giới Chứng Khoán
  • Cho Vay Margin
  • Nghiên Cứu Thị Trường
  • Quản Lý Tài Sản
  • Dịch Vụ Ngân Hàng Đầu Tư
  • Quản Lý Quỹ Đầu Tư

Vậy tóm lại là khi nghiên cứu, đầu tư vào ngành chứng khoán có nghĩa rằng bạn phải phân tích được xu hướng trong tương lai của thị trường chứng khoán.

Nếu thị trường chứng khoán phát triển cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu sử dụng dịch vụ của công ty chứng khoán cũng sẽ tăng lên.

Chuỗi giá trị ngành chứng khoán

Ngành chứng khoán chủ yếu kiếm lợi nhuận từ việc cung cấp dịch vụ tài chính và thu phí dịch vụ…

Chuỗi giá trị ngành chứng khoán

Do đó, chuỗi giá trị ngành cũng tương đối đơn giản và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp.

Không giống như các doanh nghiệp sản xuất có sự khác biệt, lợi thế cạnh tranh từ công nghệ sản xuất, nguồn vốn, hệ thống phân phối,..

Lợi thế cạnh tranh của các công ty chứng khoán tương đối mờ nhạt và không rõ ràng, khách hàng có thể dễ dàng chuyển sang sử dụng dịch vụ của đối thủ nếu có mức phí rẻ hơn.

Nguồn thu của các doanh nghiệp chứng khoán

1: Môi giới chứng khoán

Hoạt động môi giới chứng khoán là quá trình trung gian giữa các nhà đầu tư và thị trường chứng khoán.

Các công ty môi giới chứng khoán chuyên cung cấp dịch vụ để giúp nhà đầu tư mua và bán chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, quyền chọn, và các sản phẩm tài chính khác.

Ví dụ: Công ty chứng khoán SSI đóng vai trò môi giới chứng khoán bằng cách giúp các nhà đầu tư mua và bán cổ phiếu HPG, FPT, VNM,.. trên thị trường chứng khoán, thu phí môi giới từ mỗi giao dịch họ thực hiện.

Tùy từng doanh nghiệp, chính sách cạnh tranh khác nhau mà họ sẽ thu phí giao dịch khác nhau.

Phí giao dịch trung bình sẽ vào khoảng 0.35% trên tổng giá trị giao dịch.

Nếu bạn mua – bán cổ phiếu có giá trị khoảng 100 triệu thì các công ty chứng khoán sẽ thu 350.000đ [ tương đương 0.35% x 100 triệu].

2: Cho vay margin

Vay margin chứng khoán là một hoạt động trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán mà người đầu tư vay tiền từ một công ty chứng khoán để mua chứng khoán.

Người đầu tư đóng một phần tiền mặt [gọi là tiền đặt cọc hoặc tiền tự có] và sau đó được cho phép mua chứng khoán với số tiền vay được cung cấp bởi công ty chứng khoán hoặc sàn giao dịch.

Ví dụ, nếu bạn muốn mua cổ phiếu trị giá 100 triệu, bạn có thể nộp vào 60 triệu và sau đó vay 40 triệu từ công ty chứng khoán. Bạn sử dụng tổng số tiền 100 triệu này để mua cổ phiếu.

Lãi vay margin khá cao ~ 14%/năm và đây cũng là nguồn thu chính của nhiều công ty chứng khoán khi họ hạ chi phí môi giới để thu hút khách hàng.

3: Tự doanh

Tự doanh là hoạt động các CTCK sẽ tự mua bán trái phiếu, cổ phiếu nhằm mục tiêu sinh lời.

Tại mảng này, nhà đầu tư cần đánh giá chất lượng danh mục tự doanh. Bao gồm thu nhập từ tài sản ghi nhận thông qua lãi/lỗ – FVTPL và tài sản sẵn sàng để bán – AFS] trên tổng thu nhập

Đối với AFS [tài sản sẵn sàng để bán]: tài sản chủ yếu là tiền gửi vì vậy đối với khoản mục này có mức độ rủi ro thấp.

Khoản mục này chỉ được ghi nhận lãi/lỗ khi nào công ty chứng khoán chính thức bán tài sản.

