1 chức danh quy hoạch bao nhiêu người năm 2024

Ngày 30.3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có Hướng dẫn số 03-HD/TU về công tác rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, 2021-2026 và xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, 2026-2031. Cụ thể như sau:

- Hệ số quy hoạch cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy và Ủy ban Kiểm tra [UBKT] cấp ủy các cấp từ 1,0-1,3 lần so với số lượng theo quy định.

Ví dụ: Đảng bộ huyện A được xác định số lượng ủy viên ban chấp hành là 40 đồng chí; ủy viên ban thường vụ là 11 đồng chí; số lượng ủy viên UBKT là 7 đồng chí. Số lượng quy hoạch tối đa sẽ là: ủy viên ban chấp hành: 40 đồng chí nhân với hệ số 1,3 thì tối đa là 52 người; ủy viên ban thường vụ: 11 đồng chí nhân với hệ số 1,3 thì tối đa là 14,3 người, làm tròn thành 14 người; ủy viên UBKT: 7 đồng chí nhân với hệ số 1,3 thì tối đa là 9,1 người, làm tròn thành 9 người.

- Số lượng chức danh quy hoạch lãnh đạo, quản lý:

+ Một chức danh lãnh đạo, quản lý quy hoạch không quá 3 cán bộ.

Ví dụ: Theo quy định, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có 3 phó trưởng ban, số lượng quy hoạch tối đa sẽ là: 3 đồng chí nhân với 3 thì tối đa là 9 người.

+ Một cán bộ quy hoạch không quá 3 chức danh ở cùng một cấp phê duyệt quy hoạch [không bao gồm chức danh ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, ủy viên UBKT cấp ủy các cấp].

Ví dụ: Đồng chí Nguyễn Văn B, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy X nhiệm kỳ 2020-2025 được giới thiệu quy hoạch tối đa 3 chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định phê duyệt quy hoạch [Bí thư, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện X; Phó Trưởng Ban Đảng tỉnh, Phó Giám đốc sở, ngành tỉnh… nhưng tối đa không quá 3 chức danh].

Đồng chí Nguyễn Văn C, Trưởng phòng thuộc Sở Y được giới thiệu quy hoạch tối đa 3 chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định phê duyệt quy hoạch [Phó Giám đốc, Giám đốc Sở Y hoặc Phó Giám đốc sở khác hoặc Phó Trưởng Ban Đảng tỉnh, Phó Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh… nhưng tối đa không quá 3 chức danh].

- Về cơ cấu, tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số:

+ Ở cấp tỉnh, cấp huyện: Phấn đấu cơ cấu, tỷ lệ quy hoạch cấp ủy và các chức danh lãnh đạo, quản lý theo hướng: Cán bộ trẻ dưới 40 tuổi từ 15% trở lên, cán bộ nữ từ 25% trở lên; tỷ lệ người dân tộc thiểu số phù hợp với từng địa bàn, lĩnh vực; phải có cán bộ nữ trong quy hoạch các chức danh cấp ủy, lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh và cấp huyện.

+ Ở cấp xã và tương đương: Phấn đấu cơ cấu, tỷ lệ quy hoạch cấp ủy và các chức danh lãnh đạo, quản lý theo hướng: Cán bộ trẻ dưới 35 tuổi từ 15% trở lên, cán bộ nữ từ 20% trở lên; tỷ lệ người dân tộc thiểu số phù hợp từng địa bàn, lĩnh vực; bảo đảm có cán bộ nữ trong quy hoạch các chức danh cấp ủy, lãnh đạo, quản lý cấp xã và tương đương.

Theo Quy định 80, quy trình bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử được thực hiện như sau: Đối với nguồn nhân sự tại chỗ, quy trình gồm 5 bước.

Bước 1: Trên cơ sở chủ trương, yêu cầu nhiệm vụ và nguồn cán bộ quy hoạch, người đứng đầu chủ trì cùng tập thể lãnh đạo thảo luận, rà soát, thống nhất về cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình nhân sự; đồng thời, tiến hành rà soát kết quả đánh giá, nhận xét đối với từng cán bộ trong quy hoạch [gồm cả cán bộ được quy hoạch chức danh tương đương trở lên], thông qua danh sách nhân sự đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định để lấy ý kiến giới thiệu ở bước tiếp theo.

Bước 2: Căn cứ số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện và danh sách nhân sự đã thông qua ở bước 1, người đứng đầu trao đổi định hướng nhân sự bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử phù hợp với yêu cầu của địa phương, đơn vị để hội nghị thảo luận và tiến hành giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín [kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này].

Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 1 người cho một chức danh; người nào đạt số phiếu đồng ý cao nhất trên 50% tổng số người được triệu tập thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn tất cả người có số phiếu giới thiệu đạt từ 30% trở lên để giới thiệu ở bước tiếp theo. Trường hợp không có người đạt số phiếu 30% trở lên thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo.

Bước 3: Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, hội nghị tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.

Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 1 người cho một chức danh trong số nhân sự được giới thiệu ở bước 2 hoặc giới thiệu người khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. Người nào đạt số phiếu cao nhất trên 50% tổng số người được triệu tập đồng ý thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn tất cả người có số phiếu giới thiệu đạt từ 30% trở lên để giới thiệu ở bước tiếp theo [kết quả kiểm phiếu được công bố tại hội nghị này]. Trường hợp không có người đạt số phiếu 30% thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo.

Trường hợp nhân sự giới thiệu ở bước này khác với nhân sự được giới thiệu ở bước 2 thì tập thể lãnh đạo họp, thảo luận, phân tích kỹ lưỡng, cân nhắc nhiều mặt, xem xét, quyết định lựa chọn nhân sự để giới thiệu ở bước tiếp theo [bằng phiếu kín] theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Người được lựa chọn phải có số phiếu giới thiệu ít nhất 2/3 trở lên của tổng số thành viên tập thể lãnh đạo theo quy định. Trường hợp không có người đạt số phiếu ít nhất 2/3 thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo.

Bước 4: Tổ chức lấy ý kiến giới thiệu nhân sự theo danh sách đã được giới thiệu ở bước 3 [kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này].

- Thông báo danh sách nhân sự được giới thiệu ở bước 3; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; đánh giá, nhận xét ưu, khuyết điểm, triển vọng phát triển và dự kiến lĩnh vực phân công công tác.

- Ghi phiếu giới thiệu nhân sự [có thể ký hoặc không ký tên].

Bước 5: Trên cơ sở ý kiến đánh giá, nhận xét [bằng văn bản] của ban thường vụ đảng ủy [đảng ủy cơ quan đối với những nơi không có ban thường vụ]; kết quả lấy phiếu ở các hội nghị; kết quả xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh [nếu có] đối với nhân sự; tập thể lãnh đạo thảo luận và biểu quyết giới thiệu nhân sự [bằng phiếu kín] để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Nguyên tắc lựa chọn:

- Người đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu so với tổng số người được triệu tập thì được lựa chọn giới thiệu, bổ nhiệm. Trường hợp 2 người có số phiếu ngang nhau đạt tỉ lệ 50% thì người đứng đầu xem xét, lựa chọn nhân sự để trình, đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và người đứng đầu chịu trách nhiệm về đánh giá, nhận xét, đề xuất, lựa chọn, giới thiệu nhân sự bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử.

Đối với nhân sự điều động, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử từ nguồn cán bộ ở nơi khác

Trường hợp nhân sự do cấp có thẩm quyền dự kiến điều động, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử từ nguồn nhân sự ngoài địa phương, cơ quan, đơn vị thì cơ quan tham mưu tổ chức, cán bộ tiến hành các công việc sau:

Bước 1: Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi tiếp nhận cán bộ về chủ trương điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.

Bước 2: Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi cán bộ đang công tác về chủ trương điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử [người được giới thiệu phải đạt số phiếu trên 50% so với tổng số người được triệu tập; trường hợp người được giới thiệu có số phiếu đạt tỉ lệ 50% [không quá bán] thì do người đứng đầu xem xét, quyết định]; lấy đánh giá, nhận xét của địa phương, cơ quan, đơn vị và hồ sơ nhân sự theo quy định. [2] Gặp cán bộ để trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác.

Bước 3: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định về nhân sự và lập tờ trình báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trường hợp cán bộ bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định nhưng địa phương, cơ quan, đơn vị [nơi cán bộ công tác hoặc nơi tiếp nhận cán bộ] hoặc cán bộ còn có ý kiến khác nhau, chưa thống nhất thì cơ quan tham mưu tổ chức, cán bộ báo cáo đầy đủ các ý kiến và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

Quy hoạch nhân sự là gì?

Kế hoạch nhân sự là quy trình lập ra kế hoạch chiến lược mà theo đó một công ty [thường do nhóm nhân sự lãnh đạo] đánh giá và xác định nhu cầu nhân sự của tổ chức. Nói cách khác, một kế hoạch nhân sự tốt sẽ giúp bạn hiểu được số lượng và loại nhân viên mà tổ chức của bạn cần để hoàn thành các mục tiêu của mình.

Công tác quy hoạch là gì?

Quy hoạch là việc phân bố, sắp xếp các hoạt động và các yếu tố sản xuất, dịch vụ và đời sống trên một địa bàn lãnh thổ [quốc gia, vùng, tỉnh, huyện] cho một mục đích nhất định trong một thời kì trung hạn, dài hạn [có chia các giai đoạn] để cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên lãnh thổ theo thời gian ...

Quy hoạch cán bộ công chức là gì?

Quy hoạch cán bộ là khâu quan trọng, nhiệm vụ thường xuyên nhằm phát hiện sớm nguồn cán bộ có phẩm chất, năng lực, uy tín, có triển vọng phát triển để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Luân chuyển cán bộ nhằm mục đích gì?

Luân chuyển cán bộ nhằm đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ lãnh đạo để họ rèn luyện, thử thách trong thực tiễn có thêm kiến thức thực tế và phát triển nhanh, toàn diện hơn, có điều kiện nâng cao trình độ hiểu biết và đủ năng lực thực tiễn đáp ứng yêu cầu của người lãnh đạo quản lý.

Chủ Đề