Khi định giá bán sản phẩm trên thị trường, doanh nghiệp cần chú ý đến các yêu cầu:

Định giá sản phẩm là một trong những cách tạo nên sự thành công của một doanh nghiệp. Có rất nhiều chủ doanh nghiệp mắc sai lầm lớn là làm ra sản phẩm rồi mới định giá, trong khi đây lẽ ra phải là một chiến lược được tính toán tỉ mỉ ngay từ đầu. Vậy làm thế nào để định giá sản phẩm hiệu quả? Có những cách định giá sản phẩm nào? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những cách định giá sản phẩm đang được dân kinh doanh áp dụng hiện nay. Cùng tham khảo để biết thêm thông tin chi tiết nhé.

Show

Định giá sản phẩm là gì?

Định giá bán sản phẩm là một khâu hết sức quan trọng trong các hoạt động marketing, có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của các doanh nghiệp. Việc điều tra nhu cầu thị trường, xác định chiến lược sản phẩm chính là cách để chúng ta xây dựng chiến lược giá cả nhằm đưa ra mục tiêu và căn cứ để đánh giá.

Khi định giá bán sản phẩm trên thị trường, doanh nghiệp cần chú ý đến các yêu cầu:

Hiện tại, mục tiêu trong chiến lược giá cả có thể cho là hai nhóm sau:

  • Nhóm liên quan tới lợi nhuận, có thể là tối đa hoá lợi nhuận hoặc duy trì mức lợi nhuận đang đạt được.
  • Nhóm liên quan tới vị trí của doanh nghiệp trên thị trường và trước các đối thủ cạnh tranh.

Việc định giá có một tác động rất lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp và vì vậy phải dành được sự quan tâm ngang bằng với các chiến lược quảng bá và khuyến mãi. Một mức giá cao hay thấp có thể tạo ra sự thay đổi lớn trong doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Các cách định giá sản phẩm hiện nay

Có nhiều yếu tố tác động đến việc định giá của doanh nghiệp hiện nay như: các đối thủ cạnh tranh, các nhà cung cấp, các sản phẩm thay thế và khách hàng của doanh nghiệp. Dưới đây là một số cách định giá sản phẩm giúp doanh nghiệp cải thiện lợi nhuận bạn nên tham khảo:

Định giá theo cạnh tranh

Đây là cách sử dụng giá bán của các đối thủ cạnh tranh làm cơ sở để bạn định giá bán sản phẩm của mình. Tùy theo chiến lược định vị của doanh nghiệp, giá bán có thể thấp hơn hay cao hơn một chút so với giá của đối thủ cạnh tranh.

Khi định giá bán sản phẩm trên thị trường, doanh nghiệp cần chú ý đến các yêu cầu:

Định giá dựa trên chi phí

Giá dự kiến = Chi phí cho một đơn vị sản phẩm + Lãi dự kiến

Với cách định giá này, doanh nghiệp sẽ dựa vào cấu trúc giá thành sản phẩm của mình để định giá, sau đó xác định tỷ lệ lợi nhuận mong muốn rồi cộng thêm vào giá thành để hình thành giá bán. Cách định giá này giúp doanh nghiệp đảm bảo mức lợi nhuận của mình trên mỗi sản phẩm bán ra.

Tuy nhiên, định giá sản phẩm dựa trên chi phí có thể tạo ra một mức giá bán ngoài sự mong đợi của khách hàng nên bạn phải lưu ý điều chỉnh ngay khi thấy phản ứng tiêu cực từ thị trường.

>>> Xem thêm: Hiểu về cách tính giá vốn hàng bán để không bị sai số liệu kinh doanh

Định giá để bán hàng nhanh, dù chịu lỗ

Đây là cách các doanh nghiệp định giá bán thấp dưới mức chi phí để có thể thu hút được nhiều khách hàng và mở rộng thị phần của mình trên thị trường. Với cách định giá này, khách hàng sẽ không chỉ mua một sản phẩm có giá thấp mà họ còn mua thêm những sản phẩm khác và điều này đem lại doanh số cao cho doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên, cách làm này thường chỉ nên áp dụng trong một thời gian ngắn để đảm bảo doanh nghiệp của bạn không phải chịu mức tổn thất nặng nề.

