Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Thanh Hóa được xây dựng vào thời gian nào

Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, gọi tắt là Khu di tích Phủ Chủ tịch tại Hà Nội, là nơi sống và làm việc lâu nhất của Hồ Chí Minh [từ 19 tháng 12 năm 1954 đến 2 tháng 9 năm 1969], được Bộ Văn hóa Thông tin ra Quyết định xếp hạng là Khu di tích ngày 15 tháng 5 năm 1975. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt.

Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịchDi tích Việt NamPhân cấpVị tríMột phần củaBao gồmCông nhậnDiện tíchVùng được công nhậnWebsiteTọa độ

Nhà sàn nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại Phủ Chủ tịch

Di tích quốc gia đặc biệt
Hà Nội
Bảo tàng Hồ Chí Minh
  • Nhà sàn Bác Hồ
  • Nhà 54
  • Nhà 67
  • Ao cá
1954
>14ha
22.000 m²
Trang web chính thức
21°02′18″B 105°50′00″Đ / 21,038308°B 105,833394°Đ / 21.038308; 105.833394

Vị trí của Khu di tích Phủ Chủ tịch tại Hà Nội

Khu đất này nguyên là phần đất phía tây bắc của Hoàng thành thuộc Kinh thành Thăng Long xưa. Khi Pháp xâm lược Việt Nam, sau khi chiếm xong miền Bắc đã chọn Hà Nội làm trung tâm đầu não cho toàn bộ Đông Dương và Phủ toàn quyền Đông Dương được xây dựng trên mảnh đất này. Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, nơi này được chọn là nơi làm việc của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước, đồng thời là nơi sống và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi đây cũng là nơi Hồ Chí Minh đã qua đời.

Tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng gặp nhiều đoàn khách là đại biểu của các chính đảng, đoàn thể, tôn giáo; đại biểu của công nhân, nông dân, trí thức, quân đội; đại biểu của các dân tộc thiểu số; đại biểu của người dân Miền Nam Việt Nam và quân nhân thuộc Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam [ở Việt Nam gọi tắt là "đồng bào chiến sĩ miền Nam"]

Cũng tại nơi đây, ông còn tiếp những người là đại biểu những người Việt sống ở nước ngoài về thăm Việt Nam; đại biểu của các đội thiếu niên, đoàn thanh niên, hội phụ nữ...

Ngày 9 tháng 2 năm 1955, cửa Phủ Chủ tịch đã mở cho các thiếu niên đến vui chơi, từ đó các thiếu nhi có nhiều dịp được vào đây thăm Bác. Bác Hồ còn tổ chức nhiều triển lãm tranh thiếu nhi tại đây.

Nhà họp Bộ Chính trị tại Phủ Chủ tịch.

Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, khu Phủ Chủ tịch trở thành khu di tích lịch sử. Nhiều khách du lịch tại Việt Nam và khắp thế giới đến thăm khu di tích này.

Khi Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh được thành lập ngày 12 tháng 9 năm 1977, khu này nằm dưới sự quản lý của Bảo tàng Hồ Chí Minh. Ngày 6 tháng 11 năm 1992, Khu di tích Phủ Chủ tịch được tách ra khỏi Bảo tàng Hồ Chí Minh và trực thuộc Bộ Văn hóa Thông tin.

Tổng thể khu di tích rộng hơn 14 hécta, trong đó diện tích được xếp hạng là 22.000 m², bao gồm 16 công trình, công trình đã tồn tại lâu nhất là hơn 100 năm và gần nhất là hơn 40 năm. Một số công trình có giá trị lớn trong khu di tích:

  • "Nhà sàn Bác Hồ": phục chế theo nhà sàn theo kiểu nhà đồng bào dân tộc ở Việt Bắc, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở từ ngày 18 tháng 5 năm 1958 đến ngày 17 tháng 8 năm 1969. Ngôi nhà sàn này được dựng lại theo nguyên mẫu năm 1969, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Năm 1969, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã mua gỗ về làm một ngôi nhà sàn đồng dạng dựng trên nền cũ tại Hà Nội, còn nhà sàn gốc được cất giữ bảo quản trong kho [1].
  • Nhà 54, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc từ ngày 19 tháng 12 năm 1954 đến ngày 18 tháng 5 năm 1958. Sau khi chuyển về sống ở Nhà sàn, hàng ngày ông vẫn đến đây ăn cơm và sử dụng các phương tiện vệ sinh cá nhân.
  • Phòng họp Bộ Chính trị, nơi quyết định cuộc Tấn công và nổi dậy Xuân 1968.
  • Nhà 67, nơi họp Bộ Chính trị, cũng là nơi Hồ Chí Minh dưỡng bệnh và qua đời.
  • Giàn hoa Phủ Chủ tịch, nơi Hồ Chí Minh thường tiếp khách.
  • Nhà bếp A và nhà bếp B.
  • Nhà Thủ tướng.
  • Nhà ký sắc lệnh.
  • Đường Xoài: con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thường đi bách bộ sau giờ làm việc và tập thể dục buổi sáng.
  • "Đường mòn Bác Hồ": con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh luyện tập với mong muốn có đủ sức vào thăm người dân miền Nam Việt Nam trong những năm cuối đời.
  • "Ao cá Bác Hồ" với diện tích 3.320 m², sâu 3 m, có nhiều loài cá được thả tại đây.

Ngoài ra, khu vườn tại đây có 161 loài thực vật thuộc 54 họ thực vật, trong đó có 58 loài có nguồn gốc nước ngoài.

