Kỹ sư làm ở đâu

Khi người ta trẻ, người ta sẽ mong muốn điều gì? Có thể đó là khát khao được khẳng định mình. Có thể, đó lại là cảm giác được theo đuổi công việc mình yêu thích một cách đầy nhiệt huyết.  Kỹ sư trẻ cũng vậy. Chúng ta vẽ ra nhiều hy vọng cho chính mình, khi ra trường sẽ làm gì, sự nghiệp sẽ thăng tiến như thế nào.

Nhưng khi ra trường, thực tế lại bẽ bàng. Chúng ta cảm thấy bỡ ngỡ với nhiều thứ. Chúng ta nhận ra vốn kiến thức chuyên môn của mình chưa đủ. Chúng ta thấy ngại ngùng khi chuyện gì cũng phải nhờ người hướng dẫn hoặc lục lọi sách vở xem lại. Bước từng bước trên con đường sự nghiệp sao mà chật vật, khó khăn đến thế. Chúng ta tự hỏi: “Làm sao tồn tại ở một nơi chuyên nghiệp và guồng quay công việc hối hả như thế này khi vốn kinh nghiệm của mình quá ít ỏi?”

Sau đây ANTDEMY sẽ “bật mí” cho các kỹ sư trẻ 4 cách để tích lũy kinh nghiệm ngay hôm nay!

Chủ động tìm đến và học hỏi các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực

Cách đơn giản và hiệu quả nhất để tìm kinh nghiệm cho kỹ sư trẻ, giúp kỹ sư trẻ hiểu việc và tiếp xúc đúng “nhân dạng” của công việc thực tế đó chính là học hỏi ở những người có nhiều năm kinh nghiệm tại vị trí đó. Hãy hỏi và chắc chắn bạn sẽ có câu trả lời rất thực tế từ họ. Qua đó,  bạn sẽ có những kiến thức được chắt lọc từ chính những kinh nghiệm của những người đi trước, điều mà sách vở ở trường Đại học không thể dạy cho bạn.

Tại ANTDEMY, các học viên cũng sẽ được học hỏi trực tiếp từ các chuyên gia kỹ thuật trong ngành, và giao lưu với các kỹ sư đàn anh đàn chị đi trước qua cộng đồng Antdemy Network.

Tham gia dự án ngoại khóa tại trường học

Hãy chủ động tham gia các câu lạc bộ và hoạt động ngoại khóa tại trường học hoặc đăng ký các tổ chức phi lợi nhuận.  Đây là nơi mà bạn sẽ được rèn giũa các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, khả năng lãnh đạo. Đó chính là kinh nghiệm cho kỹ sư trẻ mà sau này nhà tuyển dụng rất quan tâm bên cạnh bằng cấp và chứng chỉ của bạn.

Tham gia một công việc bán thời gian.

Hãy thử đi làm một công việc bán thời gian, ngoài việc có tiền tiêu thêm hàng tháng bạn vẫn tìm được nhiều kỹ năng và kinh nghiệm… Đây là một trong những phương cách hiệu quả để tích lũy kinh nghiệm cho kỹ sư trẻ. Ví dụ : bạn đi làm cộng tác viên viết bài cho một chủ shop quần áo bạn sẽ có kinh nghiệm về viết lách. Bạn làm bán thời gian như vẽ đồ họa 3D bạn sẽ có kinh nghiệm về thiết kế 3D.

Đối với dân kỹ thuật, khi các bạn làm bán thời gian như gia sư, cái bạn nhận được sẽ không phải là kinh nghiệm liên quan trực tiếp tới chuyên môn. Tuy vậy, nghề gia sư cũng cho bạn thêm các kỹ năng như khả năng diễn đạt, quản lý thời gian. Nếu may mắn bạn cũng có thể tìm được các công việc liên quan trực tiếp với công việc sau này như vẽ Autocad, bóc tách bản vẽ cho một dự án tại nhà.

