Kiểm tra đánh giá trong trường học năm 2024

Đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình dạy học cũng như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của HS

1. Nguyên tắc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa như thế nào trong kiểm tra đánh giá năng lực học sinh mô đun 3.0

  1. Các nguyên tắc đảm bảo chất lượng trong đánh giá học sinh tiểu học:

Để một hoạt động kiểm tra đánh giá phản ánh đúng năng lực, phẩm chất của học sinh; đồng thời giúp giáo viên thu thập được những thông tin hữu ích về quá trình dạy và học, thì việc kiểm tra đánh giá cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT 4 nguyên tắc đánh giá học sinh tiểu học bao gồm:

Kiểm tra đánh giá trong trường học năm 2024

Bốn nguyên tắc được nêu trên đã bao quát được phần lớn các nguyên tắc thiết kế hoạt động kiểm tra đánh giá mà nhiều tài liệu lí luận giáo dục đã chỉ ra như sau:

1. Đảm bảo tính chuẩn xác

  • Công cụ đánh giá đo lường đúng nội dung, kiến thức, kĩ năng cần đo lường
  • Điểm số thu nhận từ hoạt động đánh giá phản ánh đúng năng lực, phẩm chất của học sinh
  • Mục tiêu và phương pháp đánh giá phải tương thích với mục tiêu và phương pháp giảng dạy
  • Việc xác định và làm rõ các mục tiêu, tiêu chí đánh giá phải được đặt ở mức ưu tiên cao hơn công cụ và tiến trình đánh giá

2. Đảm bảo tính tin cậy

  • Công cụ đánh giá đo lường cho kết quả tương tự ở mỗi lần nó được sử dụng
  • Đảm bảo giáo viên được tập huấn về phương pháp chấm điểm, tiêu chí chấm để kết quả đánh giá giữa các giáo viên là tương đồng

3. Đảm bảo tính công bằng

  • Hình thức đánh giá quen thuộc với học sinh tham gia đánh giá
  • Lượng kiến thức kĩ năng cần kiểm tra phù hợp với năng lực và trình độ của học sinh, không chứa hàm ý đánh đố học sinh, giúp học sinh vận dụng phát triển kiến thức và kĩ năng đã học.
  • Giáo viên tiến hành đánh giá bài làm, sản phẩm của học sinh tuân thủ đúng qui trình, đảm bảo không thiên vị bất kì học sinh nào.

4. Đảm bảo tính chân thực

  • Hoạt động và nội dung đánh giá phản ánh thực tế học tập và sử dụng kiến thức, kỹ năng cần đánh giá của học sinh trong chương trình học.
  • Hoạt động và nội dung đánh giá gắn với thực tế đời sống xã hội

5. Đảm bảo tính thực tế và hiệu quả

  • Hoạt động đánh giá phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực của cơ sở giáo dục

6. Đảm bảo tính tác động

  • Kết quả đánh giá có tính ảnh hưởng/tác động tới thực tế giảng dạy của giáo viên, giúp giáo viên đánh giá được hiệu quả của công tác giảng dạy, đồng thời có những điều chỉnh cho phù hợp với năng lực của học
  • Hoạt động đánh giá ảnh hưởng tới thực tế học tập của học sinh, giúp học sinh nhìn nhận và đánh giá đúng năng lực trình độ củamình.
  • Hoạt động đánh giá có tác động ở phạm vi rộng hơn, giữa gia đình – nhà trường – xã hội; chịu sự ảnh hưởng của những thay đổi về mặt chính sách ở tầm vĩ mô.

Các nguyên tắc trong kiểm tra đánh giá học sinh tiểu học với mô tả về các nguyên tắc đó được thể hiện trong bảng sau:

Nguyên tắc

Mô tả

1. Tính chuẩn xác

Công cụ đánh giá đo lường đúng nội dung, kiến thức, kĩ năng cần đo lường

2. Tính tin cậy

Công cụ đánh giá đo lường cho kết quả tương tự ở mỗi lần nó được sử dụng

3. Tính công bằng

Hình thức đánh giá quen thuộc với học sinh tham gia đánh giá

4. Tính chân thực

Hoạt động và nội dung đánh giá gắn với thực tế đời sống xã hội

5. Tính thực tế

Hoạt động đánh giá phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực của cơ sở giáo dục

6. Tính tác động

Công cụ đánh giá đo lường cho kết quả tương tự ở mỗi lần nó được sử dụng

II. Các nguyên tắc đảm bảo chất lượng bài kiểm tra trắc nghiệm:

Do tính phổ biến của phương pháp đánh giá bằng bài kiểm tra viết sử dụng các câu hỏi dạng trắc nghiệm có nhiều lựa chọn như hiện nay, phần nội dung này của mô- đun đề cập đến các nguyên tắc trong xây dựng các câu hỏi, tiểu mục bài kiểm tra dạng này.

