Chế độ quân điền thời nhà Đường là

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Chế độ quân điền là gì?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Lịch Sử 10 do Top Tài Liệu biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

A. Lấy ruộng đất của địa chủ , quan lại chia cho nông dân.

B. Lấy ruộng đất của nông dân giàu chia cho nông dân nghèo.

C. Lấy ruộng đất của nhà nước chia bình quân cho mọi người.

D. Lấy ruộng công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân.

Trả lời :

Đáp án D. Lấy ruộng công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân.

Chế độ quân điền là một trong những chế độ phong kiến tiêu biểu ở Trung Quốc cụ thể là ở thời nhà Đường

* Định nghĩa:

– Chế độ quân điền là nhà Đường lấy ruộng đất công lãng xã và ruộng đất bỏ hoang đem chia cho hộ nông dân.

* Nội dung của chế độ quân điền

– Nhà nước đem ruộng đất do mình trực tiếp cai quản, quản lí chia cho nông dân cày cấy.

– Các quan lại tùy theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng đất làm bổng lộc

– Ruộng trồng lúa, người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước, ruộng trồng dâu được cha chuyền con nối

* Tác dụng:

– Nông dân yên tâm sản xuất.

– thực hiện nghĩa vụ cho nhà nước.

– Hạn chế phong trào đấu tranh của nông dân.

a. Trung Quốc thời Tần – Hán

– Thời cổ đại, trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều quốc gia nhỏ của người Trung Quốc thường gây chiến tranh và thôn tính lẫn nhau.

-Thời Tần: 221 TCN – 206 TCN

+ Đầu thế kỷ IV TCN, Tần lần lượt tiêu diệt các đối thủ, năm 221 TCN Tần thống nhất Trung Quốc.

+ Vua Tần xưng là Tần Thủy Hoàng có quyền hành tuyệt đối, bắt tay vào việc xây dựng chính quyền.

+ Chia đất nước thành quận huyện, cử quan Thái thú [ở quận] và Huyện lệnh [ở huyện]. Thừa tướng đứng đầu quan văn, Thái úy đứng đầu quan võ.

+ Có lực lượng quân sự lớn mạnh để duy trì trật tự xã hội, trấn áp các cuộc nổi dậy, tiến hành chiến tranh xâm lược.

+ Nhà Tần tồn tại 15 năm, Lưu Bang lên ngôi lập ra nhà Hán.

* Nhà Hán: 206 TCN – 220

– Tiếp tục củng cố bộ máy cai trị, mở rộng hình thức tiến cử.

– Nhà Tần và nhà Hán chiếm vùng thượng lưu sông Hoàng, thôn tính Trường Giang, chiếm phía đông Thiên Sơn, xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt cổ.

b. Nhà Đường [618-907]

– Sau khi nhà Hán sụp đổ, Trung Quốc rơi vào thời kì loạn lạc kéo dài.

– Lý Uyên dẹp tan được phe đối lập, đàn áp khởi nghĩa nông dân, lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Đường [618 – 907].

* Kinh tế:

– Phát triển tương đối toàn diện.

– Nông nghiệp: Thực hiện chế độ quân điền. Nông dân nhận ruộng đất công và phải thực hiện nghĩa vụ với nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu. Áp dụng những kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất như chọn giống, xác định thời vụ. Nhờ vậy, sản lượng tăng nhiều hơn trước.

– Thủ công nghiệp: Xưởng thủ công [gọi là tác phường] luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc.

– Thương nghiệp: hai “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển cũng được thiết lập, mở rộng.

Con đường tơ lụa

* Chính trị:

– Bộ máy cai trị phong kiến hoàn chỉnh: cử người thân tín cai quản địa phương; cử người trong họ hay công thần giữ chức Tiết độ sứ, trấn ải biên cương mở khoa thi chọn người ra làm quan.

=> Chế độ phong kiến tạo điều kiện cho quý tộc, địa chủ được tham gia vào bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương đồng thời nâng cao quyền lực tuyệt đối của hoàng đế.

– Các hoàng đế nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược mở rộng lãnh thổ: lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược bán đảo Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam [lãnh thổ Việt Nam hồi đó], ép Tây Tạng phải thần phục.

=> Nhờ vậy, Trung Quốc dưới thời Đường trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất.

* Đến cuối thời Đường:

– Mâu thuẫn xã hội trở nên sâu sắc, nông dân sống trong cảnh cùng cực do tô thuế quá nặng nề, sưu dịch liên miên. Nạn đói thường xuyên diễn ra.

– Nông dân lại nổi dậy chống chính quyền, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do Hoàng Sào lãnh đạo nổ ra vào năm 874.

– Nhà Đường bị lật đổ, Trung Quốc rơi vào thời kì Ngũ đại – Thập quốc nhưng Triệu Khuông Dẫn lại tiêu diệt được các thế lực phong kiến khác, lập ra nhà Tống vào năm 960. Sau đó, miền Bắc Tống lại bị nước Kim đánh chiếm. Đến cuối thế kỉ XIII, cả hai nước Kim và Nam Tống lần lượt bị Mông Cổ tiêu diệt.

c. Trung Quốc thời Minh, Thanh

* Nhà Minh [ 1368 – 1644]

– Năm 1368 Chu Nguyên Chương lãnh đạo khởi nghĩa nông dân thắng lợi, lên ngôi vua lập ra nhà Minh.

– Về kinh tế:

+ Xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa.

+ Nông nghiệp: Kĩ thuật canh tác có nhiều tiến bộ, diện tích mở rộng, sản lượng tăng, hình thức bỏ vốn trước thu sản phẩm sau.

