Khi viết đoạn văn tranh luận, bạn phải tuân thủ máy bước

Trong giao tiếp đôi khi không tránh khỏi những cuộc tranh luận, thường là do cái tôi của mọi người quá lớn và hậu quả của các cuộc tranh luận này là làm mất thời gian, thậm chí còn làm sứt mẻ tình cảm. Tuy nhiên, các cuộc tranh luận cũng đem lại lợi ích nhất định, như tăng cường khả năng thăng tiến hoặc sự phát triển về mặt tinh thần cá nhân bạn. Cách tốt nhất để tránh một cuộc tranh luận là đừng để nó xảy ra. Tuy nhiên, điều này là rất khó, và nếu bạn thường xuyên né tránh các cuộc tranh luận thì mọi người có thể cho rằng bạn yếu kém về năng lực và không dám tin vào những giá trị của riêng mình đồng thời không có quan điểm riêng. Vì thế, hãy lựa chọn và tham gia các cuộc tranh luận mà bạn cho là thực sự có ích. Hãy phát huy tối đa năng lực của bạn sao cho cuộc tranh luận sẽ không rơi vào một cuộc kịch chiến không có kết quả.

1. Tôn trọng ý kiến của người khác

Mỗi người có những niềm tin khác nhau, và bạn đừng bao giờ coi thường niềm tin của những người bất đồng ý kiến với bạn. Đừng bao giờ vội quy kết họ là sai, cho dù nếu trên thực tế có đúng là như vậy đi chăng nữa. Bạn cần nhớ rằng bạn không phải là người canh gác cho khẩu hiệu "Tất cả những gì tôi biết là đúng". Bạn cũng có thể là người có những nhận xét chưa đúng lắm chứ.

2. Đặt mình vào hoàn cảnh người khác

Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu kẻ khác ném những luận điệu hắn ta khăng khăng cho là đúng vào mặt mình? Bạn nên bình tĩnh diễn đạt sự không thống nhất của bạn một cách nhẹ nhàng, và nhấn mạnh rằng ý kiến của bạn xuất phát từ những góc độ khác với họ.

3. Thừa nhận sai lầm

Ngay từ khi bạn nhận ra sai lầm, đừng chần chừ một phút nào mà hãy thừa nhận sai lầm của mình ngay lập tức. Bạn sẽ thấy ngay hiệu quả của sự thẳng thắn, dám nhận sai lầm của mình. Người khác không chỉ tôn trọng bạn hơn hẳn mà còn coi trọng ý kiến của bạn hơn trong tất cả các lần tranh luận sau. Hơn nữa, đối phương cũng sẽ nghĩ rằng về sau này, nếu anh ta sai lầm thì bạn cũng sẽ rất dễ dàng chấp nhận điều đó và bỏ qua cho anh ta. Mọi người thường có những so sánh liên tưởng kiểu như vậy, và ai cũng thích những người hùng rộng lượng.

4. Khởi động một cách nhẹ nhàng

Tất cả những cuộc tranh luận bắt đầu từ khi một người đưa ra những đòi hỏi về người khác, chẳng hạn như ông chủ yêu cầu nhân viên phải làm một nhiệm vụ gì đó theo cách của ông ta mà người nhân viên này lại cho rằng điều đó phương hại đến lợi ích của mình. Vì thế khi mở đầu một cuộc tranh luận bằng giọng điệu nhẹ nhàng, điềm tĩnh và tự kiểm soát được giọng nói, bạn sẽ khiến đối phương không cảm thấy bị tấn công để họ vẫn cảm thấy thoải mái. Mọi người đều có bản năng tự vệ, vì thế nếu bạn bắt đầu cuộc tranh luận một cách gay gắt thì chỉ càng làm cho bản năng tự vệ của họ được tăng cường mạnh hơn mà thôi. Sự duyên dáng và nhẹ nhàng sẽ làm cho đối phương cảm thấy không thể sử dụng thái độ căng thẳng và công kích với bạn.

