Khoa lây là gì

“Dốc tâm can, tận sức lực
Tất cả vì trẻ thơ thân yêu”

Đó là câu khẩu hiệu xuất phát từ cả trái tim và tấm lòng mà bất kỳ người bác sĩ nhi khoa nào cũng tâm niệm. Nhi khoa là một chuyên ngành lớn trong Y khoa, và bệnh truyền nhiễm là một trong những mặt bệnh rất phổ biến, nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận xã hội nói chung và trong công tác chăm sóc sức khỏe của thành phố nói riêng.

Đồng hành với sự phát triển của bệnh viện Nhi Đồng Thành phố, từ ngày 15/03/2017, khoa Nhiễm là một trong những khoa lâm sàng đầu tiên được thành lập nhằm phục vụ bệnh nhi và cộng đồng. Chăm sóc sức khỏe trẻ em toàn diện, điều trị kịp thời, phòng ngừa mắc bệnh và lây lan bệnh là những mục tiêu mà khoa Nhiễm bệnh viện Nhi Đồng Thành phố hướng đến.

Cùng với mục tiêu “Chăm chút mầm non Việt” của bệnh viện, khoa Nhiễm đang ngày càng nỗ lực hoạt động, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đem lại sức khỏe tốt nhất cho các bé và sự tin yêu, hài lòng nơi gia đình bệnh nhi.

Về mặt nhân sự, ban lãnh đạo khoa là những đại diện ưu tú có nhiều thâm niên kinh nghiệm trong lĩnh vực bệnh Nhiễm ở trẻ em. Trưởng khoa: Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Trần Nam.

Điều dưỡng Trưởng: Cử nhân ĐD Hồ Nguyễn Tường Vi.

Tập thể bác sĩ với 10 cá nhân năng động, tích cực, được đào tạo bài bản về nhi khoa, bên cạnh đó là sự hỗ trợ từ tập thể điều dưỡng trẻ và không ngừng học hỏi, phấn đấu nâng cao tay nghề.

Về cơ sở vật chất, khoa Nhiễm được thiết kế nằm độc lập trong khuôn viên bệnh viện với 1 phòng cấp cứu, 2 phòng cách ly áp lực âm, 1 phòng lưu bệnh và 20 phòng bệnh với tổng số 54 giường bệnh nội trú. Các phòng được trang bị giường bệnh hiện đại, hệ thống điều hòa, oxy, hút áp lực, đèn đầu giường và chuông báo gọi nhân viên y tế khẩn cấp.

Phòng cấp cứu với hệ thống máy móc hiện đại, máy siêu âm, máy chụp Xquang kĩ thuật số, hệ thống máy thở và các thiết bị hiện đại khác, nhằm điều trị và ứng phó với các mùa dịch bệnh cao điểm.

Phòng cách ly âm được thiết kế theo tiêu chuẩn châu Âu, giúp kiểm soát tối đa các bệnh có khả năng lây nhiễm cao như Cúm, Não mô cầu…

Mỗi phòng đều có nhà vệ sinh riêng. Tường và sàn nhà được thiết kế với chất liệu chống nhiễm khuẩn, thuận tiện vệ sinh và đảm bảo công tác kiểm soát nhiễm khuẩn của bệnh viện.

Về hoạt động chuyên môn, khoa tiếp nhận khám và điều trị các bệnh lý nhiễm đặc thù, phổ biến ở trẻ em như sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm não màng não, thủy đậu, quai bị, ho gà, cúm…Bệnh truyền nhiễm đa phần là những bệnh cấp tính, có tính lây lan cao, nhiều bệnh lý diễn tiến nhanh, phức tạp, đe dọa tính mạng. Đó cũng là nỗi lo lắng và trăn trở của các bậc phụ huynh mà bác sĩ luôn thấu hiểu. Chính vì thế tập thể bác sĩ chúng tôi luôn trong tâm thế sẵn sàng, khám và điều trị kịp thời, hướng dẫn thân nhân theo dõi dấu hiệu nặng, ngừa biến chứng bệnh, đặc biệt là trong những tháng dịch bệnh cao điểm. Song hành với đó, công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tại khoa cũng được chú trọng, nhằm giúp thân nhân bệnh nhi hiểu hơn về bệnh truyền nhiễm và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Bên cạnh hoạt động chuyên môn, khoa còn đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác các bệnh viện đầu ngành trong khu vực để đẩy mạnh đào tạo nhân lực, nâng cao năng lực chuyên môn.
Một số ứng dụng kĩ thuật hiện đại trong công tác điều trị đang được áp dụng tại khoa: sử dụng máy USCOM theo dõi tình trạng huyết động ở trẻ em, máy đo Lactate tại giường trong viêm màng não, ứng dụng của siêu âm trong sốt xuất huyết.