Đối với FVTPL [thu nhập từ tài sản ghi nhận thông qua lãi/lỗ]: Hiểu một cách đơn giản, FVTPL là tài sản tài chính được hạch toán theo giá trị thị trường và đánh giá lại tài sản trên báo cáo quả kinh doanh vào mỗi kỳ báo cáo.

Hay nói cách khác với tài sản FVTPL thì công ty chứng khoán không cần bán tài sản nhưng vẫn có thể ghi nhận lãi/lỗ luôn, thông qua hoạt động đánh giá lại.

Lưu ý

Khi phân tích tài sản tài chính của các công ty chứng khoán bạn nên để ý tới khoản mục AFS và FVTPL.

Phân loại tài khoản vào nhóm AFS hoặc FVTPL thường là quyết định chủ quan của doanh nghiệp, do đó sẽ xảy ra trường hợp công ty chứng khoán giấu lãi, lỗ bằng cách chuyển tài sản tài chính từ FVTPL sang AFS [không cần ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh].

Ngoài ra đánh giá chất lượng AFS và FVTPL bằng đánh giá các cổ phiếu, trái phiếu có trong danh mục cũng là điều bạn nên làm.

4: Ngân hàng đầu tư

Ngân hàng đầu tư [Investment Banking – IB] bao gồm những hoạt động như: Mua bán và sáp nhập [M&A], IPO, hỗ trợ bảo lãnh phát hành cổ phiếu/trái phiếu.

Không phải doanh nghiệp nào muốn phát hành trái phiếu là phát, họ cần một ngân hàng đầu tư đứng ở giữa, ở Việt Nam thường là CTCK, các CTCK sẽ hỗ trợ các DN phát hành đống trái phiếu này.

SSI, VCI, TCBS, VND có thể là vài cái tên sáng giá trong mảng này. năm 2021, TCBS tư vấn khoảng 13% tổng TPDN ở Việt Nam.

Những lưu ý khi phân tích ngành chứng khoán

Để phân tích tốt ngành chứng khoán bạn cần chú ý một số điều sau:

Phân tích thị trường chung

Thị trường chứng khoán và doanh thu, lợi nhuận của các công ty chứng khoán có mối quan hệ mật thiết.

Khi thị trường tăng, nhiều nhà đầu tư có xu hướng tăng cường hoạt động giao dịch để tận dụng cơ hội kiếm lợi nhuận từ sự tăng giá của cổ phiếu.

Từ đó dẫn đến thanh khoản giao dịch tăng, điều này có lợi cho các công ty chứng khoán vì họ thu phí môi giới dựa trên số lượng giao dịch. Kết quả là, doanh thu từ môi giới tăng lên.

Ngược lại, khi thị trường chứng khoán giảm, nhiều nhà đầu tư có thể bán cổ phiếu để tránh thiệt hại lớn.

Thanh khoản giảm do ít người muốn mua cổ phiếu trong tình hình thị trường không ổn định. Khi đó, doanh thu từ môi giới có thể giảm xuống do số lượng giao dịch giảm đi.

Chính vì thế, ngành chứng khoán trở nên đặc biệt nhạy cảm đối với biến động của thị trường tài chính.

Do đó muốn phân tích tốt ngành chứng khoán:

Bạn cần phân tích thật tốt xu hướng thị trường chứng khoán, các chính sách vĩ mô ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán.

Đây là chú ý lớn nhất mà bạn cần đặc biệt quan tâm khi phân tích về ngành chứng khoán

Xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Như đã phân tích ở trên, ngành chứng khoán là ngành có mức độ cạnh tranh nhau rất khốc liệt.

Nhiều cuộc đua giảm phí giao dịch, giảm phí vay margin diễn ra liên tục để thu hút khách hàng.

Điều này làm ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận của các công ty chứng khoán.

Do đó bạn cần đặc biệt chú ý tới lợi thế cạnh tranh của một công ty chứng khoán là gì? Điều gì sẽ giữ chân khách hàng nếu công ty đối thủ đưa ra chính sách giao dịch hấp dẫn hơn.

Theo dõi thị phần trong ngành

Hàng quý, Sở giao dịch chứng khoán sẽ cập nhật số liệu thị phần của các công ty chứng khoán. Bạn có thể theo dõi Tại đây

Thị phần môi giới cao cũng đồng nghĩa với việc doanh thu từ 2 mảng kinh doanh chính là môi giới và vay margin cũng sẽ cao.

