Kỹ năng làm bài thi học sinh giỏi môn văn năm 2024
Đã là học sinh cuối cấp ba, chuẩn bị thi đại học nhưng Thơ trông bé xíu, chẳng khác gì một học sinh cấp hai. Bạn bè và thầy cô đùa rằng: chắc trong người Thơ có quá nhiều chữ nên không lớn lên được. Được biết, mẹ Anh Thơ là giáo viên dạy văn nên ngay từ bé, cô bạn đã sớm bộc lộ khả năng cảm thụ cái đẹp, đặc biệt là qua những câu ca dao, những vần thơ, áng văn của mẹ. Năm lớp 9, Thơ giành giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi văn toàn tỉnh Nghệ An. Từ niềm đam mê văn học, Thơ quyết định gắn bó với hành trình tìm kiếm cái đẹp, cái thơ mộng của cuộc đời, những số phận con người qua từng con chữ, từng tác phẩm văn học bằng việc đăng ký vào lớp chuyên văn Trường THPT chuyên Phan Bội Châu. Trong khi gần như lớp trẻ tìm kiếm cơ hội trong tương lai bằng cách cố kiếm một “suất” trong các lớp khối tự nhiên thì lựa chọn của Minh Anh lại khiến nhiều người không khỏi tiếc cho em bởi ngoài khả năng nổi trội về môn Văn, Minh Anh học khá đều các môn tự nhiên. Thế nhưng, vượt qua những lời xì xào bàn tán, Minh Anh ghi dấu ấn của mình bằng thành tích ấn tượng. Năm lớp 11, lần đầu tiên được nhà trường cử đi thi HSGQG môn Văn, Thơ đã giành giải Ba. Thế nhưng giải thưởng này không làm cô học trò nhỏ bằng lòng. “Nếu lần đó, em không bỏ sót ý vì quá tập trung vào việc trau chuốt ngôn từ thì kết quả đã khác”, Thơ tiếc rẻ. Coi đây là một bài học xương máu, Thơ đã tìm cho mình một phương pháp học rất đặc biệt: ứng dụng công thức toán học vào những bài văn. Thơ chia sẻ kinh nghiệm làm bài thi của mình: “Một bài văn cũng như một bài toán, nó đều có công thức để cho ra kết quả và bắt buộc học sinh phải tư duy để tìm ra phương án tối đa nhất. Để làm được một bài văn hay, ngoài khả năng cảm thụ thì cảm hứng sáng tạo là điều tối cần thiết. Và cảm hứng đó phải do mình tạo ra. Văn không phải là dông dài với những ngôn từ quá trau chuốt mà là khi đặt bút viết, người viết phải xác định mình viết cái gì, viết như thế nào, viết cái nào trước, cái nào sau. Dàn ý cho một bài văn cũng giống như một công thức để giải 1 bài toàn, nó phải đầy đủ, cụ thể, không được sót bất cứ chi tiết nào. Có như vậy mình mới tránh được lỗi sót ý trong khi làm bài”. Bí quyết của Thơ là làm văn bằng công thức toán học. Làm văn bằng công thức toán học, một cách suy nghĩ táo bạo nhưng chính bí quyết đó đã mang lại thành công lớn cho Anh Thơ. Một điều khiến chúng tôi bất ngờ với cô học trò nhỏ này đó là em học giỏi Văn không chỉ để thỏa mãn niềm đam mê mà còn để chứng minh văn chương có những giá trị riêng của nó trong cuộc sống xô bồ, bon chen và nhiều toan tính như hiện nay. “Nói thật là em rất buồn khi nhiều người tỏ ra không mấy thiện cảm khi biết em đang theo học lớp chuyên văn. Khi xưa trong lịch sử, văn chương rất được coi trọng và là một trong những tiêu chí để đánh giá người tài thì nay nó cũng xứng đáng được coi trọng. Thế nhưng trong suy nghĩ của một số người, văn chương có rất ít giá trị, không thể đưa lại một cuộc sống sung túc, đầy đủ như các ngành khối tự nhiên khác. Chính trong suy nghĩ của các bạn học sinh, giá trị của văn chương cũng đang bị coi nhẹ. Bởi vậy, Anh Thơ quyết tâm học thật giỏi môn học này để chứng minh văn chương có giá trị lớn trong thực tiễn đời sống. Bản thân em rất muốn góp một chút gì đó để thay đổi nhận thức của mọi người rằng không chỉ có giỏi Toán, Lý hay Hóa học, Tin học mới có thể thành công. Em sẽ tiếp tục theo đuổi niềm đam mê văn chương của mình. Mong muốn sau này của em là sẽ trở thành một nhà phê bình văn học để góp một tiếng nói nâng cao giá trị văn chương, đặc biệt là thay đổi quan niệm lệch lạc của một bộ phận các bạn trẻ về những giá trị của văn chương…”, Anh Thơ chia sẻ về những ước mơ, dự định của mình. Hiện nay, Anh Thơ đang miệt mài ôn luyện để giành kết quả cao nhất trong hai kỳ thi quan trọng sắp tới. Với giải Nhất kỳ thi quốc gia môn Văn, theo quy định mới của Bộ GD-ĐT, em có thể đăng ký vào bất cứ một