Kinh phí cao tốc trung lương mỹ thuận bao nhiêu năm 2024

Ngay trong sáng cùng ngày, nhiều tài xế chọn đi tuyến đường khác vì cho rằng giá thu phí vẫn còn cao - đã nhận hợp đồng với đối tác từ trước nên nếu phải chi thêm phí BOT sẽ không còn lợi nhuận.

Ông Nguyễn Văn Tùng [ngụ huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang], chủ đoàn xe vận tải, tính toán: "Một xe tải đi và về toàn tuyến mất 360.000 đồng, trong khi cước hàng hóa không tính thêm được. Vì hàng không gấp nên tôi chọn lộ trình là Quốc lộ 1. Dù chậm một chút nhưng còn lãi, hơn là phải trả chi phí cao, lãi quá ít không đủ bảo trì xe". Tương tự, ông Nguyễn Minh Hùng - chủ đoàn xe vận chuyển khách - cũng cho rằng một ôtô 4 ghế ngồi đi 2 lượt mất hơn 200.000 đồng, trong khi cước vận chuyển hành khách xe loại này từ TP Mỹ Tho đến huyện Cái Bè [Tiền Giang] chỉ 700.000 đồng. Trừ tiền xăng, tiền tài xế… thì không còn dư nên xe buộc phải chọn đi Quốc lộ 1".

Theo ghi nhận của phóng viên, trong ngày đầu thu phí, nhiều xe khi vào đến trạm thu phí Thân Cửu Nghĩa mới biết nơi này chính thức thu phí nên quay đầu xe đi về hướng Quốc lộ 1. Nhiều tài xế lấy lý do xe chưa dán thẻ thu phí tự động nên không đi vào đường cao tốc. Chính vì thế, trạm BOT tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận phải mở dải phân cách mềm cho xe quay đầu.

Trong ngày đầu thu phí, tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận khá vắng vẻ

Nhà xe có quyền lựa chọn

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, lãnh đạo trạm BOT tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận cho biết khi thu phí chính thức, các phương tiện lưu thông trên tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giảm hẳn. Sau 3 tháng vận hành miễn phí, cao tốc đón hơn 2,2 triệu lượt xe, trung bình mỗi ngày đêm có hơn 26.000 lượt xe. Quan sát vào sáng 9-8, chúng tôi thấy rất ít xe vào tuyến cao tốc. "Dù xe có sử dụng cao tốc hay không, chúng tôi cũng không có giải pháp nào khác. Đã kinh doanh mà khách hàng không lựa chọn tuyến đường cũng đành chịu. Chúng tôi phải chấp nhận vì không thể ép xe vào cao tốc, họ có quyền chọn lựa tuyến đường" - vị đại diện trạm BOT Trung Lương - Mỹ Thuận giãi bày.

Còn ông Trần Văn Bon, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Tiền Giang, đánh giá: "Sáng nay tôi đi cùng đoàn khảo sát tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Đúng là rất vắng so với các ngày chưa thu phí. Nhà xe có quyền lựa chọn tuyến đường mà sử dụng. Tuy nhiên, theo tôi, nếu sau này trạm BOT Cai Lậy vận hành thu phí thì lượng xe sẽ cân bằng. Còn đến giờ này thì tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận rất ít xe đi vào".

So sánh về mức phí giữa cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và mức phí Quốc lộ 1 [trạm BOT Cai Lậy] dự kiến thu phí vào cuối tháng 8-2022, ông Trần Văn Lâm [ngụ tỉnh Đồng Tháp] tính toán: "Tôi lái xe 8 tấn, thời gian lưu thông cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận hơn 51 km mất gần 60 phút. Nếu đi Quốc lộ 1 thì mất khoảng 90 phút. Chênh nhau 30 phút mà mất đến 180.000 đồng/lượt thì không ai đi. Nếu hàng hóa cần đúng giờ như xe đông lạnh thì đi, còn hàng hóa không sợ "trễ chợ" thì mức phí này còn cao. Trạm BOT Cai Lậy có thu phí vào cuối tháng 8 này thì cũng ở mức 49.000 đồng/lượt nên chắc tôi và nhiều người phải chọn lộ trình này".

