Khoảng cách an toàn khi chụp x-quang

Tin chuyên ngành  , 12-10-2020

Máy chụp X quang sử dụng tia X có khả năng xuyên qua các tế bào và các mô cực mạnh. Đây là một loại tia có ảnh hưởng đối với sức khoẻ con người. Chính vì thế việc cần hạn chế chụp X quang cũng như tiếp xúc trong môi trường có nhiều tia X để đảm bảo sức khoẻ của mình. Vậy các vấn đề an toàn đối với người sử dụng và bệnh nhân khi tiến hành chụp X quang là gì?

Nếu bị phơi nhiễm tia X hoặc làm việc trong môi trường có cường độ tia X cao mà không được bảo vệ cẩn thận rất có thể mắc các chứng bệnh nguy hiểm như ung thư hoặc vô sinh,.. Đối với phụ nữ mang thai và các trẻ nhỏ, tốt nhất không nên chụp X quang và tránh xa môi trường có tia X vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Với máy siêu âm, chỉ phát ra sóng siêu âm, sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé, thì máy chụp X quang lại có hại đối với sức khoẻ của trực tiếp của người mẹ và thai nhi.

Tham khảo thêm: 

  • Tác hại của tia X
  • Các bác sĩ cần lưu ý điều gì khi tiến hành chụp x quang

Khi chụp X quang, các bác sĩ và bệnh nhân cần lưu ý 

Những vấn đề an toàn khi chụp X quang

  • Đối với phòng chụp X quang: Đóng kín ngõ ra của tia bằng vật hấp thụ phóng xạ ở tại bóng đèn. Dùng tấm lọc tia phải có bề dày ít nhất 1mm - 2mm nhôm đặt ở cửa sổ đầu đèn. Điều khiển chống tia để tránh bộ phận sinh dục và dùng tấm chắn cao su chì để bảo vệ bộ phận sinh dục khi chẩn đoán phần bụng của bệnh nhân nam, nữ và cả vùng ngực bệnh nhân. Tường và cửa của phòng chụp X quang cần được tráng barit hoặc ốp chì, kính chỉ đảm bảo tia X không thoát ra ngoài
  • Đối với kỹ thuật viên X quang: Kỹ thuật viên sử dụng máy X quang cần mặc quần áo bảo hộ, chuẩn bị cho bệnh nhân thật kỹ để tránh cho bệnh nhân phải chẩn đoán lại, nên dùng loại phim có lớp nhũ tương độ bắt sáng cao nhất và dùng bìa tăng sáng siêu nhạy. Sử dụng bộ thời gian tự động như là tế bào quang điện bằng ion để giảm thiểu việc chụp phim lần 2. Thời gian chụp không được lâu và bệnh nhân không được chụp ảnh nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định
  • Đối với bệnh nhân: Thực hiện đúng hướng dẫn của kỹ thuật viên để cho hình ảnh X quang rõ ràng, tránh phải chụp nhiều lần.

Hiện nay, hầu như các dòng máy chụp X quang đều có tấm hấp thụ phóng xạ giúp giảm thiểu ô nhiễm tia X, các phòng X quang được thiết kế đảm bảo an toàn cùng với đó là sự phát triển của các dòng máy chụp X quang như máy chụp X quang kỹ thuật số giúp các bác sĩ chỉ cần thao tác qua máy tính, lưu trữ hình ảnh, hình ảnh sắc nét, rõ ràng, và giảm thiểu ảnh hưởng đối với sức khoẻ.

Trên đây là một số vấn đề an toàn mà kỹ thuật viên và bệnh nhân cần lưu ý. Bên cạnh đó, cũng nên thiết kế phòng chụp X quang đúng tiêu chuẩn để có thể chẩn đoán hình ảnh chính xác. Các bệnh nhân nên hạn chế hết mức có thể việc chụp X quang để tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Trong xã hội phát triển hiện nay, người dân có điều kiện tiếp cận với trang thiết bị y tế hiện đại để phát hiện sớm và chữa trị các bệnh lý. Trong đó, chụp X - quang là một trong những kỹ thuật cận lâm sàng được sử dụng ngày càng phổ biến. Nhiều người thường đặt câu hỏi thắc mắc: chụp X – quang nhiều sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe; khoảng cách thời gian giữa 2 lần chụp X - quang bao lâu là phù hợp… bài viết sẽ phần nào giải đáp những câu hỏi đó.