Định giá để giải phóng hàng tồn kho

Cách làm này được áp dụng với các doanh nghiệp đang có một lượng hàng tồn kho lớn cần được giải phóng để nhập các sản phẩm mới về kinh doanh. Mục tiêu của doanh nghiệp trong trường hợp này là giảm thiểu lỗ đến mức thấp nhất.

Khi định giá bán sản phẩm trên thị trường, doanh nghiệp cần chú ý đến các yêu cầu:

Định giá sản phẩm để hướng đến những khách hàng có khả năng sinh lời cao

Đối với những khách hàng mục tiêu đem lại lợi nhuận cao, các doanh nghiệp thường đưa ra những mức giá ưu đãi đặc biệt hoặc cung cấp thẻ hội viên để tri ân cũng như thu hút họ. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ giảm giá khi khách hàng mua hàng với số lượng lớn, mua nhiều mặt hàng cùng một lúc hoặc mua hàng theo gói…

VD: Bạn có thể tạo ra một gói khuyến mại bằng cách kết hợp một mặt hàng đang thịnh hành được quan tâm hiện nay với một mặt hàng tồn kho hoặc các sản phảm mới. Với cách làm này, bạn vừa có thể bán ra được nhiều sản phẩm đồng thời cũng giúp đẩy mạnh việc giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường cũng như giải quyết các mặt hàng đang tồn kho.

Định giá theo phiên bản

Cách làm này thường được áp dụng cho các sản phẩm hay dịch vụ mang tính kỹ thuật cao. Với những phiên bản dùng thử thường được bán với những mức giá thấp hoặc miễn phí để thu hút khách hàng. Những sản phẩm cao cấp thường được bán với những mức giá cao hơn.

Những lưu ý khi định giá sản phẩm

  • Không nên định giá quá thấp vì có thể sẽ gây ra phản tác dụng. Nếu định giá sản phẩm thấp, uy tín thương hiệu của doanh nghiệp sẽ bị suy giảm, không có lợi cho sự phát triển nhận diện thương hiệu lâu dài.
  • Cần dựa vào khả năng của khách hàng để định giá sản phẩm.
  • Nên định giá dựa vào phản hồi của bộ phận bán hàng.
  • Nên điều chỉnh giá khi lợi nhuận giảm.
  • Giá cả cũng tạo ra giá trị của sản phẩm để thu hút khách hàng.
  • Lắng nghe ý kiến của khách hàng để đưa ra những mức giá phù hợp.
  • Hiểu rõ đối thủ để có những phương án định giá sản phẩm ưu đãi nhất.

Định giá sản phẩm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố buộc bạn phải đầu tư thời gian, công sức để nghiên cứu kỹ càng. Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn sẽ biết cách định giá sản phẩm phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

phần mềm quản lý bán hàng miến phí Salekit chúc bạn kinh doanh thành công.

Một doanh nghiệp có thể có nhiều cách để khiến khách hàng quan tâm và chú ý tới sản phẩm hay dịch vụ của mình. Tuy nhiên, một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới việc mua hay không của khách hàng phải kể đến giá. Để định giá sản phẩm với một mức giá phù hợp là điều không hề dễ, nếu giá quá cao sẽ khiến sản phẩm thua thiệt về độ cạnh tranh, giá quá thấp thì vừa tạo cho khách hàng suy nghĩ về sản phẩm “dởm” vừa không đảm bảo dòng tiền cho doanh nghiệp.

Chính vì vậy, doanh nghiệp trước khi tung ra thị trường một sản phẩm dịch vụ nào đó, bắt buộc phải có chiến lược định giá hợp lý. Đâu sẽ là bước đi đúng đắn dành cho doanh nghiệp khi tiến hành định giá cho sản phẩm của mình? Theo dõi bài viết này để có được lời giải đáp chi tiết và chính xác nhé.

1. Định giá sản phẩm là gì?

Định giá sản phẩm là một thuật ngữ định lượng giá trị của một sản phẩm dịch vụ mà khách hàng phải chi trả để sở hữu nó tại một thời điểm. Định giá sản phẩm không đơn thuần chỉ là cho sản phẩm một mức giá phù hợp mà còn là yếu tố mang lại giá trị cho sản phẩm.

Nói một cách dễ hiểu, định giá sản phẩm là số tiền doanh nghiệp đặt ra để khách hàng chi trả khi muốn sở hữu sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Khi quyết định giá của sản phẩm, doanh nghiệp cần phải xem xét tới nhiều khía cạnh, nó không chỉ bao gồm chi phí của doanh nghiệp mà còn phải tạo ra lợi nhuận và toát lên được giá trị mà sản phẩm dịch vụ đó mang lại.