5. Dẫn dắt đối phương đồng ý với một trong các quan điểm của bạn

Cho dù nhỏ nhặt đến đâu, hãy cố gắng tìm ra một quan điểm chung với đối phương. Đây là một kỹ năng nhỏ nhưng cực kỳ hiệu nghiệm. Mục tiêu của nó là làm cho đối phương thay đổi quan điểm rằng bạn là đối thủ của anh ta. Bằng cách đồng ý với đối phương, ngay cả với những sự thật hiển nhiên như giá của một loại xe ô tô nào đó đang bị định giá quá cao chẳng hạn, bạn sẽ đem lại cho đối phương cảm giác rằng cả bạn và anh ta đều có thể có những suy nghĩ giống nhau. Đây là một kỹ thuật mang tính tâm lý và thường được những nhà tiếp thị từ xa vận dụng thường xuyên. Nếu nó là kỹ năng đem lại miếng cơm manh áo cho họ thì cớ gì bạn không tận dụng ưu điểm của nó chứ?

6. Hãy để họ có cơ hội lên tiếng

Trong một cuộc tranh luận, hãy cố gắng lắng nghe. Làm sao mà bạn có thể chiến thắng nếu bạn cứ thao thao bất tuyệt và không cho người khác cơ hội được diễn đạt quan điểm của mình và được chia sẻ. Bạn hãy để họ nói nhiều hơn một chút. Như vậy là bạn đã cho họ một ân huệ, và họ sẽ cảm kích về cái sự “rộng lượng” này của bạn. Điều này giống như là bạn hẹn gặp một người phụ nữ, sau đó để cho cô ta thao thao bất tuyệt liên tục trong 2 giờ liền còn bạn chỉ chăm chú lắng nghe và gật đầu tán thưởng. Kết quả là gì nhỉ? Kết thúc cuộc hẹn, cô ta sẽ đứng lên và ca ngợi bạn hết lời đồng thời cảm ơn bạn vì thời gian tuyệt vời vừa rồi. Chuyện tương tự cũng sẽ diễn ra trong một cuộc tranh luận. Thêm vào đó, khi họ càng nói nhiều thì họ càng có nhiều sơ hở. Vì thế hãy lắng nghe, hãy tìm ra sự thực trong những tranh luận và đưa ra quan điểm thuyết phục của mình.

7. Đó không phải là ý kiến của bạn mà là của mọi người

Đây là một trong những kỹ năng cực kỳ hiệu nghiệm. Để dẫn dắt một cuộc tranh luận, bạn hãy tìm cách đưa đẩy cuộc đối thoại sao cho đối phương của bạn sẽ cảm thấy rằng những điều mà bạn muốn họ làm chính là ý tưởng của họ chứ không phải sự áp đặt của bạn. Có thể bạn sẽ phải hy sinh là khi công việc hoàn tất thì người đó sẽ nghĩ rằng đó là do ý tưởng của anh ta đúng. Tuy nhiên đây chỉ là một sự đánh đổi nhỏ bé với cái mà bạn đạt được là sự hoàn tất công việc và sự tâm phục khẩu phục của đối phương. Đó mới chính là điều cốt yếu nhất. Để đạt được điều này, bạn hãy nuôi dưỡng cho cuộc tranh luận tiến dần đến một kết quả tất yếu. Sau đó, bạn hãy để cho đối phương tự rơi vào trận địa bạn sắp đặt, hãy đưa ra kết luận trên cơ sở các ý tưởng của họ.

8. Hãy là người cởi mở và chân thành

Bạn không những phải hiểu rằng mọi người có những quan điểm khác nhau mà bạn cần phải đi xa hơn bằng cách cố gắng hiểu nguyên nhân dẫn đến những thái độ này. Vì thế hãy chân thành hỏi mọi người để hiểu rõ vì sao họ có những quan điểm như vậy? Vì tất cả mọi người chúng ta đều có thể mắc sai lầm nên bạn cũng cần rộng lượng cho rằng đối phương sai lầm là điều đương nhiên. Hãy hiểu rõ họ và từ đó đề xuất quan điểm của mình.

