Kiên giang có bao nhiêu ca nhiễm covid

Kiên Giang nâng cấp độ dịch từ cấp độ 2 lên cấp độ 3 [màu cam] để phòng dịch COVID-19 - Ảnh: CHÍ CÔNG

Ngày 2-12, UBND tỉnh Kiên Giang đã có quyết định công bố cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn toàn tỉnh từ cấp độ 2 lên cấp độ 3. Riêng xã Vĩnh Tuy [thuộc huyện Gò Quao] ở cấp độ 4 - nguy cơ rất cao.

Ông Nguyễn Lưu Trung, phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, yêu cầu các sở, ban ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố và xã, phường nhận được quyết định này cần áp dụng các biện pháp hành chính "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19". Trên cơ sở diễn biến tình hình dịch bệnh ở địa phương, UBND cấp huyện, thành phố cần chủ động rà soát, đánh giá và công bố cấp độ dịch cấp huyện, cấp xã, cấp ấp và khu phố.

Ngoài ra, Sở Y tế tỉnh tổ chức 2 đoàn công tác đang đi kiểm tra, đánh giá thực tế công tác phòng chống dịch bệnh tại các huyện, thị trong toàn tỉnh. Đoàn kiểm tra nắm lại việc thực hiện thí điểm quản lý điều trị bệnh nhân tại nhà, số liệu đang quản lý, điều trị bệnh COVID-19; tình hình tử vong bệnh nhân tại nhà; số liệu cung cấp oxy tại cơ sở thu dung điều trị, số bình oxy, số lượng máy thở thực tế và công tác tiêm vắc xin phòng dịch.

Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế tỉnh Kiên Giang, hiện số ca mắc COVID-19 trong tỉnh luôn ở mức khá cao. Ngày 1-12, trên địa bàn tỉnh ghi nhận thêm 350 ca mắc COVID-19 mới [nâng tổng số lên 21.318 ca]. Số ca mắc chủ yếu ở TP Rạch Giá, TP Hà Tiên, huyện Châu Thành, Tân Hiệp, Gò Quao…

Tính từ ngày 2 đến ngày 30-11, Kiên Giang có khoảng 145 ca tử vong do COVID-19.  

Kiên Giang chấn chỉnh tình trạng đùn đẩy điều trị người bệnh COVID-19

CHÍ CÔNG - SONG NGUYÊN

Ngày 30/10, Thường trực Ban chỉ đạo tỉnh và Ban thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang đã họp trực tuyến với Thường trực Ban chỉ đạo các địa phương trong tỉnh để nghe báo cáo tình hình dịch Covid-19 và chỉ đạo các biện pháp phòng, chống dịch trong thời gian tới.

SARS-CoV-2 đã xâm nhập vào những nơi an toàn

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang cho biết, tổng số ca mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh là gần 9.000 ca, đã có 88 trường hợp tử vong. Đáng lo ngại, trong 7 ngày qua số ca mắc tăng thêm đến 1.098 ca, cao hơn 569 ca so tuần trước. Bình quân mỗi ngày trong tỉnh có 156 ca mắc. Các địa phương có số ca mắc mới tăng cao là thành phố Rạch Giá, Phú Quốc, các huyện Hòn Đất, Châu Thành và Tân Hiệp.

Theo Giám đốc Sở Y tế Kiên Giang Hà Văn Phúc, nguyên nhân số ca mắc ngoài cộng đồng tăng cao do nhiều địa phương quản lý địa bàn chưa chặt đối với người dân từ các nơi trở về tỉnh. Một số quy định như không hạn chế về đi lại, xét nghiệm Covid-19 nên không kiểm soát được mầm bệnh từ ngoài xâm nhập vào, từ đó dịch bệnh lây lan nhanh.

Hiện nay, số lượng người từ các tỉnh, thành phố trở về Kiên Giang đã giảm. Trong tổng số hơn 69.000 người trở về, qua khám sàng lọc đã phát hiện 503 người dương tính với SARS-CoV-2.

Bí thư Thành ủy Rạch Giá Lê Thanh Việt cho biết: Dịch Covid-19 đã tấn công vào các địa điểm sản xuất, khu dân cư, những hộ dân có đông người. Thành phố Rạch Giá đã đánh giá cấp độ nguy cơ từ xã, phường, khu phố, ấp, đến Tổ nhân dân tự quản và điều chỉnh nâng cấp độ của nhiều tổ lên cấp độ 3, cấp độ 4, đồng thời treo biển cảnh báo.

“Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân, đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine và tập trung trang bị thiết bị y tế, sinh phẩm, thuốc cho các trạm y tế lưu động… là những giải pháp mà Rạch Giá đang thực hiện để chăm sóc tốt cho các ca bệnh, giảm thiểu các ca chuyển nặng và mong người dân nhận thức đúng về tác hại của dịch Covid-19”, ông Lê Thanh Việt nói.

Đưa F0 đi điều trị.  

Tại Hòn Đất, dịch đang xâm nhập vào những khu dân cư có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Tại huyện Châu Thành dịch đã tấn công vào Khu công nghiệp Thạnh Lộc và tại thành phố Phú Quốc một số cán bộ của Văn phòng Huyện ủy dương tính với SARS-CoV-2, nhiều trường hợp trở thành F1 phải cách ly y tế theo quy định.

Chủ tịch UBND thành phố Phú Quốc, Huỳnh Quang Hưng cho biết: Hiện 100% dân số đã tiêm vaccine mũi 1, trong đó có 93% dân số đã tiêm vaccine mũi 2. Các F0 mới phát hiện gần đây đều đã được tiêm vaccine mũi 1, nhiều trường hợp đã tiêm đủ 2 mũi. “Hiện nay, người đi máy bay, đi tàu, đi phà ra đảo rất dễ dàng. Chỉ cần khai báo y tế là đi, chứ không test Covid-19 như trước đây nên tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho Phú Quốc”, ông Hưng nêu thực trạng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, Nguyễn Lưu Trung đánh giá: Dịch bệnh tại Kiên Giang nhiều ngày qua đã vượt mốc đỉnh của đợt dịch lần thứ 4. Nguy cơ làn sóng dịch lần thứ 5 đã bắt đầu và xâm nhập vào những nơi an toàn trước đây. Nếu ca mắc tiếp tục tăng trong vài ngày tới, Trung tâm thu dung điều trị 1.800 giường của tỉnh sẽ không còn giường bệnh.

“Việc quy định không hạn chế đi lại, không chỉ định xét nghiệm đối với nhiều trường hợp nên địa phương rất khó phát hiện, ngăn chặn dịch bệnh. Hơn nữa, dịch bệnh kéo dài trong thời gian qua, sức lực của đội ngũ phòng, chống dịch ở cơ sở đã bị bào mòn, không theo kịp với những chuyến biến mới của dịch”, ông Trung lo lắng.

F0 tăng nhanh trước thời điểm mở cửa đón khách du lịch

Trước tình hình dịch Covid-19 tăng nhanh, đặc biệt tại địa bàn thành phố Phú Quốc, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Mai Văn Huỳnh đề nghị chính quyền thành phố đảo cần xem xét, tính toán thực hiện phương án an toàn trong việc mở cửa đón khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế sử dụng hộ chiếu vaccine đến Phú Quốc.

Kiên Giang đang tăng tốc tiêm vaccine.

“Dịch đang diễn biến phức tạp, chúng ta mở cửa đón khách đã phù hợp chưa? Liệu khi công bố mở cửa có ai dám đến vùng dịch để tham quan du lịch không? Biện pháp nào là an toàn khi Phú Quốc mở cửa đón khách du lịch?...”, đồng chí Mai Văn Huỳnh đặt vấn đề.

Kết luận tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình một lần nữa nhắc lại, dịch bệnh đang diễn biến xấu và có thể xấu hơn nữa trong thời gian tới. Vì vậy, cả hệ thống chính trị cần xốc lại đội ngũ, tiếp tục triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh.

Phải quan tâm làm thật tốt công tác tuyên truyền để nhân dân hiểu được một cách toàn diện về tình hình dịch bệnh. Việc tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng tránh sẽ ngăn chặn được đà lây lan của dịch Covid-19. Ca bệnh giảm, áp lực y tế giảm, các trường hợp F0 sẽ được chăm sóc tận tình, chu đáo, sẽ hạn chế được ca bệnh chuyển nặng và các ca tử vong.

Thời gian tới, Kiên Giang thực hiện song song hai nhiệm vụ, đó là vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Trong phòng dịch sẽ đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine, thực hiện việc điều trị F0 tại nhà. Thành lập các trạm y tế lưu động, tập trung đầu tư trang thiết bị, sinh phẩm, thuốc. Thực hiện việc đánh giá cấp độ dịch đến Tổ nhân dân tự quản để kịp thời nâng cấp khi tình hình dịch diễn biến xấu.

Trong phát triển kinh tế, Kiên Giang sẽ tăng cường kiểm tra giám sát việc chấp hành đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện và những ngành nghề không được hoạt động trong điều kiện dịch bệnh và xử lý khi có sai phạm. Bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo cho những đối tượng chịu tác động trực tiếp của dịch bệnh… cũng là những phần việc mà Kiên Giang đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.