Khi định giá bán sản phẩm trên thị trường, doanh nghiệp cần chú ý đến các yêu cầu:
Định giá đóng vai trò rất quan trọng, quyết định tới sự thành bại của doanh nghiệp

2. Tầm quan trọng của định giá sản phẩm đối với doanh nghiệp

Bất kể doanh nghiệp bán sản phẩm nào, cung cấp dịch vụ gì thì việc định giá đóng vai trò quan trọng, quyết định tới sự thành bại của doanh nghiệp.

Các quyết định về giá có thể có những ảnh hưởng đáng kể đối với doanh nghiệp, đây là một trong những cân nhắc đầu tiên của nhiều khách hàng và nó quyết định tỷ suất lợi nhuận trên sản phẩm.

Chúng ta có thể nhận định về tầm quan trọng của chiến lược định giá thông qua 4 yếu tố chính:

2.1. Hoạt động marketing hỗn hợp

Giá cả là khía cạnh dễ điều chỉnh nhất trong có chiến dịch tiếp thị, quảng bá. Giá có thể thay đổi nhanh chóng so với các yếu tố khác như sản phẩm, địa điểm hoặc khuyến mãi. Thông thường những thay đổi về thiết kế sản phẩm hoặc hệ thống phân phối, hay những thay đổi trong quảng cáo hoặc các hoạt động khuyến mại sẽ mất nhiều thời gian để thực hiện. Nhưng giá cả rất linh hoạt và có thể thay đổi theo nhu cầu của khách hàng và tình hình hiện tại. Do đó nó là một thành phần rất quan trọng của các chiến dịch marketing hỗn hợp.

2.2. Cân bằng và ổn định nguồn lợi nhuận

Định giá sản phẩm sai có thể dẫn đến sự sụp đổ của một công ty. Do đó, để định giá sản phẩm dịch vụ sao cho phù hợp thì cần phải nghiên cứu thị trường và đánh giá đầy đủ các yếu tố như chiến lược của đối thủ cạnh tranh, điều kiện thị trường, chi phí sản xuất,…

Giá thấp có thể thu hút khách hàng trong giai đoạn đầu, nhưng sẽ rất khó để công ty tăng giá trong tương lai. Tương tự, một mức giá quá cao sẽ đảm bảo tỷ suất lợi nhuận nhiều hơn, nhưng doanh thu sẽ thấp hơn. Vì vậy, để duy trì sự cân bằng giữa lợi nhuận và doanh thu bán hàng, điều quan trọng là phải ấn định mức giá phù hợp.

Khi định giá bán sản phẩm trên thị trường, doanh nghiệp cần chú ý đến các yêu cầu:
Định giá sản phẩm đúng giúp doanh nghiệp thúc đẩy bán hàng và phát triển

2.3. Xây dựng ấn tượng đầu tiên

Thường thì giá cả là yếu tố đầu tiên khách hàng nhận thấy về một sản phẩm. Mặc dù khách hàng có thể đưa ra quyết định mua cuối cùng của mình dựa trên những lợi ích tổng thể mà sản phẩm mang lại, nhưng họ có khả năng so sánh giá cả với giá trị cảm nhận của sản phẩm để đánh giá nó. Sau khi tìm hiểu về giá cả, khách hàng cố gắng tìm hiểu thêm về chất lượng sản phẩm.

Nếu một sản phẩm được định giá quá cao, thì khách hàng có thể mất hứng thú để biết thêm. Nhưng nếu họ nghĩ rằng một sản phẩm có giá cả phải chăng, thì họ sẽ cố gắng tìm hiểu thêm thông tin về nó. Do đó định giá sản phẩm là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của người mua.

2.4. Thúc đẩy bán hàng

Giá cả là phần quan trọng nhất của xúc tiến bán hàng, để khuyến khích bán hàng nhiều hơn, doanh nghiệp có thể áp dụng chính sách giảm giá. Trong trường hợp hàng hóa có nhu cầu nhạy cảm về giá cả thì chỉ cần giảm giá một chút cũng dẫn đến sản lượng bán ra cao hơn. Tuy nhiên, không nên áp dụng chiến lược khiến giá biến động quá thường xuyên để kích thích bán hàng vì đây là con dao 2 lưỡi đối với doanh nghiệp.