Ngoài ra, với vị thế một bệnh viện Nhi tuyến đầu, khoa cũng tham gia công tác tuyến, hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện tuyến quận huyện đồng thời tham gia đào tạo giảng dạy các học viên theo học tại khoa.

Với những nỗ lực không ngừng, khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố đã nhận được bằng khen của bệnh viện và của Ủy ban nhân dân Thành phố, là Tập thể lao động xuất sắc trong năm 2018.

KHOA NHIỄM
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ

                                           KHOA TRUYỀN NHIỄM

Tên tiếng việt:Khoa Truyền nhiễm
Tên tiếng anh: Tripical Infection Department
Điện thoại: 0913 336 987
Lãnh đạo hiện nay: -Trưởng khoa : Bs Nguyễn Ngọc Dũng
Lãnh đạo khoa qua các nhiệm kỳ[từ năm 2008 đến nay ] Từ năm 2004  đến tháng 5 năm 2008  Bác sĩ Nguyễn Quang vinh ,Trưởng Khoa Truyền Nhiễm. Từ năm 2008 đến nay :Bác sĩ  Nguyễn Ngọc Dũng.

*Trình độ nhân lực:

          Bác sĩ :03 ,trong đó 01 Bs Trưởng khoa, trong đó 02 Bs điều trị.           Điều dưỡng :10 ,trong đó 01 cử nhân.           Hộ lý : 01

*Cơ sở vật chất kỹ thuật:

         09 buồng  bệnh ,25 giường bệnh          01 máy thở oxy, 01 máy hút đờm dải, 01 máy thở khí dung.

Hoạt động chuyên môn

         Khám  ,chăm sóc ,điều trị các bệnh truyền nhiễm

* Thành tích nổi bật:

   - Đã có nhiều thành tích trong công tác chuyên môn.    - Giải nhất màn chào hỏi hội thi quy tắc ứng xử  năm 2011    - Giải nhì hội thi văn nghệ quần chúng năm 2015.

Phương hướng phát triễn:


Khám ,chăm sóc ,điều trị bệnh chuyên khoa . 

BookingCare là Nền tảng Y tế Chăm sóc sức khỏe toàn diện kết nối người dùng với dịch vụ y tế - chăm sóc sức khỏe hiệu quả, tin cậy với trên 100 bệnh viện, phòng khám uy tín, hơn 600 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ y tế chất lượng cao.

Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai [Ảnh: BookingCare]

Có thể nhiều người còn chưa biết về Khoa Truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai. Khoa này chuyên khám chữa những bệnh gì… Trên thực tế, tại khu vực miền Bắc thì đây là một trong những đơn vị tuyến cuối, mạnh và chuyên sâu hàng đầu về bệnh truyền nhiễm.

Nếu bạn đang tìm hiểu để đi khám và điều trị tại Khoa Truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai thì có thể tham khảo một số nội dung dưới đây để hiểu rõ thêm về địa chỉ này.

1. Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai

Giới thiệu chung

Khoa Truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai là tuyến cuối trong khám bệnh và điều trị các bệnh Truyền nhiễm. Có uy tín cao và kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị viêm gan vi-rút, nhiễm HIV/AIDS, uốn ván, nhiễm trùng huyết suy đa phủ tạng, viêm màng não, sốt rét nặng biến chứng, uốn ván nặng, sốt xuất huyết...

Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai được thành lập vào năm 1911 do người Pháp xây dựng với tên gọi ban đầu “Bệnh viện Lây Cống Vọng”. Đây cũng là tiền thân của khoa Truyền nhiễm và cũng là tiền thân của bệnh viện Bạch Mai ngày nay.

Ngoài chức năng tiếp nhận chẩn đoán và điều trị các bệnh dịch truyền nhiễm, khoa còn là nơi đào tạo đại học và sau đại học của bộ môn Truyền nhiễm - Trường đại học Y Hà Nội.

