Không ngâm thịt, cá trong nước để

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC   -  Sau khi học bài xong, HS hiểu được:   • Sự cần thiết phải bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn. • Cách bảo quản phù hợp để các chất dinh dưỡng không bị mất di trong quá trình chế biến thực phẩm. • Áp dụng hợp lý các qui trình chế biến và bảo quản nguồn thực phẩm để tạo nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe va thể lực.  

B. CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG

 

1. Chuẩn bị nội dung

  • Nghiên cứu tài liệu giảng dạy. SGK và tài liệu tham khảo sưu tầm. • Dự kiến nội dung thực hiện bài giảng.  

2. Phân bố bài giảng

  Tiết 1 : I. Bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến. Tiết 2: II. Bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn.  

3. Chuẩn bị đồ dùng dạy học

  • Các hình vẽ phóng to từ hình 3.17 đến hình 3.19 trong SGK. • Tranh ảnh mẫu vật có liên quan đến bài giảng để minh họa, mở rộng kiến thức.  

C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

 

♦ Kiểm tra bài cũ:

1. Tại sao phái giữ vệ sinh thực phẩm? 2. Muôn đảm bảo an toàn thực phẩm cần lưu ý những yếu tố nào?   ♦ Giới thiệu bài mới:   Trong quá trình chế biến thức ăn các chất dinh dưỡng cỏ trong thực phẩm thường bị mất đi nhất là những chất dễ tan trong nước và trong hơi nước. Muốn bảo quản tốt giá trị dinh dưỡng của thực phẩm ta phải chú trọng vấn đề bảo quản chu đáo các chất dinh dưỡng khi chế biến. Hỏi: Vậy ta phải bảo quản như thế nào nguồn dinh dưỡng? + Bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến cũng như trong suốt quá trình chế biến. Hỏi: Em hãy nhắc lại cho cả lớp nghe các chất dinh dưỡng đã học? Những chất dinh dưỡng nào dễ tan trong nước? GV: Bổ sung: sinh tố C, nhóm B và PP, chất khoáng...  

I. Bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến

  Hỏi: Em cho biết những thực phẩm nào dễ bị mất chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến. (HS dựa trên cơ sở kiến thức bài dinh dưỡng đã học để trả lời). + Đó là thịt, cá, rau. củ, quả, đâu hạt, ngũ cốc.  

1. Thịt, cá

  HS: Quan sát hình 3.17 (SGK) và đọc các chất dinh dưỡng ghi trên đó. Hỏi: Biện pháp bảo quản các chất dinh dưỡng trong thịt, cá là gì? GV: Thịt cá khi mua ở chợ về cần làm ngay, nếu để ươn, ôi thì mới làm thì nguồn dinh dưỡng sẽ bị tiêu hao. - Thịt: rửa sạch trước khi thái, - Cá: làm sạch vảy, nhớt, bỏ ruột, bóc hết màng đen (rất tanh) rửa lại sạch sẽ rồi pha khúc. - Tôm: bỏ đầu, râu rửa sạch để ráo nước, nếu là tôm trứng thì nên rửa bằng nước ấm để trứng không bị rơi ra.   Hỏi: Tại sao thịt cá khi đã thái, pha khúc rồi lại không rửa lại?   + Mất vitamin, chất khoáng... dễ tan trong nước.   GV kết luận:   Khi chuẩn bị chế biên (sơ chế) thực phẩm cần lưu ý:   - Không ngâm rửa thịt, cá sau khi cắt, thái vì chất khoáng và sinh tố dễ bị mất đi. - Cần quan tâm bảo quản thực phẩm một cách chu đáo để góp phần làm tăng giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. + Không để ruồi, nhặng dậu vào. + Cần giữ thịt, cá ở nhiệt độ thích hợp để không bị ôi, ươn... 2. Rau, củ, quả, đậu hạt tươi   HS: Quan sát hình 3.18 (SGK).   Hỏi: Em cho biết tên các loại rau, củ, quả thường dùng? Hỏi: Rau, củ, quả trước khi chế biến phải qua thao tác gì? + Trước khi sử dụng phải gọt vỏ, rửa, cắt, thái... GV: Tùy loại rau, củ, quả có cách rửa, gọt khác nhau. - Rau xanh: loại bỏ phần lá già, úa, gốc trước khi rửa, rau cải rửa sạch rồi mới cắt, rau ngót rửa sạch rồi mới vò (để tránh mất vitamin). Không ngâm rau lâu trong nước tránh mất vitamin C. - Các loại củ nên rửa sạch đất trước khi gọt vỏ: xu hào, cải trắng, củ đậu... Khoai tây đã mọc mầm thì bỏ vì mầm khoai tây rất độc. - Quả: cần rửa sạch, để ráo nước rồi mới gọt.   * Khi sơ chế rau, củ, quả không đúng cách thì sinh tố và chất khoáng dễ bị tiêu huỷ ngay trong quá trình sơ chế, nên cần để nguyên trạng thái rửa sạch trước khi cắt, gọt.   GV kết luận:   - Để rau, củ, quả không bị mất chất dinh dưỡng và hợp vệ sinh nên rửa rau thật sạch, nhẹ nhàng, không đỗ nát. không ngâm lâu trong nước, không thái nhỏ khi rửa và không dể khô héo, chỉ nên cát nhỏ trước khi nấu. - Rau củ quả ăn sống nên rửa cả quả, gọt vỏ trước khi ăn.  