Trong cuốn “Developing and Validating Test Items” (tạm dịch là “Xây dựng và Xác trị tiểu mục đề thi”, Haladyna và Rodriguez (2013, tr.91) đã đưa ra 22 hướng dẫn liên quan đến việc viết các câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn như sau:

Với tinh thần tiếp tục mang đến những cách kiểm tra, nhận xét, đánh giá học sinh theo hướng toàn diện, hiệu quả hơn, từng bước giảm dần áp lực cho giáo viên trong quá trình quản lý, đánh giá chất lượng học tập, rèn luyện của học sinh… công tác kiểm tra, đánh giá học sinh ngày càng được các nhà trường quan tâm thực hiện tốt. Qua đó, góp phần xây dựng môi trường giáo dục có sự đổi mới phù hợp hơn với học sinh hiện nay.

Ở cấp tiểu học, trong triển khai kế hoạch năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nam đã chỉ đạo các phòng GD&ĐT, các đơn vị trường học tích cực đổi mới việc đánh giá học sinh tiểu học, đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học, tổ chức lớp học. Trong đó, việc nhận xét, đánh giá học sinh tiểu học được triển khai trên cơ sở chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh, có sự đổi mới với cách nhận xét và đánh giá thường xuyên về mức độ rèn luyện… giúp học sinh không quá áp lực về điểm số, gia tăng khả năng tự tin, có thái độ tích cực trong học tập, tu dưỡng cũng như tham gia các hoạt động tập thể.

Cùng với đó, Sở GD&ĐT đã thực hiện tốt công tác tổ chức tập huấn cho 100% cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học trên toàn tỉnh về đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 22, nâng cao năng lực cho giáo viên về kỹ thuật đánh giá thường xuyên. Đồng thời, thành lập tổ tư vấn, hỗ trợ kĩ thuật cấp tỉnh, cấp huyện về các trường tiểu học nắm tình hình và tư vấn cho giáo viên về việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh. Trong đánh giá, coi trọng việc đánh giá bằng lời nói để hỗ trợ trực tiếp cho học sinh; chỉ đạo việc đánh giá, khen thưởng học sinh thực chất.

Kiểm tra đánh giá trong trường học năm 2024
Một tiết học của học sinh Trường Tiểu học Thanh Tuyền (TP Phủ Lý).

Thực tế cho thấy, các trường tiểu học đã tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh theo đúng định hướng phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế trong quá trình học tập của học sinh. Việc tổ chức bàn giao chất lượng giáo dục cuối năm học vì thế cũng bảo đảm tính nghiêm túc, hiệu quả, học sinh lên lớp thực chất, không có học sinh “ngồi nhầm lớp”; thực hiện khen thưởng học sinh đúng quy định.

Thầy giáo Nguyễn Văn Sáng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thanh Tuyền (TP Phủ Lý), cho biết: Không chỉ có nhận xét, đánh giá của giáo viên, bản thân các em học sinh cũng được làm quen dần với yêu cầu tự nhận xét và nhận xét, góp ý cho bạn giúp tăng cường khả năng quan sát, nhận thức được việc làm đúng-sai, tốt-xấu của chính mình và bạn học, tự điều chỉnh cách học, cách giao tiếp, cách thực hiện các yêu cầu của quá trình học tập, rèn luyện. Để thích ứng với những thay đổi trong cách giáo dục, truyền đạt kiến thức cho học sinh, giáo viên phải có sự đổi mới về phương pháp cũng như cách thức hình thành, tổ chức hoạt động dạy học, bảo đảm đáp ứng đòi hỏi của giáo dục hiện đại là lấy học sinh làm trung tâm, quan tâm nhiều hơn đến sự hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh. Cũng từ yêu cầu đó, mỗi giáo viên còn thể hiện được rõ hơn sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm, gần gũi và hiểu được học sinh nhiều hơn, kịp thời đưa ra những động viên, khích lệ và phát hiện, hỗ trợ học sinh khắc phục, sửa chữa những khuyết điểm, hạn chế.

Với cấp trung học, yêu cầu đổi mới về giáo dục buộc cách thức kiểm tra, đánh giá học sinh phải có sự cụ thể, rõ ràng hơn. Quan điểm không chỉ của đội ngũ cán bộ quản lý các nhà trường mà bản thân các giáo viên cũng đều cho rằng, để đáp ứng ngày càng cao những đòi hỏi về đổi mới giáo dục, việc kiểm tra, đánh giá học sinh phải hướng đến tính thiết thực và phù hợp. Theo đó, việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá học sinh hướng tới sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Mỗi năm học, Sở GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục đổi mới mục tiêu, nội dung, hình thức kiểm tra, thi và đánh giá chất lượng GD&ĐT; triển khai đổi mới phương pháp kiểm tra, thi, đánh giá người học ngay trong quá trình và kết quả từng giai đoạn giáo dục, đào tạo nhằm kịp thời điều chỉnh, nâng cao hiệu quả hoạt động dạy và học ở các cấp học.