9. Cảm thông với những mong muốn của đối phương

Hãy luôn nhớ rằng trong lúc bạn mong muốn một điều gì đó từ phía đối phương thì đối phương cũng có những mong muốn tương tự bạn. Mọi người đều có những mong muốn của riêng mình. Họ đến công sở để có đồng lương, họ đến câu lạc bộ tập thể dục để trở thành hấp dẫn hơn, ai cũng có kế hoạch thực hiện các mong muốn của mình. Nhận ra điều này, bạn có thể đưa nó vào cuộc tranh luận. Hãy đi tới điểm tranh luận rằng có những khả năng sẽ có lợi cho cả hai, đem lại tình thế thắng - thắng cho cả hai chứ không nhất định phải có kẻ thua người thắng. Hãy tìm cách chứng minh rằng nếu làm theo cách của bạn, cả hai sẽ cùng có lợi.

10. Hãy thẳng thắn

Bởi vì người ta đã chứng minh rằng những kẻ lạnh lùng nhất cũng có tâm tư riêng của mình. Vì thế hãy đưa ra các lý do về đạo đức và nhân bản khi lý giải quan điểm của mình. Ai cũng có lòng hướng thiện của mình và không ai muốn làm những điều phi đạo đức cả. Chẳng hạn nếu bạn là nhà quản trị, khi thương lượng giảm lương của một người hãy lưu ý rằng điều này là bạn không mong muốn nhưng tình hình công ty đang khó khăn. Sự giảm lương của một người có thể giúp cho công ty không thể sa thải thêm nhiều người khác.

11. Thiết lập các luận cứ vững chắc

Hãy củng cố các lập luận của bạn, đưa vào các con số và sự kiện để tăng tính thuyết phục. Đưa ra các ví dụ cụ thể và thực tiễn để minh hoạ cho quan điển của bạn. Nếu bản thân lập luận của bạn hợp lý và đúng đắn thì chắc là mọi người chẳng ai muốn phản đối. Hãy cố gắng sử dụng các minh họa nhìn thấy được vì chúng thường là thứ mà không ai có thể phản bác.

12. Đưa ra các thách thức

Về mặt di truyền nam giới thường tự kiêu và không muốn người khác nói với mình rằng có những điều họ không thể làm được. Họ lúc nào cũng mong muốn chứng minh tính cách đàn ông của họ bằng cách này vì thế hãy biết cách kích thích họ tự nói về mình. Chẳng hạn có thể nói thế này: “Mọi người ở phòng bên nói là cậu có thể tăng doanh số lên chừng 25%. Tuy nhiên cá nhân tôi thì tôi thấy khó có thể như vậy, nhưng không hiểu cậu nghĩ sao”. Thế rồi bạn chỉ việc ngồi đó và nghe đối phương hăng say diễn giải kế hoạch của mình. Điều cần lưu ý là hãy tìm cách thực hiện điều này khéo léo, tránh gây nghi ngờ.

13. Hãy tỏ ra điềm tĩnh

Một cuộc tranh luận thường làm nóng lên bầu không khí đối thoại. Một số cuộc tranh luận thường nảy sinh các xúc cảm không thể kìm nén và các xúc cảm này sẽ dễ dàng bị bộc lộ. Vì thế, bạn hãy cố gắng giữ vững sự bình tâm và không để cho cảm xúc lấn át các luận điểm của mình. Bạn có thể tỏ ra cứng rắn và kiên quyết trong quan điểm của mình, nhưng hãy cố uốn lưỡi vài lần trước khi nói. Trò chơi này giúp bạn kiểm soát các cảm xúc, không để chúng bùng phát ra cùng với cuộc tranh luận. Hãy tỏ ra là người chuyên nghiệp và bám vào sự kiện và con số chứ không phải cảm xúc và đối phương sẽ phục bạn ngay.