3. Quy trình định giá một sản phẩm dịch vụ gồm 6 bước quan trọng

Việc cho giá một sản phẩm có vẻ như đơn giản nhưng sự thật không hề dễ dàng chút nào. Một mức giá phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần và thu được lợi nhuận nhanh chóng, trong khi một mức giá không tốt sẽ khiến doanh nghiệp của bạn thua lỗ. Do đó, bạn cần dành thời gian nghiên cứu một cách cẩn thận nhằm xác định một mức giá phù hợp cho sản phẩm dịch vụ của bạn, vì chúng sẽ đóng một vai trò lớn trong doanh thu bán hàng và lợi nhuận mà bạn kiếm được. Sau đây là quy trình 6 bước quan trọng để tiến hành định giá sản phẩm dịch vụ:

Bước 1: Xác định tổng chi phí mà doanh nghiệp phải trả

Bước đầu tiên trong việc định giá là xác định chi phí sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ của bạn bao gồm:

3.1. Chi phí nguyên vật liệu

Chi phí nguyên vật liệu là số tiền cần chi trả để sở hữu các nguyên vật liệu cấu thành nên các bộ phận thô trong quá trình sản xuất. Ví dụ, nếu bạn may quần áo, vật liệu có thể bao gồm vải, nút và chỉ. Nếu bạn cung cấp một dịch vụ vệ sinh đòi hỏi các vật dụng như giẻ lau, xô và các vật dụng làm sạch khác. Nếu bạn điều hành một công ty công nghệ, bạn sẽ cần phải xem xét giá trị của máy tính và máy chủ của mình.

3.2. Chi phí nhân sự

Chi phí nhân sự là số tiền cần chi trả để duy trì nguồn nhân lực cần thiết nhằm tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Cho dù đó là công nhân sản xuất hay nhân viên lễ tân,… nếu bạn đã thuê một người làm tăng giá trị cho doanh nghiệp thì người đó sẽ trở thành một phần trong chi phí nhân sự.

Đừng quên, tiền lương không phải là chi phí duy nhất liên quan đến nhân sự. Ngoài tiền lương, doanh nghiệp có thể cần phải trả tiền cho các quyền lợi như thưởng, bảo hiểm, kế hoạch hưu trí, an sinh xã hội, y tế,… Nhớ đừng bỏ sót chi phí nào nhé!

3.3. Chi phí chung

Chi phí chung là một cụm từ dùng để chỉ các chi phí không được bao hàm bởi nguyên vật liệu hoặc nhân công. Được chia làm định phí và biến phí.

  • Định phí hay chi phí cố định là số tiện gần như không đổi mà bạn phải trả hàng tháng. Định phí bao gồm tiền thuê mặt bằng, bảo hiểm , tiền lương, khấu hao tài sản cố định, tiền lương, một số loại thuế và các tiện ích khác,…
  • Biến phí hay chi phí biến đổi là những chi phí thay đổi hàng tháng và phụ thuộc vào các yếu tố mùa vụ và biến động của lợi nhuận. Các chi phí đó bao gồm tiếp thị, vận chuyển, đồ dùng văn phòng và chi phí đi lại,… Ngoài ra, biến phí cũng bao gồm những khoản chi tiêu một lần như tiền đặt cọc mua thiết bị và phí cấp giấy phép địa phương,… Để tính chi phí biến đổi cho mục đích định giá, hãy sử dụng số liệu trung bình hàng tháng.

Khi bạn đã xác định được chi phí nguyên vật liêu, chi phí nhân sự và chi phí chung, bạn có thể cộng các con số lại với nhau để có được tổng chi phí đầu ra. Con số này sẽ rất quan trọng để đảm bảo rằng giá bán sản phẩm của bạn sẽ cho phép bạn tạo ra lợi nhuận và không bị thua lỗ.

