Kỹ năng có bạn hỗ trợ phương pháp GROW

Phân biệt các khái niệm Coaching, Consulting, Training và Mentoring

Ngày nay, có rất nhiều khái niệm tương đương với Mentoring. Để trở thành một người cố vấn [mentor] tốt và có một quy trình mentoring hiệu quả, bạn cần phân biệt được các khái niệm cơ bản này.

+, Mentoring không phải Coaching [Huấn luyện]

Huấn luyện là nhằm đạt được kỹ năng hay kiến thức nhất định. Các nhân viên trong công ty làm việc với chuyên gia huấn luyện để đảm bảo họ có được kỹ năng hoặc kiến thức cụ thể. Trọng tâm chính là đem lại hiệu quả công việc, không phải lợi ích cá nhân. 

+, Mentoring không phải Consulting [Tư vấn]

Tư vấn là đưa ra lời khuyên mang tính chuyên môn để cải thiện hiệu quả và nâng cao khả năng thành công

+, Mentoring không phải Training [Đào tạo]

Đào tạo là truyền đạt những kiến thức, kỹ năng một chiều từ trainer tới trainee

Mentoring là quá trình mentor [người cố vấn] giám sát và hỗ trợ sự phát triển trong nhiều lĩnh vực của mentee [người được cố vấn] thông qua các hoạt động hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ tâm lý, bảo vệ và đồng thời nâng đỡ hoặc đỡ đầu. Mentoring liên quan đến việc hỗ trợ một người nào đó phát triển về mặt sự nghiệp và cá nhân.

Mentoring là cả một quá trình tìm hiểu, vun đắp mối quan hệ và ý thức nghiêm túc về việc xây dựng mối quan hệ giữa mentor và mentee. Họ không có ràng buộc gì quá lớn nhưng lại luôn tin tưởng, đi với nhau một thời gian dài và đem lại lợi ích song song

  1. Phương pháp mentoring hiệu quả - Mô hình GROW

Bạn có thể hình dung đơn giản mô hình GROW giống như bản kế hoạch lập cho một chuyến đi xa. Dựa trên lộ trình đã phác ra trước đó, bạn giúp các thành viên trong nhóm quyết định địa điểm họ định đến [Goal - Mục tiêu] và xác định vị trí hiện nay của họ [Reality - Thực tại]. Và rồi, bạn suy nghĩ, cân nhắc những lựa chọn khác nhau cho chuyến đi [Options - Giải pháp]. Cuối cùng, bạn cần bảo đảm tất cả mọi người đều quyết tâm thực hiện chuyến đi, chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho mọi tình huống và trở ngại có thể gặp trên đường [Will – Ý chí].

+, Goals - Thiết lập mục tiêu:

Đầu tiên, bạn cùng với mentee sẽ xác định những gì phải thay đổi và nếu phù hợp với định hướng họ, hãy lấy đó làm mục tiêu cần phấn đấu. Mục tiêu nên đầy đủ tiêu chí của SMART Goal: cụ thể, tính toán được, trong khả năng, thực tế và có thời hạn.

Một số câu hỏi dành cho mentee:

+, Em muốn đạt được điều gì ở quá trình Mentoring này?

+, Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của em? Tại sao lại có sự lựa chọn như vậy? Làm thế nào để biết mục tiêu của mình đã đạt được hay chưa?

+, Em cần những bước đi cụ thể nào để phục vụ cho mục tiêu dài hạn?

+, Liệu rằng mục tiêu của em có phù hợp với tổng quan sự nghiệp cá nhân chưa?

+, Reality - Đánh giá thực trạng công việc:

Nhiều người thường hấp tấp đi giải quyết vấn đề hay cố gắng sớm hoàn thành mục tiêu mà không có sự phân tích chi tiết về khởi điểm của mình. Bạn cần yêu cầu mentee nói cụ thể về tình hình của họ như làm gì, khi nào, kết quả và hiệu quả ra sao.

Một số câu hỏi dành cho mentee:

+, Tình hình hiện nay ra sao rồi? Làm gì và làm khi nào? Kết quả và hiệu quả của những gì đã làm?

+, Hãy liệt kê ra vốn hiểu biết hay kỹ năng chuyên môn và thành tích nổi bật của em? Em có đang cảm thấy mình thành công hay không?

+, Nếu có mục tiêu chưa thể đạt được, vậy điều gì đã và đang kìm hãm em? Thử đánh giá mọi thứ theo thang 1-10 xem mình đang thực sự ở đâu.

+, Options - Tìm kiếm giải pháp: 

Khi đã nắm rõ tình hình của mentee, hãy ngồi cùng nhau thảo luận và bắt đầu đi tìm tất cả những phương án khả thi phục vụ cho mục tiêu đề ra. Chắc chắn bạn sẽ có những giải pháp của riêng mình, nhưng hãy để mentee thoải mái trình bày quan điểm cá nhân trước, nhường đất nói lại cho họ.

Lưu ý rằng, Mentoring không phải đào tạo chuyên môn. Nhiệm vụ quan trọng của bạn là dẫn dắt mentee đến hướng đi đúng đắn, chứ không phải là đi quyết định hộ họ. Sau khi mentee đề xuất giải pháp, hãy hỏi họ cặn kẽ nguyên nhân lựa chọn, ưu nhược điểm như thế nào…

Một số câu hỏi dành cho mentee:

+, Em có thể làm gì tiếp theo? Ưu nhược điểm của từng giải pháp mà em lựa chọn? Em sẽ được gì và mất gì?

+, Thách thức gì cho em khi đi theo hướng giải pháp này để hoàn thành mục tiêu?

+, Những khó khăn đó em đã từng gặp trong quá khứ chưa? Em đã giải quyết như thế nào, có thể làm khác đi như thế nào?

+, Will -  Hun đúc ý chí: 

Đi đến được giai đoạn này, mentee của bạn hẳn đã hình dung rõ ràng cách thức giúp họ hoàn thành mục tiêu của mình. Tuy nhiên vậy vẫn chưa đủ, bạn cần phải có thêm sự cam kết của họ, khơi dậy lòng quyết tâm, ý chí và động lực để biến chúng thành hành động cụ thể phục vụ cho mục tiêu. Hãy hỏi họ về kế hoạch làm cụ thể, về những trở ngại có thể gây khó dễ hay làm sao để duy trì động lực làm việc trong mọi hoàn cảnh.

Bạn cũng nên dành thời gian ngồi lại cùng mentee nghe báo cáo công việc, hàng tháng, hàng tuần hay thậm chí hàng ngày. Họ có thể sẽ cần những hướng đi mới khi kế hoạch ban đầu không diễn biến tốt đẹp như kỳ vọng.

Một số câu hỏi dành cho mentee:

+, Em sẽ lên kế hoạch như thế nào để phục vụ mục tiêu? Em cần làm gì luôn vào thời điểm hiện tại?

+, Những trở ngại gì sẽ gây khó dễ cho em? Em sẽ vượt qua chúng như thế nào? Ai có thể hỗ trợ em và hỗ trợ như thế nào?

+, Đánh giá mức độ cam kết, động lực làm việc của mình lúc này theo thang 1-10? Em sẽ duy trì hay cải thiện nó như thế nào?

+, Khi nào thì em cần tổng kết, báo cáo tiến trình công việc? Hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày?

Video liên quan

Chủ Đề