3. Đậu hạt khô, gạo

  HS: Em hãy nêu tên các loại đậu hạt, ngũ cốc thường dùng trong hình 3.19 (SGK). Hỏi: Với các loại hạt khô có cách bảo quản như thế nào? GV: Các loại đậu, hạt khô, gạo rất dễ bị mốc, mọt do đó khi mua về nên phơi lại cho thật khô, loại trừ hạt bị sâu, mốc (nếu có) để thật nguội rồi mới cho vào lọ đậy kín, để nơi khô ráo tránh mốc, mọt, thỉnh thoảng kiểm tra lại. - Gạo tẻ, gạo nếp: chỉ nên mua ăn vừa đủ cho thời gian dự tính, (gạo tẻ) gạo nếp dùng đến đâu mua đến đó vì gạo rất hay bị mốc, mọt. Khi vo không nên vo kỹ quá sẽ làm mất đi lượng vitamin B có ở vỏ lụa sát hạt gạo (sau khi đã loại bỏ vỏ trấu và mọt phần cám gạo.  

♦ Dặn dò

 

Đọc phần II (SGK) - Bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Giải vở bài tập công nghệ 6 – Bài 17: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

  • Giải Công Nghệ Lớp 6

    • Sách Giáo Khoa Công Nghệ Lớp 6
    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 6

    – Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng của thực phẩm?

    Lời giải:

    Do chất dinh dưỡng của thực phẩm thường bị mất đi trong quá trình chế biến (khi chuẩn bị và cả trong chế biến).

    – Bảo quản chất dinh dưỡng phải tiến hành trong những trường hợp nào?

    Lời giải:

    Trong trường hợp trước khi chế biến và trong khi chế biến.

    I – BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG KHI CHUẨN BỊ CHẾ BIẾN (Trang 58 – vbt Công nghệ 6)

    Em hãy quan sát các hình 3.17 – 3.18 và 3.19 (tr.81, 82 – SGK) và ghi vào bảng dưới đây các chất dinh dưỡng của thực phẩm cần được bảo quản và biện pháp bảo quản thích hợp.

    Lời giải:

    TÊN THỰC PHẨM (1) CHẤT DINH DƯỠNG (2) BIỆN PHÁP BẢO QUẢN (3)
    1. Thịt (h.3.17a)

    – Chất đạm

    – Chất béo

    – Chất khoáng

    – Sinh tố

    – Không ngâm, rửa thịt sau khi cắt thái vì sinh tố và chất khoáng dễ bị mất đi

    – Không để ruồi, bọ bâu vào.

    – Giữ cá ở nhiệt độ thích hợp

    2. Cá (h.3.17b)

    – Chất đạm

    – Chất béo

    – Chất khoáng

    – Sinh tố

    – Không ngâm, rửa cá sau khi cắt thái vì sinh tố và chất khoáng dễ bị mất đi

    – Không để ruồi, bọ bâu vào.

    – Giữ thịt, cá ở nhiệt độ thích hợp

    3. Rau, củ, quả, đậu hạt tươi (h.3.18)

    – Chất khoáng

    – Sinh tố

    – Rửa rau thật sạch, chỉ nên cắt thái sau khi rửa và không để khô héo.

    – Rau, củ, quả ăn sống nên gọt vỏ trước khi ăn.

    4. Đậu hạt khô, gạo (h.3.19) – Chất béo – Để các loại đậu hạt khô, gạo nơi khô ráo, thoáng mát và trên cao.

    II – BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG KHI CHẾ BIẾN (Trang 59 – vbt Công nghệ 6)

    1. Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khí chế biến món ăn?

    Em hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống (…) các câu sau đây:

    Lời giải:

    – Trong khi chế biến món ăn, chất dinh dưỡng sẽ bị hao hụt.

    – Đun nấu lâu sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong nước như sinh tố C, sinh tố nhóm B và PP

    – Rán lâu sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong chất béo như sinh tố A, D, E, K.

    Cần phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng như thế nào cho phù hợp?

    Em hãy điền dấu (x) vào cột Đ (đúng) hoặc S (sai) và giải thích tại sao?