Số điện thoại

Địa chỉ

  • Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

Vị trí

  • Tòa nhà 3 tầng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai

Hướng dẫn đi lại

Hướng dẫn đường đi đến Khoa Truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai [Minh họa: BookingCare]

Đi từ cổng 78 Giải Phóng: Cổng vào rẽ trái → đến quầy thuốc bệnh viện rẽ phải → đi thẳng đến Trung tâm Hội nghị Quốc tế [phía bên tay trái] thì rẽ trái → sau đó cứ đi dọc theo đường chính đến nhà tròn → đi theo đường bên cạnh nhà tròn là đến Khoa Truyền nhiễm. 

Khoa Truyền nhiễm có khám bệnh không 

Hiện nay, có phòng khám đặt trực tiếp tại Khoa dành cho bệnh nhân đến khám, tái khám và cần tư vấn về nhóm bệnh này.

Lượng bệnh nhân tại Khoa Truyền nhiễm không phải quá đông, nhưng nếu đi khám, bạn vẫn nên đến sớm để lấy số khám trước. Nên đi khám buổi sáng để nếu cần xét nghiệm gì thì sẽ có kết quả ngay trong ngày.

Phòng khám của Khoa Truyền nhiễm [Ảnh: BookingCare]

2. Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai khám chữa những bệnh gì

Có nhiều mặt bệnh Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai đang nhận khám và điều trị, trong đó có các bệnh sau:

  • Bại liệt
  • Bệnh cúm
  • Bệnh dại
  • Bệnh đậu mùa
  • Bệnh dịch hạch
  • Bệnh do Virus gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người [HIV/AIDS]
  • Bệnh do Virus Héc-péc
  • Bệnh giang mai
  • Bệnh Lao phổi
  • Bênh lậu
  • Bệnh sởi
  • Sốt xuất huyết
  • Bệnh sốt phát ban
  • Bệnh tả
  • Bệnh tay - chân - miệng
  • Bệnh thủy đậu
  • Tiêu chảy cấp
  • Bệnh uốn ván
  • Viêm gan virus [A, B, C, D, E]
  • Viêm màng não mô cầu…

Trong thời gian qua, khoa đã hoàn thành tốt công tác chống dịch, đặc biệt các dịch bệnh nguy hiểm: “Dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm” năm 2007, dịch tay - chân - miệng 2008, dịch cúm A H1N1 và Sốt xuất huyết Dengue 2009, dịch sởi 2014, dịch Sốt xuất huyết Dengue 2015,… Giám sát các dịch bệnh nguy hiểm như cúm A H5N1, H7N9, chuẩn bị ứng phó dịch Ebola [2014],ứng phó với Hội chứng Hô hấp vùng Trung Đông MERS-CoV [2015]...

Tư vấn và điều trị cho bệnh nhân tại Khoa Truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai [Ảnh: bachmai.gov.vn]

3. Một số bác sĩ đã và đang làm việc tại Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai

Những thông tin này sẽ giúp bạn biết thêm một số bác sĩ giỏi về Truyền nhiễm, từ đó nâng cao cơ hội chữa khỏi bệnh cho mình và người thân.

Bác sĩ đang làm việc tại Khoa

TS.BS Đoàn Thu Trà

  • Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm
  • Trưởng phòng Nhiễm khuẩn tổng hợp

TS.BS Đỗ Duy Cường

  • Phó trưởng khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai
  • Trưởng phòng khám ngoại trú HIV/AIDS - Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai
  • Bác sĩ Cường là giảng viên quốc gia về Chăm sóc giảm nhẹ, thành viên của Hiệp hội Quốc tế về Chăm sóc Cận tử và Giảm nhẹ [IAHPC]

TS.BS Nguyễn Văn Dũng - bác sĩ chuyên khóa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai

Bác sĩ đã từng làm việc tại Khoa

PGS.TS.BS Trịnh Thị Ngọc

  • Nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm
  • Bác sĩ Ngọc có kinh nghiệm trên 35 năm trong khám và điều trị bệnh Truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh viêm gan virus [viêm gan B, C, D, E] và HIV/AIDS
  • Bác sĩ đã nghỉ hưu và hiện nay có lịch khám tại Bệnh viện Medlatec