14. Hãy biết dừng lại đúng lúc

Đây là điểm cuối cùng mà bạn cần chú ý. Khi đã cảm thấy đạt được mục đích hoặc khi nhận ra cuộc tranh luận bắt đầu vô bổ và đi quá xa làm sứt mẻ các quan hệ khác, hãy khôn ngoan là người chủ động chấm dứt cuộc tranh luận này. Song biết cách dừng lại đúng lúc là điều những người khôn ngoan cần phải học và nắm vững.

Đây là 14 bí quyết quan trọng giúp bạn chiến thắng trong các cuộc tranh luận. Hãy biến các cuộc tranh luận thành những cuộc trao đổi thú vị, có tinh thần xây dựng, giúp các bên hiểu nhau hơn và cùng nhau thực hiện những mục tiêu chung.

21 Tháng 11, 2019

Trong cấu trúc đề thi môn Ngữ văn hiện nay thường xuất hiện dạng bài nghị luận xã hội với câu hỏi viết đoạn văn 200 chữ. Đề tài thường dựa vào câu hỏi đọc hiểu ở phần 1 hoặc cũng có thể là một câu hỏi độc lập. Nhìn chung, chúng đều có chung cách viết đoạn văn nghị luận cơ bản theo từng bước: giới thiệu sơ lược, phân tích biểu hiện, phân tích nguyên nhân, phân tích ảnh hưởng và cuối cùng là rút ra bài học.

1, Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị luận xã hội chung

Có nhiều dạng bài nghị luận xã hội song chúng đều có chung cấu trúc 6 bước

Bước 1: Phân tích sơ lược về vấn đề: Bước đầu tiên trong một bài nghị luận xã hội là dẫn dắt, giới thiệu và phân tích vấn đề xã hội được đặt ra trong

Bước 2 cách viết đoạn văn nghị luận: Phân tích biểu hiện và thực trạng của vấn đề xã hội

  • Những biểu hiện và thực trạng được thể hiện trong đề bài
  • Những dẫn chứng được nghe, được biết và được chứng kiến
  • Những dẫn chứng được lấy từ phạm vi rộng [xã hội] cho đến phạm vi hẹp hơn [gia đình, trường lớp, địa phương nơi em sinh sống]

Bước 3: Phân tích nguyên nhân của vấn đề xã hội

Khi phân tích nguyên nhân trong các đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ cần cố gắng liệt kê được cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan của vấn đề xã hội. Nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân xuất hiện từ nội tại của vấn đề, do những nhân tố liên quan đến vấn đề tác động và gây nên. Ngược lại, nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân xuất hiện bên ngoài của vấn đề

Bước 4: Phân tích ảnh hưởng của vấn đề xã hội

Khi phân tích ảnh hưởng của vấn đề cần phân tích trên 3 phương diện như sau

  • Đối với nhân vật trong tác phẩm [nếu có]: Phân tích từ thực trạng và tình huống của nhân vật để rút ra kết luận
  • Đối với xã hội: từ những biểu hiện và thực trạng đã phân tích, học sinh nêu lên những ảnh hưởng của vấn đề đối với xã hội
  • Đối với mỗi người: từ những tác động tới xã hội dẫn đến ảnh hưởng đối với mỗi người/ mỗi nhóm người

Bước 5 trong cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ: Hướng phân tích và bàn luận sâu thêm về vấn đề trong dàn ý bài văn nghị luận xã hội

Trước hết cần khẳng định lại quan điểm của học sinh về vấn đề xã hội đang được bàn luận: Tốt hay xấu, nên suy tôn hay nên bác bỏ. Sau đó là một số lí giải ngắn gọn theo quan điểm của bản thân giải thích cho khẳng định vừa nêu. Bước khẳng định này ngoài việc nhấn mạnh ý kiến của bản thân còn đóng vai trò là câu văn chuyển ý cho đoạn

Khi mở rộng vấn đề xã hội đang được bàn luận, ta có thể áp dụng một hoặc nhiều cách viết đoạn văn nghị luận sau đây

  • Một là mở rộng bằng cách giải thích và chứng minh vấn đề
  • Hai là mở rộng bằng cách đào sâu thêm vấn đề. Ta có thể mở rộng đối tượng được đề cập, mở rộng phạm vi mà vấn đề xã hội đó gây ảnh hưởng,…
  • Ba là mở rộng bằng lật ngược lại vấn đề. Ta có thể đặt ra giả thiết trái ngược lại so với thực trạng hiện tại của vấn đề, sau đó tiến hành phân tích mặt lợi và của vấn đề.

Bước 6 cách viết đoạn văn nghị luận: Rút ra bài học cho bản thân

Bước cuối cùng của bài nghị luận xã hội, ta cần nêu lên được bài học kinh nghiệm cho bản thân và rút ra thông điệp chung cho vấn đề xã hội được đặt ra từ đầu

2, Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị luận trong đề thi minh họa

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Một tư tưởng chuẩn bị cho một tương lai vững bền là phải bắt đầu làm điều gì đó trước, để đón nhận nó và song vì chân lí đó. Trồng cây xanh là một lẽ sống không chỉ một công việc mà là một triết lí nảy sinh từ sự phát triển cho sự nghiệp và dân tộc. Bác thể hiện tư tưởng của mình một cách giản dị khi phát động “Tết trồng cây” rằng, chúng ta sẽ có những cây vừa ăn quả, vừa có hoa, vừa có cả cây làm cột nhà. Thêm nữa, Người còn tô đậm cho một tương lai của môi trường sống; khi ấy phong cảnh nước ta sẽ ngày càng tươi đẹp hơn, khí hậu điều hòa hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của dân tộc ta. […]

Tư tưởng của Bác Hồ ngày càng sâu sắc và là ngọn đuốc chỉ đường cho một tương lai của dân tộc ta trong nhiều lĩnh vực kinh tế khác. Nếu điểm lại những vụ cháy rừng, hay những trận lũ lụt liên tiếp xảy ra trên vùng cao, mới thấy triết lí của Bác trong “Tết trồng cây” thấu tình đạt lí làm sao. Sự hối hận đã trở nên muộn màng khi con người triệt phá rừng cây. Bọn lâm tặc là những kẻ tội đồ cần phải trừng phạt. Nhưng con người nếu không có trách nhiệm với mỗi cây xanh, mỗi cánh rừng cũng sẽ trở nên đồng phạm phá hoại màu xanh và tàn phá sự sống của chính mình. Mỗi cây xanh bị đốn chặt là một tội ác. Hạ sát thiên nhiên bao giờ cũng để lại hậu quả lâu dài. Và máu người lại đổ xuống. Mạng người lại bị vùi lấp trong những cơn lũ tràn về bất ngờ hay những trận lở núi ập xuống đem lại tai họa khó lường.

[Chung Tử, 55 mùa xuân và “Tết trồng cây”, Số Xuân Ất Mùi tạp chí Tri thức và Thời đại, 1+2/2015]

Hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu ra ở phần đọc hiểu: Nhưng con người nếu không có trách nhiệm với mỗi cây xanh, mỗi cảnh rừng cũng sẽ trở nên đồng phạm phá hoại màu xanh và tàn phá sự sống của chính mình.

Hướng triển khai chung cho chuyên đề: viết đoạn văn nghị luận xã hội

– Vai trò của cây xanh với sự sống con người

– Hậu quả của việc chặt phá cây xanh, tàn phá môi trường sống;

– Ý thức của con người trong việc bảo vệ cuộc sống của chính mình.

Môi trường là chủ đề nghị luận xã hội thường gặp trong các bài kiểm tra, các kì thi môn Ngữ văn

Có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần nêu lý lẽ để khẳng định tính đúng đắn và cần thiết của vấn đề nghị luận. Có thể làm theo cách viết đoạn văn nghị luận mẫu dưới đây

– Vai trò của cây xanh đối với cuộc sống:

+ Tạo nên cảm giác nhẹ nhàng và thư thái, như tìm được chốn yên bình sau khoảng thời gian ồn ào vội vã của cuộc sống.

+ Việc kết hợp hài hòa cây xanh và các công trình kiến trúc góp phần tôn tạo thêm vẻ đẹp, phát huy tác dụng của các công trình xung quanh như nhà ở cao tầng, biệt thự, bồn hoa, tượng đài…

– Hậu quả của việc chặt phá cây xanh, phá hủy môi trường sống:

+ Cây xanh được xem là một máy điều hòa không khí, máy hút bụi.. .thiếu cây xanh sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái;

+ Không có cây xanh thì các vấn đề thiên tai như lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất, sẽ xảy ra thường xuyên, gây thiệt hại rất lớn về người và của;

+ Chặt phá rừng thiếu quy hoạch dẫn đến vấn nạn nhiều loài động vật hoang dã cũng đang trên đà tuyệt chủng…

-> Không có cây xanh thì môi trường sống của chúng ta sẽ dần bị tàn phá, hủy hoại.

– Ý thức, trách nhiệm của con người trong việc trồng cây xanh, bảo vệ môi trường sống

+ Bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp không phải là một nhiệm vụ hay một “công trình” mà đó là ý thức trách nhiệm của từng người, từng cá nhân. Mỗi chúng ta phải biết tự giữ gìn nguồn sống của chính mình. Muốn vậy, chúng ta phải ý thức được trách nhiệm bảo vệ môi trường, cũng chính là bảo vệ sự sống của chúng ta.

+ Thanh niên là tầng lớp tiên phong, đi đầu trong mọi phong trào và hoạt động. Thanh niên hãy cùng nhau bắt tay vào hành động từ những việc làm nhỏ nhất: trồng cây, chăm sóc cây xanh; kêu gọi mọi người chung tay giữ gìn vệ sinh chung, cùng nhau bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống của chúng ta.

Thanh niên là đội ngũ tiên phong trong các vấn đề xã hội cũng như môi trường

+ Môi trường là mái nhà chung của toàn nhân loại, bảo vệ môi trường không phải là một lời nói suông mà đang đòi hỏi cấp thiết và nên phải hành động ngay, bởi lẽ bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Bởi vậy, tất cả chúng ta hãy chung tay lũy sức bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm. Vì tương lai của một trái đất xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta và của các thế hệ sau.

+ Vấn đề thiết kế cây xanh cần được tiến hành sớm và có kế hoạch rõ ràng ngay từ đầu. Cần nghiên cứu, bố trí hợp lí, khoa học, tránh chắp vá, sửa đổi quá nhiều sau này cũng như tránh gây trở ngại cho các công trình khác. Những phần diện tích nếu có kế hoạch cụ thể trước sẽ rất thuận lợi, chủ động cho việc thiết kế hệ thống cây xanh ở mỗi khu vực.

Bước cuối cùng trong cách viết đoạn văn nghị luận là nêu lên thông điệp:

“Hãy đối xử tốt với thiên nhiên, sống thân thiện với môi trường, ta sẽ tận hưởng được những giây phút thư giãn, thoải mái trong bầu không khí trong lành, được tận hưởng những cảnh đẹp từ thiên nhiên. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của chính mình”

“Mỗi cây xanh được trồng sẽ là một cam kết về hành động cụ thể nhằm chống lại biến đổi khí hậu, là niềm hi vọng hướng tới tương lai bền vững và tốt đẹp hơn”

Để viết được một đoạn văn hay một bài văn nghị luận không khó, chỉ cần các em tuân thủ cách viết đoạn văn nghị luận theo 6 bước phía trên. Cuối cùng, ngoài các kiến thức trong sách giáo khoa, học sinh nên tăng cường hiểu biết về đời sống để có vốn kiến thức xã hội cho bài văn nghị luận.

Mọi thông tin xin mời liên hệ:

  • CCBook – Đọc là đỗ
  • Địa chỉ: Số 10 Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 024.3399.2266
  • Email: [email protected]

Nguồn: ccbook.vn

Video liên quan

Chủ Đề