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Sớm phục dựng nhà cụ Nguyễn Sinh Sắc tại làng Sen

Xem thêmSửa đổi

Tham dự lễ, có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Võ Văn Thưởng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên; Ủy viên Trung ương Đảng - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành...

Trình bày diễn văn Lễ kỷ niệm, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý nhấn mạnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người chiến sĩ cộng sản quốc tế mẫu mực, người bạn thân thiết của các dân tộc yêu chuộng hòa bình và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.

Cả cuộc đời, Người đã “hy sinh tình nhà để lo việc nước”. Người “để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng”. Trong tình thương yêu bao la đó, Người luôn dành tình cảm sâu nặng, sự quan tâm chu đáo, ân cần cho quê nhà Nghệ An, cho làng quê Kim Liên, Nam Đàn và làng Hoàng Trù quê mẹ, làng Sen quê cha.

Lãnh đạo, Nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hoa, dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên.

Trở về nước vào mùa xuân năm 1941 và trực tiếp lãnh đạo cách mạng tháng Tám thành công, giành lại độc lập tự do cho dân, cho nước, Người vẫn chưa thể về thăm quê được. Mãi đến tháng 6/1957, sau hơn 2 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “nên thiên sử vàng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh mới có dịp về thăm quê hương.

Tháng 12/1961, nhân dân quê nhà lại được đón Bác về thăm. Chỉ 3 ngày ít ỏi nhưng hết sức quý giá, Người đã dành trọn thời gian tới thăm, nói chuyện với cán bộ và đồng bào tỉnh nhà tại Thành phố Vinh; thăm Nhà máy cơ khí Vinh; Trường Sư phạm miền núi Nghệ An; Nông trường Đông Hiếu; hợp tác xã Vĩnh Thành… Thăm lại làng Hoàng Trù, Người bình dị, gần gũi ngồi nói chuyện trước thềm nhà cùng bà con quê mẹ.

Trong những năm hoạt động xa Tổ quốc, Người vẫn luôn dõi theo, nắm bắt tình hình cụ thể ở trong nước và Nghệ -Tĩnh. Người dìu dắt, trực tiếp lên lớp “Đường cách mệnh” cho nhiều thanh niên quê nhà xuất dương thời bấy giờ, sau này trở thành những học trò xuất sắc, chiến sỹ cộng sản kiên trung, tiêu biểu của Đảng ta như Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai… Người tự hào về một “Nghệ Tĩnh đỏ” đi đầu dậy trước, kiên cường, bất khuất trước sự đàn áp của quân thù.

Tình cảm thiêng liêng, sâu nặng, sự quan tâm tận tình, chu đáo của Người dành cho quê hương là tài sản vô giá, nguồn cổ vũ lớn lao, động lực thôi thúc cán bộ, chiến sỹ và Nhân dân Nghệ An trên mọi chặng đường cách mạng.

Thực hiện mong ước và lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu, nhiều năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chia sẻ, giúp đỡ của các địa phương và đồng bào cả nước, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Nghệ An đã không ngừng nỗ lực vươn lên, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực. Từ một tỉnh có điểm xuất phát thấp, Nghệ An đã vươn lên đứng trong nhóm các địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh của cả nước; tạo dựng được nền kinh tế - xã hội ngày càng vững chắc trên nhiều mặt.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự Lễ Kỷ niệm 60 năm Bác Hồ về thăm quê lần thứ hai.

“Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc Nghệ An xin hứa với Bác sẽ tiếp tục nỗ lực, phát huy hơn nữa truyền thống lịch sử, văn hóa, con người xứ Nghệ, khơi dậy ý chí tự lực tự cường, khát vọng vươn lên; tích cực, chủ động đổi mới, sáng tạo đưa tỉnh nhà phát triển bền vững. Phấn đấu cao nhất để đạt mục tiêu đến năm 2025, Nghệ An trở thành tỉnh khá của khu vực phía Bắc; năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước”, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý phát biểu.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định sự quan tâm sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với quê hương mãi mãi in đậm trong tâm trí, là di sản tinh thần vô giá, nguồn cổ vũ, động viên để toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân tỉnh Nghệ An nỗ lực, phấn đấu vươn lên xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Hôm nay, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm quê lần thứ hai và khánh thành Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên - chính là một lần nữa thể hiện sâu sắc lòng tôn kính, biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ muôn vàn kính yêu của đồng bào, chiến sỹ cả nước nói chung và cán bộ, đảng viên, Nhân dân tỉnh Nghệ An nói riêng.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Lễ Kỷ niệm.

Cũng tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc tỉnh Nghệ An thấy rõ trách nhiệm cao cả của mình để thực hiện những điều Người đã mong mỏi với quê hương lúc sinh thời. Với ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên, Nghệ An cần nỗ lực, quyết tâm hơn nữa, để làm nên một “kỳ tích sông Lam” mà cả nước đang mong đợi.

Đặc biệt, chú trọng bảo vệ, tôn vinh, phát huy các giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, trong đó có Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên và Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là những địa chỉ đỏ, nhằm giữ gìn và phát huy những di sản Hồ Chí Minh trên chính quê hương của Người, để giáo dục truyền thống cách mạng, giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân cả nước, nhất là thế hệ con cháu hiện nay và mai sau.

Đại biểu cắt băng khánh thành Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Gắn với Lễ Kỷ niệm 60 năm Bác Hồ về thăm quê lần thứ hai, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Nghệ An tổ chức khánh thành và đưa vào sử dụng công trình Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Công trình được khởi công xây dựng vào tháng 10/2020.

Video liên quan

Chủ Đề