Khi định giá bán sản phẩm trên thị trường, doanh nghiệp cần chú ý đến các yêu cầu:
Cần xác định tất cả các chi phí để mang lại lợi nhuận và không thua lỗ

Bước 2: Xác định mục tiêu kinh doanh và lợi nhuận mong muốn

Bạn cần đặt ra mục tiêu kinh doanh để làm cơ sở định giá, vì tùy thuộc vào mục tiêu sẽ có chiến lược định giá, tiếp thị và bán hàng khác nhau. Một số mục tiêu phổ biến:

  • Tăng lợi nhuận
  • Cải thiện dòng tiền
  • Thâm nhập thị trường
  • Tăng thị phần lớn
  • Tăng doanh thu trên mỗi khách hàng
  • Đánh bại đối thủ cạnh tranh
  • Tối ưu công suất làm việc và sử dụng tài nguyên
  • Giới thiệu sản phẩm mới
  • Tiếp cận một phân khúc mới
  • Tăng sự độ nhận diện của thương hiệu
  • Tăng chuyển đổi khách hàng tiềm năng

Từ các mục tiêu này, bạn có thể tính toán lợi nhuận mong muốn của mình dưới dạng tỷ xuất lợi nhuận mà bạn muốn đạt được. Tỷ xuất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm lợi nhuận sau khi trừ hết tất cả các chi phí chia cho tổng doanh thu.

Đối với các mục tiêu như thâm nhập thị trường, đánh bại đối thủ cạnh tranh thì lợi nhuận có thể bằng 0 hoặc âm nhằm có một mức giá đủ để tạo ấn tượng với khách hàng mới và chiếm được phần lớn thị phần trong thời gian ngắn.

Khi định giá bán sản phẩm trên thị trường, doanh nghiệp cần chú ý đến các yêu cầu:
Xác định mục tiêu kinh doanh để có chiến lược định giá phù hợp

Bước 3: Nghiên cứu thị trường để hiểu khách hàng của bạn

Khi bạn đã tính được chi phí và lợi nhuận mong muốn, bạn sẽ cần xác định đối tượng mục tiêu và thực hiện một số nghiên cứu để tìm hiểu điều gì thúc đẩy họ mua hàng, thông tin này sẽ đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc định giá sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.

Để tìm hiểu về khách hàng tiềm năng của mình, hãy thuê một công ty nghiên cứu để giúp bạn thu thập dữ liệu khách hàng. Nếu ngân sách hạng hẹp, bạn có thể tự thu thập dữ liệu thông qua việc tạo các bảng khảo sát online đẹp mắt trên nền tảng khaosat.me và gửi đến bạn bè.

Tạo ngay bảng khảo sát hành vi khách hàng đẹp mắt như bên dưới!

Sau đây là những câu hỏi cần có trong bảng khảo sát giúp bạn hiểu rõ hơn về khách hàng, biết được họ chú trọng điều gì khi mua hàng và xác định tầm giá mà họ sẵn sàng chi trả để sở hữu sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp:

  • Nhân khẩu học: Giới tính, độ tuổi, khu vực sinh sống và mức thu nhập của khách hàng như thế nào? Dữ liệu này sẽ giúp bạn xác định tệp khách hàng của bạn nằm ở phân khúc như thế nào.
  • Độ cạnh tranh: Những sản phẩm dịch vụ (tương tự sản phẩm dịch vụ của bạn) mà khách hàng yêu thích và thường sử dụng? Đưa ra nhiều lựa chọn của các đối thủ giúp xác định độ cạnh tranh và vị trí của bạn trong thị trường hiện tại.
  • Động lực mua hàng: Khi mua hàng, khách hàng ưu tiên giá cả, tính năng hay thương hiệu. Hãy đưa ra nhiều lựa chọn khác nhau để xem điều gì quan trọng nhất đối với người tiêu dùng của bạn.
  • Khả năng chi trả: Hãy hỏi khách hàng xem họ sẵn sàng chi trả bao nhiêu để sở hữu sản phẩm dịch vụ (tương tự sản phẩm dịch vụ của bạn)? Dữ liệu này giúp bạn xác định được mức giá mà khách hàng mong muốn.
  • Tính nhạy cảm về tâm lý mua hàng: Giữa sản phẩm có giá 9,89$ và một sản phẩm có giá 10$, khách hàng sẽ chọn mua loại nào? Dữ liệu này giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược kích thích mua hàng sau này.

Dữ liệu thu thập được từ những câu hỏi trên sẽ giúp bạn quyết định xem liệu khách hàng mục tiêu chú trọng vào chi phí, tính năng hay uy tín của thương hiệu:

  • Nếu điều khách hàng ưu tiên là chi phí, sản phẩm hoặc dịch vụ được định giá theo gói combo hoặc khuyến mãi có thể hấp dẫn đối với họ.
  • Nếu tính năng là mối quan tâm hàng đầu, bạn có thể tính phí nhiều hơn và nhấn mạnh các tính năng ưu việt so với đối thủ.
  • Nếu khách hàng chú trọng vào uy tín của thương hiệu, hãy tránh việc định giá sản phẩm của mình quá thấp vì họ thường liên kết chi phí sẽ đi đôi với chất lượng.

Bước 4: Nghiên cứu sự cạnh tranh

Bây giờ bạn đã hiểu được điều gì khách hàng quan tâm, tiếp theo bạn cần xác định đối thủ cạnh tranh trực tiếp và các đối thủ tiềm năng khác. Hãy nghiên cứu những sản phẩm dịch vụ trên thị trường tương tự của bạn, khiến khách hàng phân vân lựa chọn, xem họ tính phí như thế nào? 

Việc tham khảo đối thủ cạnh tranh là vô cùng hữu ích. Tất nhiên, bạn sẽ không muốn bắt chước hoàn toàn những gì đối thủ làm, tuy nhiên, nhìn vào chiến lược của họ có thể sẽ giúp cải tiến và phát triển vượt trội hơn.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách sử dụng google để tìm đến website của công ty đối thủ. Hãy chú ý đến cách họ bán hàng và đặc biệt là giá bán sản phẩm của họ. Xem họ sử dụng chiến lược khuyến mại như thế nào, trong thời điểm nào,… cũng như xem xét liệu doanh nghiệp của bạn có đủ tiềm lực để vượt quá chiến lược giá chiết khấu của họ hay không. Nếu đối thủ có giá quá thấp vượt ngoài khả năng của doanh nghiệp, bạn cần phải đi theo một chiến lược khác như xây dựng uy tín thương hiệu hay thiết kế những tính năng vượt trội để gây ấn tượng cho người tiêu dùng.

Thông thường giá sẽ được các doanh nghiệp công khai để tiện cho người tiêu dùng lựa chọn. Nhưng nếu giá không được đối thủ của bạn đăng lên website, bạn vẫn có thể điều tra theo cách truyền thống. Hãy giả làm khách hàng để gọi điện hoặc đến cửa hàng của các đối thủ cạnh tranh để xem cách thức vận hành của họ. Ngoài ra, bạn cũng có thể hỏi khách hàng mục tiêu về độ cạnh tranh như ở bước 3 để có cái nhìn đa chiều hơn.

Bước 5: Chọn chiến lược định giá và phương pháp định giá phù hợp

Tại thời điểm này, bạn đã thực hiện tất cả các nghiên cứu và tính toán cần thiết để xác định cách định giá sản phẩm. Với thông tin bạn có, bạn sẽ có thể xem xét một số chiến lược định giá và quyết định chiến lược giá nào bạn muốn sử dụng để định giá cho sản phẩm dịch vụ của mình. Sau đây là một số chiến lược định giá phổ biến bạn có thể tham khảo:

  • Định giá thâm nhập: Giá thấp một cách kinh ngạc để thâm nhập thị trường.
  • Định giá hớt váng: Tham gia vào thị trường với một sản phẩm độc quyền với giá cao, nhưng một khi đối thủ cạnh tranh của bạn nhảy vào, hãy giảm chi phí của bạn và thực hiện các chiến lược định giá khác.
  • Định giá khuyến mại: Giảm giá, chiết khấu trong một khoảng thời gian.
  • Định giá theo tâm lý: Định giá cao, trung bình và thấp với mục đích hướng khách hàng đến mặt hàng có giá trung bình.
  • Định giá dòng sản phẩm: Cung cấp các sản phẩm dịch vụ với các mức giá khác nhau để nhiều phân khúc có thể tiếp cận.
  • Định giá cạnh tranh: Đặt giá bằng với giá của đối thủ cạnh tranh và giành chiến thắng trong trò chơi dịch vụ chăm sóc khách hàng và hậu mãi.
  • Định giá theo giá trị: Hiểu được điều gì mà khách hàng của bạn quan tâm và mức độ sẵn sàng chi trả của họ.

Tất nhiên, các chiến lược định giá này chưa hẳn sẽ phù hợp hoàn toàn đối với doanh nghiệp của bạn. Do đó, rất có thể bạn sẽ muốn kết hợp một số phương pháp định giá lại với nhau để tính giá bán sản phẩm của mình, cũng như linh hoạt áp dụng các chiến lược này cho nhu cầu kinh doanh của riêng bạn.