Tham gia một chương trình đào tạo thực tế [case study ]

Khi trường đại học có nhiệm vụ cung cấp cho chúng ta kiến thức nền tảng, thì việc chủ động học hỏi và tích lũy kiến thức chuyên môn thực tiễn là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Các bạn trẻ thường được chụp mũ là người học việc và thiếu chuyên nghiệp cũng như chưa có khả năng làm việc ngay. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể tham gia các khóa học theo mô hình doanh nghiệp để rút ngắn hoặc xóa đi giai đoạn này. Hãy tìm hiểu các khóa đào tạo chuyên môn của mình để được thêm hơn sự tự tin khi đi làm ở môi trường chuyên nghiệp dù bạn chưa có kinh nghiệm.

ANTDEMY là học viện chuyên tư vấn và đào tạo các khóa học kỹ thuật, nơi các kỹ sư trẻ được học hỏi và tích lũy kiến thức chuyên môn cho mình một cách hiệu quả nhất. Hãy lấy kinh nghiệm của các giảng viên lâu năm trong nghề của ANTDEMY làm kiến thức cho bạn. Xem thêm các khóa đào tạo của ANTDEMY ngay tại đây các kỹ sư trẻ nhé!

ANTDEMY.EDU.VN

Những vai trò kỹ sư thiếu nhiều nhất ở Mỹ

2. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc của các công việc kỹ sư thường tuân thủ theo quy định của Luật Lao động: thử việc 2 tháng. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp, cơ quan và vị trí kỹ sư cụ thể mà thời gian thử việc có thể được điều chỉnh. Trên thực tế, trước khi tốt nghiệp các kỹ sư cũng thường có những đợt thực tập dài, làm nhiều đồ án khác nhau.

3. Mức lương khởi điểm

Mức lương khởi điểm của kỹ sư cũng tương đương với những ngành nghề khác nhưng tăng nhanh sau khi bạn đã có từ 1 - 2 năm kinh nghiệm. Tuỳ vào công việc kỹ sư cụ thể của bạn mà bạn sẽ nhận được mức lương ban đầu khác nhau.
Kết quả khảo sát của các trang tuyển dụng hàng đầu như Joboko, CareerBuilder cho thấy kỹ sư kinh tế xây dựng có mức lương khởi điểm khoảng 5 triệu, kỹ sư điện: 4 triệu, kỹ sư hệ thống 5 triệu,... Nếu trong quá trình đào tạo và thực tập bạn có thành tích tốt, tham gia nhiều dự án và xin được vào công ty lớn, mức lương khởi điểm của bạn sẽ cao hơn. Trong khi đó, trên thế giới, mức lương của một kỹ sư có thể bắt đầu từ khoảng hơn 50.000 USD/năm [tương đương khoảng hơn 1 tỷ đồng/năm].

4. Mức lương theo năm kinh nghiệm

So với các ngành nghề khác, lĩnh vực kỹ sư thường có xu hướng tăng lương rất nhanh theo kinh nghiệm và số dự án bạn hoàn thành. Kết quả khảo sát cho thấy với 1, 2 năm kinh nghiệm, lương kỹ sư kinh tế xây dựng đạt mức 9 - 14 triệu đồng/tháng [tăng gần gấp 2 hoặc 3 lần so với ban đầu].
Với những người lành nghề, mức lương lên tới khoảng 27 triệu đồng/tháng. Vị trí kỹ sư điện cũng đạt mức trung bình khoảng 8,4 - 13,1 triệu/tháng sau khoảng 2 đến 3 năm kinh nghiệm. Với tay nghề cao, bạn có thể kiếm được tới 30 triệu đồng/tháng.
Trong một nghiên cứu được tiến hành vào nửa sau năm 2019 cho thấy tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, lương kỹ sư có thể lên tới 4.000 USD/tháng [khoảng xấp xỉ 100 triệu đồng] và các vị trí kỹ sư trưởng có thể là 8.000 USD/tháng [gần 200 triệu đồng/tháng]. Tuy nhiên, thực tế là rất ít kỹ sư nhận được mức lương cao như thế này, ngoài trình độ cũng sẽ cần kinh nghiệm lâu năm, uy tín cá nhân và tùy vào đơn vị, doanh nghiệp làm việc.