Hiện tỉnh Kiên Giang có 981.916 người đã tiêm vaccine mũi 1, đạt 76,59% dân số từ 18 tuổi trở lên. Có 330.540 người được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19, đạt 25,7% kế hoạch. Dự kiến đến ngày 15/11, Kiên Giang sẽ hoàn thành 100% người trên 18 tuổi được tiêm mũi 1.

VIỆT TIẾN

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trên địa bàn phường Vĩnh Bảo, thành phố Rạch Giá [Kiên Giang]. [Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN]

Kiên Giang đang là địa phương có tỷ lệ khá cao các ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng, vì vậy tỉnh đang thực hiện nhiều biện pháp để làm giảm tình trạng này nhằm sớm kiểm soát dịch bệnh.

Giải pháp được cho là hiệu quả nhất ở Kiên Giang vẫn là chiến dịch sàng lọc SARS-CoV-2 trên địa bàn để nhanh chóng phát hiện các ca F0 và đưa đi điều trị, tách khỏi cộng đồng.

Việc này cũng nhằm đánh giá, xác định được từng vùng nguy cơ để các địa phương xây dựng phương án phòng, chống dịch phù hợp.

Đến thời điểm này, tỉnh Kiên Giang đã thực hiện 2 đợt xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 và đã lấy hơn 134.000 mẫu gộp [đạt trên 78% kế hoạch] để xét nghiệm RT-PCR, tương ứng hơn 1,2 triệu lượt người và gần 54.000 mẫu gộp test nhanh, tương ứng với hơn 108.000 người.

Nhờ cách này mà nhiều trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 được phát hiện, tách ra khỏi cộng đồng, được đưa đi cách ly điều trị, các trường hợp F1, F2 được truy vết. Trong đó, đáng chú ý là thành phố Rạch Giá đã phát hiện 1.460 ca mắc COVID-19 trong tổng số 3.415 ca mắc của toàn tỉnh [tính đến sáng 13/9].

[12 địa phương qua 14 ngày không ghi nhận ca mắc mới COVID-19]

Theo Giám đốc Sở Y tế Kiên Giang Hà Văn Phúc, căn cứ diễn biến dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Rạch Giá, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch của tỉnh đã chỉ đạo việc xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 trên địa bàn tỉnh để đánh giá mức độ nguy cơ, sàng lọc các ca F0, F1 vâ F2.

Dựa vào kết quả phát hiện các ca F0 qua sàng lọc mà các phường, xã xây dựng bản đồ để phòng, chống dịch bệnh đến từng khu phố, ấp và tổ nhân dân tự quản.

Kết quả xét nghiệm đợt 1 trong toàn tỉnh cho thấy, số trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính vớiSARS-CoV-2 tập trung tại 5 huyện và thành phố Rạch Giá. Xét nghiệm đợt 2 phát hiện thêm thành phố Hà Tiên có nhiều trường hợp dương tính.

Như vậy, đến nay đã có 7 địa phương có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng và 8 địa phương không có số ca dương tính mới.

Đây là cơ sở để Kiên Giang đánh giá, xác định vùng nguy cơ để các địa phương tiếp tục xây dựng phương án bảo vệ thành quả đạt được trong công tác phòng, chóng dịch bệnh; đồng thời, tập trung kiểm soát dịch các địa phương còn ở mức nguy cơ rất cao, nguy cơ cao.

Trước mắt, để giảm nguy cơ lây nhiễm chéo trong các khu cách ly tập trung từ F1 lên F0, Kiên Giang quyết định cho thí điểm cách ly tại nhà người tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19 [F1]. Theo đó, từ ngày 7/9, các trường hợp F1 được cách ly tại nhà, sau đó sẽ đánh giá hiệu quả, rút kinh nghiệm triển khai rộng rãi.

Bên cạnh đó, Kiên Giang cũng quy định, người nhập cảnh và người đến, về từ khu vực có dịch bệnh phải được cách ly y tế tập trung 7 ngày, xét nghiệm 2 lần vào ngày thứ nhất và thứ 7, sau đó, tiếp tục được theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày tiếp theo.

Người đến, trở về Kiên Giang từ các tỉnh, thành phố hoặc địa phương đang bị phong tỏa hoặc đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg thì không được ra khỏi nhà, không di chuyển sang địa phương khác. Người mắc COVID-19 sau khi ra viện phải tiếp tục tự cách ly tại nhà thêm 14 ngày.

Tỉnh Kiên Giang tiếp tục duy trì 669 chốt kiểm soát đường bộ và đường thủy với hơn 5.360 người tham gia./.

Lê Sen [TTXVN/Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề