Lá cách có tốt cho bà bầu

Cây lá cách là loại cây rừng quen thuộc và lá của nó thường xuất hiện trong những bữa ăn của người Việt, nhất là chấm với cá kho.

Đối với phụ nữ sau sinh, cây lá cách còn có tác dụng lợi sữa, giúp trẻ tiêu hóa sữa tốt hơn.

Theo lý giải dân gian thì phụ nữ sau sinh có người ít sữa không đủ cho em bé bú, có người nhiều sữa nhưng sữa lại khiến trẻ khó tiêu, dễ bị ọc [nguyên nhân là do sữa bị tanh, làm trẻ khó tiêu]. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do các bà mẹ sau sinh ăn uống chưa hợp lý [ăn đồ tái sống, chưa chín kỹ, thức ăn có mùi mạnh].

Ngày xưa, các cụ rất kỹ trong việc chăm sóc bà bầu ở cử suốt 1 tháng đầu sau sinh. Đây là thời điểm vàng, có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe cho mẹ và bé sau này.

Và một trong những cách chăm sóc theo kinh nghiệm của các cụ là cho người mẹ uống thuốc từ cây lá cách.

Thân lá cây lá cách

Cách dùng cây lá cách giúp lợi sữa, giúp sữa dễ tiêu

Cách thực hiện bài thuốc này rất đơn giản:

  • Chuẩn bị: Chặt thân cành và các nhánh có lá của cây lá cách, chặt thành từng đoạn ngắn, mỏng rồi phơi khô.
  • Nấu thuốc: Mỗi ngày, nấu 50 g cây cách [cả thân và lá phơi khô], nấu cùng 1,5 đến 2 lít nước, đến khi sôi thì giữ sôi thêm 15 phút và tắt bếp.
  • Cách dùng: Chắt nước ra và để dành uống trong ngày [thay thế cho nước lã], duy trì ít nhất 1 tháng và nhiều nhất là 3 tháng.

Mẹ tôi nói phụ nữ sau sinh mà uống loại nước này vào thì sẽ lợi sữa, sữa thơm và dễ tiêu. Vì vậy, với các bà mẹ sau sinh, nếu đang băn khoăn không biết làm cách nào để khắc phục tình trạng bé bị ọc sữa thì đây là một trong những phương pháp có thể tham khảo.

Cùng với đó, các bà mẹ cũng nên có chế độ ăn uống lành mạnh để giúp nguồn sữa nhiều dinh dưỡng hơn [theo kinh nghiệm dân gian thì có thể ăn chuối xiêm].

Cây cách trong ẩm thực Việt

Chúng ta đã không còn quá xa lạ với lá cách trong mâm cơm của người Việt. Lá cách có vị thơm, thường ăn kèm với những món nướng, món chiên, trong đó, không thể không kể đến bánh xèo. Lá cách cùng với những loại rau vườn khác như cù nèo, lá xoài non làm cho những món bánh trở nên hấp dẫn và an toàn hơn bởi lẽ đây là những loại rau mọc quanh nhà, thậm chí mọc hoang khắp nơi và rất dễ tìm.

Lá cách

Cha tôi thường hay đặt trúm và chài cá vì ông rất thích cá đồng. Được mớ lươn đồng hay được con rô phi trọng trọng là cha tôi nấu món lươn um lá cách và rô phi um lá cách.

Cách làm món lươn um lá cách

  • Chuẩn bị: Làm sạch lươn [hoặc cá rô phi, trọng lượng từ 300 g đến 500 g], có thể dùng quả hạnh hoặc phèn chua để làm sạch nhớt; 300 ml nước cốt dừa nguyên chất; 100 g lá cách non tươi và 50 g đậu phộng.

Lươn um lá cách

  • Chế biến: Cho nước cốt dừa vào chảo, nấu cho sôi rồi bỏ lươn [hoặc cá] vào, nêm gia vị vừa ăn [muối, đường, bột ngọt]. Nấu trong vòng 5 đến 7 phút cho lươn và cá chín rồi cho lá cách lên trên mặt lươn [cá], đậy nắp trong vòng 3 phút.
  • Thành phẩm: Tắt bếp và rải đậu phộng rang [đâm bể không quá nhuyễn] lên trên mặt món ăn.

Món này có vị béo từ nước cốt dừa, có vị ngọt của lươn và cá đồng. Đây là món ăn ngon, đồng thời cũng là bài thuốc an thần, bồi bổ sức khỏe. Cha tôi còn dặn rằng ăn xong món này bổ lắm nên sau 1 đến 2 tiếng là sẽ buồn ngủ.

Nếu bạn thấy mệt mỏi, suy kiệt sức khỏe và giấc ngủ chập chờn thì hãy làm ngay món này, vừa nấu ăn, vừa giải tỏa căng thẳng lại vừa tốt cho sức khỏe. Nếu bạn muốn ngủ thật ngon nữa thì thường xuyên ăn lá cách trong những bữa cơm. Cha tôi thường ăn lá cách chấm với cá đồng kho khô quẹt. Món ăn tuy đơn giản nhưng lại rất hao cơm!

Lê Nhi

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gọi: 0978.784411 MUA THUỐC

*Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm có thể tùy thuộc vào cơ địa mỗi người

*Giá trên chưa bao gồm phí vận chuyển Bưu điện, tham khảo Giá cước vận chuyển

Gửi thuốc toàn quốc, giao thuốc tận nơi Nhận thuốc rồi mới thanh toán tiền.

Video liên quan

Chủ Đề