trường ĐH cùng khối thi nào. Thế nhưng cô học trò nhỏ của vùng đất học xứ Nghệ này vẫn quyết tâm ôn luyện và thử sức mình trong vai trò là một sĩ tử. Chia sẻ về thành tích của Chu Minh Anh Thơ, thầy Đậu Văn Mùi - hiệu trưởng Trường THPT Phan Bội Châu cho biết: “Nhà trường không bất ngờ với thành tích mà Chu Minh Anh Thơ đã đạt được bởi bên cạnh niềm đam mê, Anh Thơ có một quyết tâm rất lớn mà không phải học sinh nào cũng có được. Thành công của em Thơ cũng là thông điệp mà nhà trường muốn gửi tới các phụ huynh, các em học sinh rằng, môn Văn nói riêng và các môn xã hội nói chung có nhiều giá trị và các em cần suy nghĩ và học tập một cách nghiêm túc. Nếu chọn một ngành tự nhiên cho nghề nghiệp tương lai thì những giá trị văn học, lịch sử cũng rất cần thiết bởi nó nâng tầm văn hóa, giúp con người sống có văn hóa hơn”. Kinh nghiệm được cô Vi Thị Ỏn đúc rút từ kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy Ngữ văn lớp 9, làm nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn. Dù là trường đóng trên địa bàn khó khăn, học sinh đều là con em đồng bào dân tộc thiểu số như Thái, Hmông, Khơ Mú... nhưng khối 9 do cô giảng dạy, học sinh đều đạt kết quả với môn Ngữ văn từ trung bình trở lên; trong đó có trên 40% khá, giỏi. Cô đã bồi dưỡng 2 học sinh đạt học sinh giỏi môn Ngữ văn cấp huyện. Không chỉ là giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn, cô Vi Thị Ỏn còn là giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Phát hiện học sinh giỏiTheo cô Vi Thị Ỏn, đây là khâu đầu tiên có tính chất quyết định chất lượng đội tuyển. Việc phát hiện học sinh giỏi môn Văn đòi hỏi giáo viên phải trực tiếp giảng dạy ở các lớp, lưu tâm ngay từ đầu năm học, không phải chờ đến gần kì thi mới tuyển chọn. Khả năng của học sinh với môn học này được bộc lộ phần nào qua kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Nói năng rành mạch, diễn đạt lưu loát những ý nghĩ, quan điểm bản thân. Thêm nữa, chỉ qua vài bài viết của học sinh, giáo viên cũng có thể nhận ra cách cảm, cách hiểu, cách nghĩ; thông qua đó phát hiện học sinh năng khiếu để có hướng bồi dưỡng. Cô Vi Thị Ỏn đạt danh hiệu giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp tỉnh năm học 2022-2023. Sau khi phát hiện được học sinh, giáo viên cần kiểm tra xem vốn kiến thức, khả năng cảm thụ của các em đến đâu. Sở dĩ, phải làm bước này bởi yêu cầu đối với học sinh giỏi ít nhất là phải có kiến thức cơ bản, phần nền để có cơ sở bồi dưỡng sau này. “Ngoài ra, bản thân giáo viên phải từ chính tình cảm và lòng say mê môn Văn của mình, truyền đến cho học sinh lòng đam mê với môn học. Giáo viên giúp các em ý thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của môn học, từ đó tạo được niềm say mê - sự khám phá sáng tạo của học sinh trong lĩnh vực văn chương”, cô Vi Thị Ỏn chia sẻ. Lên kế hoạch bồi dưỡngBồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên phải tự lên chương trình nội dung kiến thức. Do đó, cô Vi Thị Ỏn cho rằng, giáo viên trước hết phải có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, yêu công việc và ý thức được tầm quan trọng của việc mình đang làm. Chính vì vậy, giáo viên phải mày mò, tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để xây dựng được một chương trình với lượng kiến thức thích hợp với những điều học sinh đã học; đồng thời phải vừa rộng, vừa sâu, đáp ứng được tính vượt trội của đối tượng học sinh giỏi. Cần chú trọng sắp xếp chương trình sao cho có hệ thống, khoa học, tránh tình trạng thích gì dạy nấy theo cảm tính. Để xây dựng được một chương trình ôn luyện đạt hiệu quả cao mà không nhàm chán đối với học sinh (vì các kiến thức đều đã được học), giáo viên cần sáng tạo trong việc thể hiện nội dung kiến thức. Sắp xếp lượng kiến thức giữa phân môn phù hợp với yêu cầu. Khi lên chương trình bồi dưỡng, giáo viên cũng cần chú ý đến tính thống nhất giữa các phân môn. Với Tiếng Việt, ngoài củng cố cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, các biện pháp