+ Thủ công nghiệp: Xuất hiện công thương thủ công [giấy, dệt, gốm…]

+ Thương nghiệp: Phát triển, thành thị mở rộng và phồn thịnh, trung tâm chính trị và kinh tế lớn nhất đó chính là Bắc Kinh và Nam Kinh.

– Về chính trị:

+ Bỏ chức Thái úy và Thừa tướng, vua nắm quyền chỉ huy quân đội.

+ Lập ra 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công [Quan Thượng Thư phụ trách]

+ Các bộ chỉ đạo trực tiếp quan ở các tỉnh.

* Chính sách của nhà Thanh:

– Đối nội: Áp bức dân tộc, mua chuộc địa chủ người Hán.

– Đối ngoại: Thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng”

-> Chế độ phong kiến nhà Thanh sụp đổ năm 1911.

Bản đồ Trung Quốc thời nhà Thanh

– Về đối ngoại: Mở rộng xâm lược ra bên ngoài.

– Tư tưởng

+ Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến, về sau Nho giáo càng trở nên bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội.

+ Phật giáo cũng thịnh hành nhất là thời Đường

– Sử học:

+ Tư Mã Thiên với bộ sử ký.

– Văn học

+ Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường

+ Tiểu thuyết phát triển mạnh ở thời Minh – Thanh.

– Khoa học kỹ thuật: Đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực hàng hải, nghề in, làm giấy, gốm, dệt, luyện sắt, và kỹ thuật xây dựng các cung điện phục vụ cho chế độ phong kiến.

Chế độ quân điền thời Đường có nội dung cơ bản là

A.Chia ruộng đất hoang cho quan lại.

B.Chia ruộng đất công và bỏ hoang cho nông dân.

C.Lấy lại ruộng đất công ban thưởng cho người có công.

D.Chia ruộng đất đều cho quan lại và nông dân.

Đáp án và lời giải

Đáp án:B

Lời giải:Lời giải:
Cùng với các biện pháp giảm tô, thuế, bớt sưu dịch, nhà Đường còn lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang đem chia cho nông dân gọi là chế độ quân điền.

Vậy đáp án đúng là B.

Câu hỏi thuộc đề thi sau. Bạn có muốn thi thử?

Bài tập trắc nghiệm 45 phút Bài 5: Trung Quốc thời Phong Kiến - Lịch sử 10 - Đề số 2

Làm bài

Chia sẻ

Một số câu hỏi khác cùng bài thi.

  • Triều đại phong kiến đã thực hiện xóa bỏ các chức quan trung gian ở trung ương như Thừa tướng, Thái úy và thay vào đó là các thượng thư phụ trách các bộ là

  • Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ gọi là

  • Vua Tần xưng là

  • Vì sao Trung Quốc phải thực hiện bế quan toả cảng

  • Tại sao Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến Trung Quốc cũng như ở một số nước phương Đông khác, trong đó có Việt Nam?

  • Con đường thương mại nổi tiếng từ Trung Quốc, qua Tây Á tới châu Âu thời cổ trung đại được gọi là

  • Ý nào không đúng về các thành phần xã hội dưới thời Tần

  • Chính sách đối ngoại của nhà Thanh đối với phương Tây là

  • Thể thơ nổi tiếng thời phong kiến trung quốc là

  • Nhà Tần tồn tại trong khoảng thời gian

  • Chế độ quân điền thời Đường có nội dung cơ bản là

  • Yếu tố nào tạo nên sự khác biệt giữa nông dân tự canh và nông dân lính canh dưới thời Tần

  • Biểu hiện của quan hệ sản xuất phong kiến ở Trung Quốc dưới thời nhà Tần như thế nào

  • Sắp xếp các triều đại phong kiến của Trung Quốc theo thời gian xuất hiện
    1. Nhà Tần. 2. Nhà Minh. 3. Nhà Đường. 4. Nhà Thanh.

  • Hoàng đế Trung Hoa chia đất nước thành

  • Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc là

  • Điền từ đúng vào chỗ trống đề hoàn thiện đoạn dữ liệu sau
    Người đầu tiên khởi xướng Nho học là …. Đến thời Hán Vũ Đế … trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền. … ở Trung Quốc cũng thịnh hành, nhất là vào thời Đường

  • Ở Trung Quốc dưới thời Đường, nhà thơ nổi tiếng được nhân dân suy tôn làm “Thi thánh” là

  • Nhà Thanh ở Trung Quốc là

  • Trong bộ máy nhà nước thời Tần, đứng đầu quan văn – võ là

  • Thủy Hử là tác phẩm nổi tiếng ở Trung Quốc của tác giả

  • Thành tựu về toán học vĩ đại của người trung quốc là gì

  • Tại sao kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triễn dưới thời Minh-Thanh

  • Đâu là thành tựu khoa học của Trung Hoa phong kiến

  • Ý nào không phản ánh đúng nội dung cơ bản của Nho giáo

Một số câu hỏi khác có thể bạn quan tâm.

  • Đặc điểm nào sau đây không phải của vật chất sống?

  • Điều nào sau đây đúng khi nói về tế bào?

  • Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định ở một thời điểm xác định có quan hệ sinh sản với nhau được gọi là

  • Điểm giống nhau về cấu tạo của prôtêin và axit nuclêic là

  • Tập hợp các cơ quan bộ phận của cơ thể cùng thực hiện một chức năng được gọi là

  • Ở sinh vật, đơn vị quần xã dùng để chỉ tập hợp của

  • Một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của nó được gọi là

  • Đặc điểm chung của trùng roi, amip, vi khuẩn là

  • Điều nào sau đây đúng khi nói về một hệ thống sống?

  • Sự phân chia sinh vật trong tự nhiên thành hai giới: giới động vật và giới thực vật là của

Video liên quan

Chủ Đề