1. Chụp X-quang là gì?

Chụp X – quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp tạo ra hình ảnh rõ nét về hệ cơ xương và một số mô trong cơ thể. Từ kết quả đó giúp bác sĩ đưa ra các chẩn đoán và phương hướng điều trị cho phù hợp với bệnh nhân, đặc biệt là bệnh liên quan đến xương khớp, tim mạch, hô hấp và những bệnh lý khác.

Chụp X – quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp tạo ra hình ảnh rõ nét về hệ cơ xương và một số mô trong cơ thể

Một số bệnh lý thường chụp X - quang:

– Gãy xương

– Sâu răng

– Bệnh lý ở phổi

– Bệnh lý ở tim

– Tắc mạch máu

– Đau tức ngực…

2. Chụp X - quang có tác động đến sức khỏe không?

Chụp X- quang là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia bức xạ X, trong quá trình chụp một số tia X sẽ tồn tại trong cơ thể người, có thể gây ảnh hưởng đến một số bộ phận như xương, tủy, da hoặc bộ phận sinh sản... Do đó, khi chụp X – quang cần đến cơ sở y tế uy tín, trang thiết bị hiện đại, đảm bảo các yếu tố: Phòng chụp, máy chụp đạt chuẩn, đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn

Chụp X – quang tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Đối với các trường hợp sau không nên chỉ định chụp X - quang:

- Phụ nữ mang thai, nhất là trong thời gian ba tháng đầu

- Người đang ở giai đoạn nghiêm trọng của bệnh lý

- Người bị tràn khí màng phổi hoặc chảy máu…

Đối với trẻ em có thể điều chỉnh lượng tia X sao cho phù hợp với độ tuổi và cân nặng nhằm đảm bảo sự không có sự tác động của tia X đến sức khỏe của trẻ.

Một số trường hợp cần tiêm thuốc cản quang để phục vụ chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất. Thuốc cản quang có thể gây ra một số tác dụng phụ nên bác sĩ phải cân nhắc thật kỹ và chỉ định chụp trong trường hợp thật sự cần thiết hoặc sử dụng phương pháp khác để hỗ trợ chẩn đoán.

3. Khoảng cách giữa 2 lần chụp X – quang là bao lâu

Trong điều kiện hiện nay, với sự ra đời các trang thiết bị máy móc y tế hiện đại giúp giảm đi rất nhiều những tác hại không cần thiết ảnh hưởng lên cơ thể người bệnh nhưng vẫn mang lại hiệu quả rất cao trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý. Dù vậy, chúng ta không nên quá phụ thuộc và lạm dụng việc chụp X – quang vào trong chẩn đoán và điều trị bệnh bởi sẽ gây những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe bệnh nhân. Những trường hợp thực sự cần thiết phải chụp X - quang nhằm chẩn đoán, phục vụ điều trị, theo dõi bệnh thì bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp. Trừ trường hợp đặc biệt cần bệnh nhân phải tiến hành chụp nhiều lần trong thời gian ngắn thì bác sĩ sẽ phân tích và hướng dẫn cụ thể, không tự ý đến các cơ sở y tế khác nhau chụp X – quang. Người bệnh không nên lo ngại ảnh hưởng tia X mà chậm trễ đến các cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe hoặc khám chữa bệnh. Vậy thời gian bao lâu là phù hợp cho khoảng cách các lần chụp X – quang? Vấn đề này người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Trong chẩn đoán và điều trị bệnh, bác sĩ có thể chỉ định chụp X – quang dù người bệnh mới chụp vài ngày hoặc 1 tuần. Nếu kết quả X - quang còn sử dụng được thì người bệnh không cần chụp lại. Bệnh nhân không nên tự ý đi chụp ở các cơ sở y tế khác nhau mà không có chỉ định của bác sĩ. Đối với các trường hợp kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc không có vấn đề về bệnh lý, có thể chụp X - quang để biết tình trạng cơ thể trong thời gian khoảng 6 tháng/lần hoặc 1 năm/1 lần.

4. Kết luận

Ngày nay, chụp X – quang là một trong những phương tiện chẩn đoán hình ảnh giúp hỗ trợ phát hiện sớm và điều trị rất nhiều bệnh lý với ưu điểm nhanh chóng, rẻ tiền và hiệu quả cao. Bên cạnh những lợi ích mang lại thì chụp xquang có thể có những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe vì vậy nên đến các cơ sở y tế lớn, có bề dày kinh nghiệm và được trang bị hệ thống y tế hiện đại, phòng chụp đạt tiêu chuẩn, đảm bảo quá trình chụp X- quang diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và hạn chế những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh [MEDDIM] thuộc Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị y tế tiên tiến cùng đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, luôn là cơ sở uy tín cho người bệnh đến thăm khám.Hiện nay, MEDDIM đang tích cực đầu tư hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại với nhiều dịch vụ ưu đãi. Mọi thắc mắc cần được tư vấn vui lòng gọi đến tổng đài 1900565656 để được hỗ trợ.

Tai nạn, gãy xương hay mỏi mệt, đau đầu, tức ngực, khó thở… đến các phòng khám hoặc bệnh viện là được chỉ định chụp X-quang hoặc CT, nhiều người bệnh không biết rằng chụp X-quang, CT thường xuyên sẽ tiềm ẩn những mối nguy lớn với sức khoẻ.

Người bệnh nên chọn nơi chụp có thiết bị mới, uy tín, đảm bảo chất lượng.Ảnh Bee.net

Nhiều trường hợp, để thu hồi vốn đầu tư, không ít bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân chụp X-quang nhiều lần trong thời gian ngắn. Cứ vào bệnh viện là được chỉ định chụp X-quang, chưa cần biết bệnh gì. Chụp X-quang đã thành một danh mục sẵn có của việc khám sức khỏe định kỳ. Một số trường hợp được chỉ định chụp CT, trong khi đây là máy chụp với 64 lớp cắt có liều tia rất cao, nên bệnh nhân chắc chắn bị ảnh hưởng nhất định. Rồi nhiều trường hợp do sơ sểnh, bệnh nhân phải chiếu xạ liều cao mà hiệu quả trị bệnh lại thấp.

Theo Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ hạt nhân [Bộ KH&CN], hiện chỉ có khoảng 3.000 bác sĩ, nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với nguồn phóng xạ đang được kiểm soát, theo dõi liều chiếu xạ hằng quý theo đúng pháp lệnh. Đối với các bệnh nhân thì hoàn toàn để ngỏ.

Ông Nguyễn Văn Nọi, Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật an toàn bức xạ và hạt nhân cho biết, về nguyên tắc, chiếu xạ vào người là có hại, đặc biệt là với liều lượng cao. Dù công tác thanh tra đã được siết chặt song tình trạng chụp X-quang, CT không kiểm soát vẫn tiếp diễn nếu người bệnh không có ý thức tự bảo vệ mình.

Theo các chuyên gia, nguy cơ bị nhiễm xạ từ việc chụp X-quang là có. Bản thân người bệnh phải có ý thức bảo vệ mình bằng cách chọn những phòng chụp có uy tín, được kiểm định và có những chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ.

Không chụp X-quang quá 3 - 5 lần một năm

Ông Đặng Thanh Lương, Cục An toàn bức xạ Hạt nhân cho biết, máy X-quang được sử dụng trên nguyên lý tạo và thu nhận tia X. Tia X là một loại bức xạ ion hoá. Khi đâm qua vật chất, tia X bị hấp thụ. Độ hấp thụ tia X phụ thuộc vào vật chất. Trong cơ thể người, xương có độ hấp thụ cao hơn các mô mềm khác... Vì vậy, khi sử dụng máy X-quang phải tuân theo các yêu cầu quy định về thiết bị và phòng ốc để đảm bảo an toàn bức xạ cho người bệnh và y bác sĩ. Mỗi người không nên chụp X-quang quá 3 - 5 lần một năm. Chỉ khi nào có bệnh hoặc nghi ngờ có bệnh hãy chụp X-quang.

Ông Nguyễn Văn Nọi cho biết, tia bức xạ chiếu vào cơ thể sau một thời gian sẽ chuyển hóa và thải ra ngoài qua da, nước tiểu, mồ hôi... Giữ an toàn cho người bệnh, người nhà bệnh nhân khi chụp X-quang như không để một người giúp bệnh nhân ở lâu trong phòng, tránh việc chụp chiếu không cần thiết. Che chắn các cơ quan nhạy cảm trên cơ thể như ngực phụ nữ, cơ quan sinh dục, thai nhi... Giữ khoảng cách từ ống tia phát đến bệnh nhân là 2m, nếu là thiết bị X-quang di động. Nếu không có bình phong bảo vệ, cần đeo yếm chì khi chụp.

Máy chụp càng cũ thì khả năng chiếu xạ càng không tập trung, nguy cơ bị nhiễm xạ càng lớn. Vì thế nên chọn những nơi chụp có thiết bị mới, đảm bảo chất lượng và có uy tín, đặc biệt là ở các bệnh viện lớn.

Theo Tô Hội

Bee.net

Video liên quan

Chủ Đề