Chia sẻ cách làm từ thực tế, các nhà trường đã chú trọng đánh giá quá trình học và tăng cường hình thức đánh giá thông qua sản phẩm dự án, bài thuyết trình; kết hợp kết quả đánh giá trong quá trình giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kì. Các hình thức kiểm tra, đánh giá được kết hợp một cách hợp lí giữa trắc nghiệm với tự luận, giữa kiểm tra lí thuyết và thực hành trong các bài kiểm tra; nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn; tăng cường ra các câu hỏi mở đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn.

Để thực hiện tốt các mục tiêu của công tác kiểm tra, đánh giá học sinh, các nhà trường và toàn ngành đã tăng cường xây dựng "Nguồn học liệu mở" với bài tập, đề thi, kế hoạch bài dạy, tài liệu tham khảo… trên website của Sở GD&ĐT, các phòng GD&ĐT và các trường học. Cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh tích cực tham gia các diễn đàn trên mạng internet về đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Bên cạnh việc tổ chức kiểm tra, đánh giá, khảo sát chất lượng theo từng học kỳ của mỗi năm học, các nhà trường còn thực hiện nghiêm túc quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT theo quy định. Cô giáo Lê Thị Lan, giáo viên Trường THPT Lý Nhân chia sẻ: Sự đổi mới cần thiết của công tác kiểm tra, đánh giá học sinh không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra, đánh giá mức độ tiếp thu, nhận thức của học sinh về một đơn vị kiến thức nhất định nào đó được phân bố trong chương trình học mà còn phải kiểm tra được cả năng lực, khả năng vận dụng các kiến thức được học vào giải quyết các vấn đề thực tế…

Do xác định rõ yêu cầu, mục đích của công tác kiểm tra, đánh giá học sinh, hiện nay các nhà trường phổ thông có sự chủ động trong việc áp dụng các phương thức kiểm tra, đánh giá học sinh một cách phù hợp. Trong đó, việc xây dựng và tổ chức cho học sinh làm các bài kiểm tra theo từng cấp độ được coi là một trong những phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh một cách hiệu quả nhất. Từ các bài kiểm tra theo dạng đề, nhất là với các dạng đề kiểm tra theo hướng mở sẽ giúp giáo viên phát hiện được những cách làm bài sáng tạo, tư duy phản biện của học sinh, đồng thời chỉ ra cho học sinh những lỗi sai trong mỗi bài kiểm tra của học sinh, giúp phân loại, đánh giá đúng năng lực học sinh. Vì thế, việc ra đề kiểm tra đã hạn chế dần các câu hỏi mang tính học thuộc, phát huy được một số kỹ năng mềm của học sinh. Hơn thế, thông qua kết quả việc kiểm tra, đánh giá học sinh cũng tạo cơ hội cho mỗi giáo viên tự nhìn nhận, đánh giá lại quá trình giảng dạy của bản thân và có sự điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả hơn.

Kiểm tra đánh giá trọng dạy học là gì?

Kiểm tra, đánh giá là một quá trình được tiến hành có hệ thống, để xác định mức độ đạt được về trình độ nắm kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng trình độ phát triển tư duy và trình độ được giáo dục của người học trong quá trình dạy học.

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập là gì?

Đánh giá kết quả học tập của học sinh là việc thu thập thông tin trong hoặc sau quá trình học nhằm giúp thầy cô đưa ra các quyết định dạy và học phù hợp. Kết quả đánh giá cần thể hiện rõ kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học tại thời điểm đánh giá thông qua 3 câu hỏi: Học sinh biết gì (kiến thức)?

Đánh giá chẩn đoán là gì?

Thế nào là đánh giá chẩn đoán? Đánh giá để chẩn đoán lâm sàng là công việc mà nhà chuyên môn đủ năng lực thực hiện các khám xét, đánh giá lâm sàng và trắc nghiệm tâm lý …, đồng thời dựa theo các bảng tiêu chuẩn chẩn đoán (cụ thể là tiêu chuẩn DSM – 5 và ICD – 11) để xác định chính xác rối loạn/ bệnh tật của trẻ.

Đánh giá quá trình là gì?

Đánh giá quá trình là hoạt động đánh giá diễn ra trong suốt quá trình dạy học, cung cấp thông tin phản hồi cho GV nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động hướng dẫn, giảng dạy.