TS.BS Phạm Thị Thanh Thủy

  • Bác sĩ Thủy học tập, tu nghiệp về chuyên ngành Truyền nhiễm và Y học lâm sàng Nhiệt đới tại Nga, Thái Lan.
  • Bắt đầu làm việc tại Bạch Mai từ năm 1988
  • Bác sĩ Thủy làm việc chủ yếu trong lĩnh vực lâm sàng các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới, trong đó có chăm sóc và điều trị HIV, tham gia nhiều nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS
  • Bác sĩ Thủy là thành viên nhóm kỹ thuật quốc gia xây dựng các hướng dẫn chuyên môn liên quan đến lĩnh vực HIV/AIDS.
TS.BS Đỗ Duy Cường trong chương trình sức khỏe của báo Sức khỏe đời sống [Ảnh: Sức khỏe đời sống]

4. Những ai nên khám và điều trị tại Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai

Khoa Truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện tuyến cuối, hiện nay tại các bệnh viện tuyến dưới cũng có các bác sĩ khám, tư vấn và điều trị bệnh truyền nhiễm. Do vậy, bạn có thể khám trước ở những đơn vị này, vừa để thuận tiện trong việc đi lại, chăm sóc, vừa được hưởng chế độ BHYT đúng tuyến.

Nhưng nếu bạn đã khám nhưng chưa tìm ra bệnh, có bệnh nhưng điều trị lâu ngày không cải thiện hoặc muốn đi khám ở bệnh viện tuyến trên để yên tâm hơn thì có thể xem xét và đi khám chữa tại Khoa Truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai. Nhưng bạn cũng nên lưu ý là, nếu từ tỉnh đi đến sẽ tốn kém nhiều khoản chi phí như ăn uống, đi lại, chỗ ăn chỗ ngủ…

Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề dưới đây thì có thể cân nhắc đến việc đi khám và điều trị tại Khoa Truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai:

  • Các bệnh viêm gan virus: viêm gan B, viêm gan C, viêm gan A, E…
  • Bệnh cúm: cúm A H5N1, cúm H1N1…
  • Bệnh dại
  • Bệnh sởi, thủy đậu, quai bị, đậu mùa...
  • Bại liệt
  • Bệnh dịch hạch
  • Bệnh tả, tiêu chảy cấp, uốn ván
  • Bệnh do Virus gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người [HIV/AIDS]
  • Bệnh do Virus Héc-péc
  • Bệnh giang mai, bệnh lậu
  • Bệnh Lao phổi
  • Sốt xuất huyết
  • Bệnh sốt phát ban
  • Bệnh tay - chân - miệng
  • Viêm màng não mô cầu…
  • Và một số bệnh truyền nhiễm ít gặp khác.

5. Lưu ý khi đi khám tại Khoa Truyền nhiễm 

Ở bệnh viện sẽ có thuốc, dung dịch, dụng cụ để khử trùng thường xuyên để virus không tồn tại trong môi trường, nhưng chuyên khoa truyền nhiễm khá đặc thù vì tính lây nhiễm từ người này sang người khác nếu có yếu tố thuận lợi. Nên để an toàn hơn, khi đi khám bạn cũng nên lưu ý một số điểm sau:

  • Chuẩn bị cho mình khẩu trang sạch, chất lượng tốt để đeo khi ngồi chờ khám
  • Trừ trường hợp đưa trẻ đi khám chữa bệnh, nếu không thì không nên đưa trẻ đi theo cùng vì hệ miễn dịch của trẻ kém, có thể chưa chống lại được tác nhân gây bệnh từ bên ngoài
  • Tốt nhất không nên đi khám khi cơ thể có vết thương hở [vì nhiều virus lây qua đường máu và các vết thương hở]. Nếu chẳng may bị thương thì nên giữ gìn cẩn thận, nên băng bó và có thể tháo ra sau.
  • Vấn đề ăn uống, vệ sinh tại đó cũng nên được chú ý vì một số virus lây qua đường ăn uống và lây qua phân [như viêm gan A, viêm E…]

6. Giá dịch vụ tại Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai 

Bảng giá xét nghiệm tại Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai [Ảnh: BookingCare]

Hy vọng những thông tin trên phần nào giúp bạn tự tin hơn và đi khám chữa bệnh tại khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai được dễ dàng hơn.

Video liên quan

Chủ Đề