Trạm BOT Cai Lậy "đón lõng"

Nếu các xe không chọn đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận thì cuối đường vẫn sẽ gặp trạm thu phí Km 1999+300 Quốc lộ 1, tỉnh Tiền Giang [trạm BOT Cai Lậy]. Dự kiến trạm này thu phí vào cuối tháng 8-2022, với mức như sau:

Ôtô dưới 12 ghế ngồi, xe tải dưới 2 tấn và các loại xe buýt vận tải khách công cộng [nhóm 1] 14.000 đồng/lượt; ôtô từ 12 đến 30 ghế ngồi, xe tải từ 2 đến dưới 4 tấn [nhóm 2] 24.000 đồng/lượt. Giá vé cho xe khách từ 31 ghế ngồi trở lên, xe tải từ 4 đến dưới 10 tấn [nhóm 3] 29.000 đồng/lượt; giá vé cho xe có tải trọng từ 10 đến dưới 18 tấn, xe chở hàng bằng container 20 feet [nhóm 4] 49.000 đồng/lượt. Giá vé cho xe có tải trọng từ 18 tấn trở lên, xe chở hàng bằng container 40 feet [nhóm 5] 118.000 đồng/lượt.

Riêng đối với xe cá nhân của người dân ở 41 xã, phường nằm trong bán kính 10 km quanh trạm thu phí thuộc thị xã Cai Lậy và 3 huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước sẽ được miễn vé qua trạm. Đối với xe có kinh doanh nằm trong 41 xã, phường của thị xã Cai Lậy và 3 huyện nêu trên, sẽ áp dụng mức giá đối với xe nhóm 1 là 6.000 đồng/lượt; xe nhóm 2 là 11.000 đồng/lượt; nhóm 3 là 14.000 đồng/lượt; nhóm 4 và nhóm 5 lần lượt áp dụng mức vé 24.000 đồng và 59.000 đồng/lượt.

Ô tô từ 12-30 ghế ngồi, xe tải từ 2 đến dưới 4 tấn [nhóm 2] giữ nguyên như mức giá đề xuất trước đó là 3.000 đồng/xe/km, tương đương giá vé cho xe đi toàn tuyến là khoảng 154.000 đồng.

Giá vé cho xe khách từ 31 ghế ngồi trở lên, xe tải từ 4 đến dưới 10 tấn [nhóm 3] giảm xuống còn 3.500 đồng/xe/km so với mức đề xuất trước đó là 3.700 [tương đương giảm 20,45%]. Như vậy, xe nhóm 3 đi toàn tuyến có mức giá khoảng 180.000 đồng.

Giá vé cho xe tải có tải trọng từ 10 đến dưới 18 tấn, xe chở hàng bằng container 20 feet [nhóm 4] là 4.500 đồng/xe/km, giảm 1.500 đồng/xe/km so với mức đề xuất trước đó [tương đương giảm 43,75%]. Như vậy, xe nhóm 4 đi toàn tuyến có mức giá là khoảng gần 232.000 đồng/xe.

Giá vé cho xe có tải trọng từ 18 tấn trở lên, xe chở hàng bằng container 40 feet [nhóm 5] được điều chỉnh giám xuống còn 6.500 đồng/xe/km so với mức đề xuất trước đó là 8.400 đồng/xe/km [tương đương giảm 45,83%]. Xe nhóm 5 có mức giá mới khi đi toàn tuyến là gần 335.000 đồng.

Chính thức thu phí từ 8/8

Theo ông Trần Văn Bon, Giám đốc Sở GTVT Tiền Giang, thời gian thu phí là 14 năm 8 tháng. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động thu phí, nếu kết quả kiểm toán về lưu lượng có tăng thì thời gian thu phí BOT sẽ được rút ngắn lại.

Cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận dài 51 km có 4 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h, khai thác từ cuối tháng 4 vừa qua sau 13 năm triển khai. Ngoài giảm tải cho Quốc lộ 1, tuyến còn rút ngắn gần nửa thời gian TPHCM đi Mỹ Thuận so với trước.

Sau 3 tháng vận hành miễn phí, cao tốc đón hơn 2,2 triệu lượt xe, trung bình mỗi ngày đêm có hơn 26.000 lượt. Thống kê của chủ đầu tư, xe nhóm 1 [dưới 12 chỗ, tải trọng dưới 2 tấn và xe buýt] chiếm 55%; xe nhóm 5 [tải trọng trên 18 tấn, xe container 40 feet] chiếm tỉ trọng ít nhất, khoảng 6%.

Chủ Đề