Khu đặc quyền kinh tế là gì

Các khái niệm về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được quy định rõ ràng, đầy đủ trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

Vùng đặc quyền kinh tế

Điều 57 Luật Biển 1982 nêu rõ Vùng đặc quyền kinh tế không mở rộng quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng đặc thù trong đó quốc gia ven biển thực hiện thẩm quyền riêng biệt của mình nhằm mục đích kinh tế được Công ước về Luật Biển 1982 quy định:

Đối với các quốc gia ven biển: Quốc gia ven biển có các quyền chủ quyền về việc thăm dò, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên sinh vật hoặc không sinh vật của vùng nước đáy biển, của đáy biển và vùng đất dưới đáy biển cũng như những hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế.

Các vùng biển của quốc gia theo Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982. [Ảnh: tuyengiao.vn]

Đối với các quốc gia khác: Được hưởng quyền tự do hàng hải, hàng không; được tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, được tự do sử dụng biển vào các mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế. Tuy nhiên, mọi tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn khai thác tài nguyên trên vùng đặc quyền kinh tế phải có sự xin phép và đồng ý của quốc gia ven biển.

Thềm lục địa

Khoản 1 và khoản 5 Điều 76 của Luật biển năm 1982 có quy định về thềm lục địa, theo đó thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển, trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia này cho đến bờ ngoài của rìa lục địa hoặc tới giới hạn 200 hải lý tính từ đường cơ sở khi bờ ngoài của rìa lục địa ở khoảng cách gần hơn.

Tuy nhiên, bề rộng tối đa của Thềm lục địa tính theo bờ ngoài của rìa lục địa, không được vượt quá giới hạn 350 hải lý tính từ Đường cơ sở, hoặc không quá 100 hải lý bên ngoài đường thẳng sâu 2.500m. Như vậy Thềm lục địa cách đường cơ sở từ 200 đến tối đa là 350 hải lý tùy theo nền của lục địa.

Quốc gia ven biển thực hiện các quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên [khoáng sản, tài nguyên không sinh vật như dầu khí, các tài nguyên sinh vật như cá, tôm...] của mình. Vì đây là đặc quyền của quốc gia ven biển nên không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy nếu không có sự thỏa thuận của quốc gia đó. Nghĩa là chỉ quốc gia ven biển mới có quyền cho phép và quy định việc khoan ở thềm lục địa bất kỳ vào mục đích gì. Tuy nhiên, quốc gia ven biển khi thực hiện quyền đối với thềm lục địa không được đụng chạm đến chế độ pháp lý của vùng nước phía trên, không được gây thiệt hại đến hàng hải hay các quyền tự do của các quốc gia khác.

Khi tiến hành khai thác thềm lục địa ngoài 200 hải lý kể từ đường cơ sở, quốc gia ven biển phải nộp một khoản đóng góp tiền hay hiện vật theo quy định của công ước. Quốc gia ven biển có quyền tài phán về nghiên cứu khoa học. Mọi nghiên cứu khoa học biển trên thềm lục địa phải có sự đồng ý của quốc gia ven biển. Tất cả các quốc gia khác đều có quyền lắp đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa. Quốc gia đặt cáp hoặc ống dẫn ngầm phải thỏa thuận với quốc gia ven biển về tuyến đường đi của ống dẫn hoặc đường cáp đó.

Như vậy đối với những khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, chỉ có Việt Nam mới có quyền thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Mọi hành động thăm dò và khai thác của quốc gia khác mà không được sự đồng ý và thỏa thuận của Việt Nam là xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Mặc dù đã được quy định rõ ràng như vậy nhưng thời gian qua nhiều nước đang phớt lờ, không thực thi Công ước Luật biển năm 1982, vi phạm chủ quyền biển đảo, đe dọa đến chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Đặc biệt, hành vi mới đây của nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam biển Đông.

Trong tuyên bố đưa ra mới đây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng một lần nữa nhấn mạnh Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển ở biển Đông được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và các nước ở biển Đông đều là thành viên.

Do đó, mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam phải tuân thủ các quy định có liên quan của UNCLOS 1982, pháp luật Việt Nam. Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam nếu không được phép của Việt Nam đều vô giá trị, xâm phạm vùng biển Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.

Đặc khu kinh tế, hay khu kinh tế đặc biệt [SEZ] là một khu vực được luật kinh doanh và thương mại khác với phần còn lại của đất nước. Các SEZ nằm trong biên giới quốc gia và mục tiêu bao gồm tăng cán cân thương mại, việc làm, tăng đầu tư, tạo việc làm và quản trị hiệu quả. Để khuyến khích các doanh nghiệp thành lập trong khu vực, các chính sách tài chính được đưa ra. Những chính sách này thường bao gồm đầu tư, thuế, giao dịch, hạn ngạch, hải quan và quy định lao động. Ngoài ra, các công ty có thể được cung cấp các ngày lễ thuế, khi thành lập chính họ trong một khu vực, họ được cấp một khoảng thời gian đánh thuế thấp hơn.

Việc tạo ra các đặc khu kinh tế của nước sở tại có thể được thúc đẩy bởi mong muốn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI]. Lợi ích mà một công ty đạt được khi ở trong một khu kinh tế đặc biệt có thể có nghĩa là nó có thể sản xuất và kinh doanh hàng hóa với giá thấp hơn, nhằm mục đích cạnh tranh toàn cầu.

Định nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Định nghĩa của SEZ được xác định bởi từng quốc gia. Theo Ngân hàng Thế giới năm 2008, đặc khu kinh tế hiện đại thường bao gồm "khu vực giới hạn về mặt địa lý, thường được bảo đảm về mặt vật lý [có rào chắn]; quản lý hoặc điều hành duy nhất; quản lý hoặc quản trị đơn lẻ; đủ điều kiện nhận trợ cấp dựa trên vị trí thực tế trong khu vực; khu vực hải quan riêng biệt [lợi ích miễn thuế] và các thủ tục hợp lý."

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Các SEZ hiện đại xuất hiện từ cuối những năm 1950 tại các nước công nghiệp. Đầu tiên là ở sân bay Shannon ở Clare, Ireland. Từ những năm 1970 trở đi, các khu vực cung cấp sản xuất thâm dụng lao động đã được thành lập, bắt đầu từ châu Mỹ Latinh và Đông Á. Lần đầu tiên ở Trung Quốc sau khi Trung Quốc khai trương năm 1979 bởi Đặng Tiểu Bình là Đặc khu kinh tế Thâm Quyến nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài và đồng thời đẩy mạnh công nghiệp hóa trong khu vực này. Những khu vực này thu hút đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia.

Một xu hướng gần đây đã được các nước châu Phi thiết lập SEZ hợp tác với Trung Quốc.

Phân loại đặc khu[sửa | sửa mã nguồn]

Thuật ngữ đặc khu kinh tế có thể bao gồm:

  • Khu chế xuất [Free-trade zones - FTZ]
  • Export processing zones [EPZ]
  • Khu kinh tế tự do [Free zones/ Free economic zones - FZ/ FEZ]
  • Khu công nghiệp [Industrial parks/ industrial estates - IE]
  • Free ports
  • Công viên hậu cần ngoại quan/được bảo lãnh [Bonded logistics parks - BLP]
  • Khu doanh nghiệp đô thị [Urban enterprise zones]

Ngân hàng Thế giới đã tạo ra bảng dưới đây để làm rõ sự khác biệt giữa các loại đặc khu kinh tế:

Type Objective Size Typical Location Typical Activities Markets FTZ Support trade

Chủ Đề