tu từ... thì đối với từng loại đơn vị kiến thức, giáo viên cần chuẩn bị một hệ thống bài tập ứng dụng đối với từng loại. Với Tập làm văn, giáo viên hệ thống lại kiến thức đã học rồi chia ra từng mảng chuyên đề chủ đề. Do có sự lặp lại và nâng cao về nội dung kiến thức, nên việc ôn luyện lí thuyết có phần thuận lợi hơn. Do đó, khi lên chương trình, giáo viên đặc biệt chú trọng hơn đối với phần luyện tập. Thầy cô có thể bố trí sao cho học sinh được thực hành càng nhiều càng tốt; đối với mỗi kiểu loại, hay mỗi dạng đề, giáo viên cần có ví dụ minh họa cụ thể. Việc lên kế hoạch về thời gian bồi dưỡng hợp lí, khoa học cũng rất quan trọng. Các buổi học bồi dưỡng không nên gần nhau mà có thể phân đều trong tuần. Mỗi buổi không học quá ba tiết. Mục đích của việc làm này là tạo điều kiện cho các em có thời gian làm bài tập ở nhà và học các môn học khác. Đồng thời làm mềm hóa sự căng thẳng của áp lực thi cử. Khối 9 do cô Vi Thị Ỏn giảng dạy, học sinh đều đạt kết quả với môn Ngữ văn từ trung bình trở lên; trong đó có trên 40% khá, giỏi. Phương pháp bồi dưỡng kĩ năngCác kĩ năng trong bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn được cô Vi Thị Ỏn nhấn mạnh là kĩ năng cảm thụ văn chương; kĩ năng đọc tài liệu tham khảo; kĩ năng tạo lập văn bản và kĩ năng hoàn thiện bài viết. Về kĩ năng cảm thụ văn chương, theo cô Vi Thị Ỏn cần hướng dẫn cho học sinh nắm được những đặc trưng cơ bản của từng thể loại văn học. Trên cơ sở đó, học sinh có hướng phân tích cụ thể. Chẳng hạn, khi phân tích tác phẩm truyện sẽ khác với phân tích tác phẩm thơ. Với tác phẩm truyện, cần chú ý đến cốt truyện, tình huống, nhân vật, nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Còn tác phẩm thơ cần chú ý đến hình ảnh, ngôn ngữ nhạc điệu tiết tấu, cảm xúc của nhà thơ. Những chi tiết chọn lọc để phân tích tác phẩm phải là những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật được nội dung tư tưởng mà tác giả muốn thể hiện. Việc phân tích biện pháp nghệ thuật để làm nổi bật nội dung hay vừa phân tích nội dung vừa phân tích nghệ thuật - cũng tùy thuộc vào từng thể loại khi học sinh thành thạo về kĩ năng phân tích thì việc cảm thụ tác phẩm sâu sắc và tự nhiên hơn. Để học tốt môn Ngữ Văn, cần phải đọc sách nhiều. Nhất là đối với học sinh giỏi môn Ngữ Văn việc đọc sách tham khảo là không thể thiếu. Đó là điều mà giáo viên cần hướng dẫn học sinh. Về việc này, giáo viên cần hướng dẫn các em cách chọn sách tham khảo cũng như cách đọc. Trên cơ sở đó, hình thành các kĩ năng đọc cho học sinh. Để rèn luyện kĩ năng này, giáo viên chỉ cần hướng dẫn học sinh biết cách đọc, ghi chép, suy ngẫm. Từ đó, đối chiếu với phần lí thuyết của từng dạng bài, kiểu bài; tự rút ra những kĩ năng cơ bản khi trình bày một bài văn. Ví dụ, trước một bài văn đạt giải, giáo viên hướng dẫn học sinh học cách triển khai bài viết. Với nội dung đó, đề bài đó thì cách mở bài được triển khai như thế nào? Phần thân bài được trình bày ra sao? Ở phần kết bài phải làm được những ý gì, kết quả nào? Tiếp là luyện cho học sinh kĩ năng đọc, nhận xét văn người để bổ sung sửa chữa cho văn mình; không phải học thuộc lòng để sao chép một cách sáo rỗng. Về kĩ năng tạo lập văn bản, theo cô Vi Thị Ỏn, nói đến kĩ năng này phải nói đến cách trình bày, diễn đạt, cách sắp xếp triển khai bài viết, cũng như cách điều chỉnh thời lượng bài viết cho phù hợp với học sinh. Đây là kĩ năng đòi hỏi thời gian rèn luyện; giáo viên kèm cặp sát sao, chỉ bảo chấm chữa bài tập kịp thời. Với kĩ năng hoàn thiện bài viết, giáo viên phải thường xuyên đòi hỏi học sinh có năng lực biết tự nhận xét, tự đánh giá, điều chỉnh bài viết của mình; biết tìm ra chỗ mạnh, chỗ yếu; phân tích để thấy đâu là cái đúng, đâu là cái sai… trong bài viết. Việc hoàn thiện, điều chỉnh có thể tiến hành ngay sau khi học sinh thực hành viết xong; cũng có thể ở buổi ôn sau, rồi giáo viên mới thu, chấm và nhận xét, chỉ ra những lỗi để học sinh điều chỉnh cho đúng, dựa theo sự gợi ý của giáo viên. |