5. Cơ hội sự nghiệp [chính là các vị trí công việc của ngành]

Có rất nhiều vai trò công việc dành cho kỹ sư. Nhìn chung, nếu học các ngành kỹ sư, bạn có thể làm các công việc cụ thể như:

  • Kỹ sư hàng không vũ trụ.
  • Kỹ sư nông nghiệp.
  • Kỹ sư ô tô.
  • Kỹ sư cầu đường
  • Kỹ sư y sinh.
  • Kỹ sư hóa học.
  • Kỹ sư xây dựng.
  • Kỹ sư máy tính.
  • Kỹ sư thiết kế.
  • Kỹ sư hệ thống
  • Kỹ sư điện.
  • Kỹ sư môi trường.
  • Kỹ sư địa chất.
  • Kỹ sư hàng hải.
  • Kỹ sư cơ khí.
  • Kỹ sư dầu khí.
  • Kỹ sư phần mềm.
  • Kỹ sư hệ thống điện

Một số vị trí kỹ sư phổ biến

5.1. Làm việc tại Việt Nam

Những vai trò kể trên chỉ là một số vị trí công việc phổ biến trong ngành kỹ sư. Tuỳ vào chuyên ngành cụ thể mà bạn xin việc vào các doanh nghiệp, cơ quan ở Việt Nam với mức lương như đã trình bày ở trên. So với các nước trong khu vực, Việt Nam có nền kinh tế năng động, phát triển nhanh với nhiều cơ hội việc làm đến từ doanh nghiệp trong nước và các công ty đầu tư nước ngoài, tập trung vào lĩnh vực dân dụng, kỹ sư sản xuất, phần mềm,...

5.2. Làm việc tại nước ngoài

Với tấm bằng kỹ sư, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm cơ hội công việc ở nước ngoài. Kỹ sư nông nghiệp hay kỹ sư điện, kỹ sư phần mềm rất dễ tìm được việc ở những quốc gia phát triển như Nhật Bản. Mức lương kỹ sư khi xuất ngoại cũng cao hơn tại Việt Nam.
Nếu sang Nhật, bạn có thể nhận mức lương từ 180.000 yên/tháng trở lên [tương đương khoảng 36 triệu đồng], tuỳ vào kinh nghiệm. Nếu có năng lực, lương của bạn có thể lên tới 250.000 yên hoặc 300.000 yên [50 - 60 triệu/tháng].

6. Khi nào thì được thăng chức?

Bất cứ kỹ sư nào cũng muốn phấn đấu để trở thành kỹ sư trưởng. Các vị trí quản lý không chỉ cho thu nhập cao hơn mà còn thể hiện sự nỗ lực, đóng góp và tài năng của bạn. Kỹ sư trưởng đóng một vai trò không thể thiếu trong thành công chung của công việc kỹ sư. Vị trí này đòi hỏi một bằng kỹ sư theo chuyên ngành nhất định, tối thiểu 4 năm kinh nghiệm trong vai trò giám sát, tốt nhất là quản lý một nhóm từ 10 kỹ sư trở lên và chứng minh được khả năng trong ngành. Bằng cấp cao hơn thường được ưu tiên.

Để có thể thăng chức, trở thành một kỹ sư trưởng, bạn phải thể hiện được kỹ năng giải quyết vấn đề xuất sắc cũng như khả năng phân tích sắc sảo, có khả năng lãnh đạo mạnh mẽ, cũng như kỹ năng giao tiếp tuyệt vời. Hồ sơ của bạn phải phản ánh được sự hiểu biết về các công nghệ mới và các phương pháp tiên tiến trong lĩnh vực. Điều quan trọng là các kỹ sư trưởng liên tục học hỏi, tìm kiếm chứng chỉ bổ sung để phục vụ công việc.


Một số kỹ sư dân dụng hoặc các công việc định hướng cộng đồng khác có thể cần đạt được yêu cầu, thi lấy giấy phép của nhà nước để làm việc và thăng tiến.

7. Cơ hội tăng thêm thu nhập

Nghề nghiệp kỹ sư cũng tương đối thuận tiện cho việc làm thêm tại nhà vào thời gian rảnh để kiểm thêm thu nhập. Dĩ nhiên, khả năng kiếm thêm thu nhập tuỳ vào chuyên ngành cụ thể và các mối quan hệ, uy tín của bạn trong ngành. Kỹ sư điện có thể nhận sửa chữa thêm, trong khi kỹ sư phần mềm có thể nhận các dự án lập trình; còn kỹ sư xây dựng cũng kiếm thêm được bằng cách thiết kế công trình, dự án nhận từ bên ngoài.