    Lời giải:

    CÂU HỎI (1) Đ (2) S (3) TẠI SAO? (4)

    1. Khi nấu cơm, nên dùng gạo xát thật trắng để cơm được thơm ngon và bổ dưỡng

    2. Nên vo gạo thật kĩ để loại bỏ cát bụi và hạt cơm được sạch

    3. Không nên chắt bỏ nước cơm

    4. Cần phải chắt bỏ nước cơm để hạt cơm được khô ráo.

    5. Không nên hâm thức ăn nhiều lần

    6. Khi nấu thức ăn có nước, cần phải khuấy nhiều để thức ăn được chín đều

    7. Khi luộc hay nấu nên cho thực phẩm vào lúc bắt đầu nấu nước để thực phẩm được chón từ từ và mềm đều

    x

    x

    x

    x

    x

    x

    x

    Gạo xát thật trắng sẽ mất rất nhiều chất dinh dưỡng

    Gạo có rất nhiều bụi, cát cần phải được rửa sạch.

    Nước cơm chứa nhiều sinh tố, chất khoáng.

    Khi nấu cơm nước sẽ bốc hơi và sinh tố được giữ lại.

    Sẽ mất các chất dinh dưỡng.

    Khuấy nhiều sẽ làm nát thức ăn, mất chất dinh dưỡng.

    Chỉ nên luộc khi nước đã sôi để không bị hao hụt chất dinh dưỡng

    2. Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đối với các thành phần dinh dưỡng

    Em hãy điền vào chỗ trống (…) nội dung thích hợp theo bảng dưới đây:

    Lời giải:

    CHÂT DINH DƯỠNG ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ

    a) Chất đạm

    b) Chất béo

    c) Sinh tố

    d) Chất khoáng

    e) Đường bột

    Đun nóng quá cao, giá trị dinh dưỡng bị giảm đi

    Sinh tố A sẽ bị mất đi nếu đun nóng quá cao

    Sinh tố dễ bị mất đi, nhất là các chất tan trong nước.

    Một phần chất khoáng bị hoà tan vào nước

    Đường bị biến mất, bột bị cháy đen nếu nhiệt độ quá cao

    Trả lời câu hỏi

    Câu 1 (Trang 60 – vbt Công nghệ 6): Những chất dinh dưỡng có trong thực phẩm dễ bị hao tổn nhiều trong quá trình chế biến là

    Lời giải:

    Các chất dinh dưỡng trong thực phẩm dễ bị hao tổn nhiều trong quá trình chế biến:

    – Đun lâu mất nhiều sinh tố, nhất là sinh tố tan trong nước như sinh tố C, sinh tố B và PP.

    – Rán lâu mất nhiều sinh tố, nhất là sinh tố tan trong chất béo như sinh tố A, D, E, K.

    – Sinh tố B1 có trong nước cơm.

    Câu 2 (Trang 61 – vbt Công nghệ 6): Hãy điền vào chỗ trống (…) nội dung thích hợp theo bảng dưới đây:

    Lời giải:

    TÊN SINH TỐ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG BIỆN PHÁP BẢO QUẢN
    Sinh tố tan trong nước: C, B và PP Có lợi cho cơ thể

    Hạn chế khuấy khi nấu

    Không nên cho vào nồi quá sớm.

    Sinh tố tan trong chất béo: A, D, E và K. Có lợi cho sức khoẻ con người Không nên đun lại

    Câu 3 (Trang 61 – vbt Công nghệ 6): Em hãy ghi các biện pháp bảo quản các thực phẩm trong bảng dưới đây để chất dinh dưỡng không bị mất đi trong quá trình chế biến vả sử dụng

    Lời giải:

    TÊN THỰC PHẨM BIÊN PHÁP BẢO QUẢN

    1. Thịt bò

    2. Tôm tươi

    3. Rau cải

    4. Cà chua

    5. Giá đỗ

    6. Khoai tây

    7. Cà rốt

    8. Trái cây tráng miệng

    Rửa sạch, thái nhỏ và bảo quản kĩ.

    Rửa sạch, bảo quản kĩ.

    Rửa sạch, bảo quản kĩ.

    Rửa sạch, để nơi khô ráo.

    Rửa sạch, bảo quản kĩ.

    Rửa sạch, để nơi khô ráo thoáng mát.

    Rửa sạch, để nơi khô ráo thoáng mát.

    Rửa sạch, bảo quản kĩ.

    Câu 4 (Trang 61 – vbt Công nghệ 6): Em hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống (…) các câu sau đây để nêu cách bảo quản lượng sinh tố C có trong thực phẩm:

    Lời giải:

    – Sinh tố C tan trong nước, cần quan tâm thực phẩm thật chu đáo trong khi chế biến cũng như trong khi bảo quản; không khuấy thực phẩm trong nước và không đun nấu quá lâu.