Theo tôi, đây là 2 mảng kinh doanh bền vững hơn rất nhiều so với tự doanh và IB chịu nhiều ảnh hưởng bởi tính mùa vụ.

Thị phần là số liệu quan trọng mà bạn cần lưu ý, bởi một công ty chứng khoán có thể liên tục tăng trưởng thị phần qua thời gian sẽ phải có lợi thế cạnh tranh lớn nào đó mà chúng ta cần nghiên cứu.

Tuy nhiên, nếu công ty chứng khoán đó tăng trưởng thị phần bằng cách chạy đua giảm phí thì bạn cũng nên cẩn trọng về khả năng duy trì thị phần của doanh nghiệp đó.

Cách định giá công ty chứng khoán

Với các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính có lợi nhuận biến động lớn qua thời gian như:

  • Chứng khoán
  • Bảo hiểm
  • Ngân hàng

Tôi thường dùng phương pháp định giá dựa trên giá trị sổ sách của công ty như P/B và kết hợp với điều chỉnh từ hiệu quả sử dụng vốn ROE trên Simplize:

tại tháng 10/2023

Ngoài ra bạn cũng có thể so sánh các doanh nghiệp trong cùng ngành chứng khoán để lựa chọn cổ phiếu hoạt động hiệu quả và định giá rẻ nhất trong ngành…

So sánh cổ phiếu trong ngành chứng khoán

Dựa vào biểu đồ so sánh, bạn có thể lựa chọn những cổ phiếu hoạt động hiệu quả [ROE cao] và định giá rẻ [P/B thấp] ở góc dưới bên phải biểu đồ.

Tại thời điểm đầu tháng 10/2023, chỉ có duy nhất cổ phiếu VIX của Công ty Cổ phần Chứng khoán VIX là nằm gần góc phải biểu đồ nhất.

Kết luận

Vậy ngành chứng khoán là tập hợp các công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ và sản phẩm liên quan đến chứng khoán.

Mục tiêu chính của ngành chứng khoán là cung cấp các dịch vụ để hỗ trợ các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong việc mua bán và quản lý các tài sản tài chính của họ.

Các nguồn doanh thu chính của các công ty chứng khoán từ:

  • Môi giới chứng khoán
  • Cho vay margin
  • Tự doanh
  • Ngân hàng đầu tư

Trong đó nguồn thu từ môi giới và cho vay margin là bền vững và tốt nhất khi xem xét đầu tư vào các công ty chứng khoán.

Các tài sản tài chính Fvtpl là gì?

Danh mục tự doanh các công ty chứng khoán chủ yếu nằm trong 3 khoản mục chính, gồm FVTPL, HTM và AFS. Cụ thể, FVTPL [Fair Value Through Profit and Loss] là tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ, được hạch toán theo giá trị thị trường và đánh giá lại tài sản trên bảng kết quả kinh doanh vào mỗi kỳ báo cáo.

Tài sản tài chính sẵn sàng để bán AFS là gì?

Tài sản tài chính sẵn sàng để bán [AFS]Tài sản tài chính sẵn sàng để bán là các tài sản tài chính phi phái sinh được xác định là sẵn sàng để bán hoặc không được phân loại là: Các khoản cho vay và phải thu; Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn; Các tài sản tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua lãi/lỗ.

Tài sản tài chính là gì ví dụ?

Tài sản tài chính là tài sản có tính thanh khoản mà giá trị của nó đến từ quyền ghi trên hợp đồng hoặc quyền sở hữu một thứ gì đó. Tiền mặt, cổ phiếu, trái phiếu, quỹ ETFs và tiền gửi ngân hàng chính là những ví dụ về tài sản tài chính.

Các sản phẩm tài chính là gì?

Nhờ vào thị trường tài chính, các chủ thể kinh tế thu hút, huy động đầu tư lẫn nhau qua các sản phẩm tài chính. Chúng bao gồm chứng khoán, cổ phiếu hoặc hàng hoá có giá trị lớn. Nhiều dịch vụ tài chính thông qua các công cụ hỗ trợ có giá trị quy đổi tiền tệ cũng tham gia vào thị trường vốn và tiền tệ.

Chủ Đề