8. Thách thức với ngành kỹ sư

Vào năm 2020, có vẻ như ngành kỹ sư đã đạt đến thời điểm then chốt. Năm 2019 là một năm với nhiều thay đổi về mặt công nghệ cũng như kinh tế, nhiều công ty không chắc chắn trong dự đoán xu hướng ngành công nghiệp trong 5 năm tới. Các chuyên gia đã nhận định một số thách thức mà những kỹ sư có thể đối mặt trong tương lai gần:

8.1. Mất cân bằng giới tính: Đa số kỹ sư là nam

Mặc dù đã nâng cao nhận thức và có nhiều sự thay đổi trong ngành nhưng trên thực tế, đa số kỹ sư đều là nam giới. Ở khắp nơi trên thế giới, tỷ lệ nam - nữ trong các công việc kỹ sư khác nhau đều có chênh lệch rất lớn. Điều này cũng ảnh hưởng tới sự đa dạng về giới trong toàn ngành.

Việc làm ngành kỹ sư có những thách thức gì?

Nghiên cứu của Engineering UK [Anh] cho thấy chỉ 25,4% học sinh nữ trong độ tuổi 16-18 sẽ xem xét theo học các chuyên ngành về kỹ thuật, kỹ sư, trong khi con số này lên đến 51,9% với các học sinh nam. Hơn nữa, khi khảo sát đến độ tuổi lớn hơn, chỉ có khoảng 16% sinh viên ngành kỹ thuật là nữ.
Do đó, điều quan trọng là khuyến khích nữ giới theo đuổi công việc trong ngành kỹ sư để đa dạng hoá, bù vào thiếu hụt nguồn nhân lực kỹ sư lành nghề và gia tăng các ý tưởng tích cực cho các lĩnh vực kỹ thuật cụ thể.

8.2. Nhiều kỹ sư có kế hoạch chuyển ngành

Khảo sát ở Anh cho thấy có đến 65% kỹ sư được hỏi nói rằng họ đang xem xét chuyển việc, 48% dự tính thực hiện kế hoạch trong vòng 12 tháng tới. Đây có thể là xu hướng kéo dài trong khoảng 10 năm tới. Xu hướng này đặt ra mối lo ngại về số lượng kỹ sư khi mà hiện tại nguồn cung đã không đủ cầu.
Ngoài những vị trí việc làm kỹ sư trên các bạn cũng có thể tìm việc làm kỹ sư kinh doanh. Đây cũng là một trong số những vị trí nổi bật của ngành kinh doanh, được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng. Những việc làm cụ thể cùng thông tin chi tiết được cập nhật khá đầy đủ, các bạn hãy tìm hiểu cũng như lựa chọn cho mình việc làm phù hợp và dễ dàng nhất trên Joboko.com nhé.

Nhìn chung, kỹ sư là một ngành hot với nhiều cơ hội nghề nghiệp, nhiều vai trò cụ thể. Tuỳ thuộc và khả năng và mong muốn của bản thân mà bạn có thể cân nhắc chọn một chuyên ngành và nỗ lực cho triển vọng nghề nghiệp của mình. Ngành kỹ sư có tỷ lệ cạnh tranh cao nhưng miễn là bạn có năng lực, bạn có thể nhận được mức lương cao và dễ dàng thăng tiến nếu lựa chọn vị trí phù hợp.

Top ngành nghề kỹ sư tốt nhất

MỤC LỤC:
1. Nhu cầu của thị trường đối với kỹ sư
2. Thời gian thử việc
3. Mức lương khởi điểm
4. Mức lương theo năm kinh nghiệm
5. Cơ hội sự nghiệp [chính là các vị trí công việc của ngành]
6. Khi nào thì được thăng chức?
7. Cơ hội tăng thêm thu nhập
8. Thách thức với ngành kỹ sư
9. Những vị trí việc làm kỹ sư hot chi tiết

Đọc thêm: Kỹ sư Xây dựng học trường gì? thi khối nào?

Đọc thêm: Nhận diện đặc điểm của một kỹ sư cơ khí giỏi

Video liên quan

Chủ Đề