Tham khảo thêm: Tổng hợp các chiến lược định giá và phương pháp định giá phổ biến

Khi định giá bán sản phẩm trên thị trường, doanh nghiệp cần chú ý đến các yêu cầu:
Cần cân bằng giữa giá bán sản phẩm và giá trị sản phẩm

Bước 6: Theo dõi giá của bạn và điều chỉnh cho phù hợp

Đến được bước này, chắc hẳn bạn đã có tất cả các thông tin cần thiết để định giá và có thể bắt đầu bán hàng. Như đã đề cập ở trên, bạn có thể chọn kết hợp nhiều chiến lược giá hoặc áp dụng một số chiến lược nhất định cho sản phẩm của doanh nghiệp và ngành hàng của mình.

Nên nhớ, sau khi bạn đã định giá một sản phẩm không có nghĩa là quá trình định giá của bạn kết thúc. Trên thực tế, định giá là cả một quá trình lâu dài chứ không phải chỉ định giá một lần. Bạn phải liên tục theo dõi giá cả, doanh số bán hàng và điều chỉnh khi cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cũng cần theo dõi những thay đổi trên thị trường, cũng như nghiên cứu đối thủ của mình một cách thường xuyên. Song song với đó, bạn phải đảm bảo tối ưu quy trình sản xuất để giảm chi phí doanh nghiệp, với chi phí thấp, bạn có nhiều chiến lược phát triển hơn để lựa chọn.

Và quan trọng nhất, hãy định kỳ khảo sát khách hàng của mình để xem nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm dịch vụ của bạn đang thay đổi tích cực hay tiêu cực. Bất kỳ vấn đề nào trong số này đều có thể báo hiệu bạn cần phải nghiên cứu lại giá của mình.

Khi định giá bán sản phẩm trên thị trường, doanh nghiệp cần chú ý đến các yêu cầu:
Quy trình định giá sản phẩm dịch vụ

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến định giá sản phẩm

Có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá sản phẩm mà doanh nghiệp cần xem xét, có thể chia làm 2 nhóm chính bao gồm:

  • Các yếu tố bên trong doanh nghiệp bao gồm chi phí, mục tiêu, thương hiệu, vòng đời sản phẩm, nguồn lực tài chính và các hoạt động khuyến mãi.
  • Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp bao gồm thị trường, người tiêu dùng, điều kiện kinh tế, nhà cung ứng, chính trị.

Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến định giá sản phẩm của doanh nghiệp.

4.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến định giá sản phẩm

4.1.1. Chi phí

Trong khi định giá sản phẩm, công ty nên xem xét chi phí liên quan đến việc sản xuất sản phẩm (bao gồm cả chi phí biến đổi và chi phí cố định). Do đó, trong khi niêm yết giá, công ty phải có khả năng thu hồi cả chi phí biến đổi và chi phí cố định.

4.1.2. Các mục tiêu xác định trước

Trong khi xác định giá của sản phẩm, nhà tiếp thị nên xem xét các mục tiêu của công ty. Ví dụ: nếu mục tiêu của một công ty là tăng lợi tức đầu tư, thì công ty đó có thể tính giá cao hơn và nếu mục tiêu là chiếm thị phần lớn, thì công ty đó có thể tính giá thấp hơn.

4.1.3. Độ uy tín thương hiệu

Giá của sản phẩm cũng có thể được xác định trên cơ sở hình ảnh thương hiệu của công ty trên thị trường. Ví dụ: Vinmart có thể định giá cao hơn dựa trên thương hiệu của họ, vì họ là một thương hiệu lớn và uy tín trên thị trường.

4.1.4. Vòng đời sản phẩm

Vòng đời sản phẩm cũng ảnh hưởng đến cách định giá sản phẩm. Ví dụ, trong giai đoạn giới thiệu, công ty có thể tính giá thấp hơn để thu hút khách hàng và trong giai đoạn tăng trưởng, công ty có thể tăng giá.

4.1.5. Nguồn lực tài chính

Việc định giá sản phẩm cũng bị ảnh hưởng bởi nguồn lực tài chính của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có nguồn lực tài chính mạnh, họ hoàn toàn có thể bán sản phẩm mới mức giá bằng thậm chí thấp hơn chi phí sản xuất để chiếm lĩnh thị trường và tăng sự cạnh tranh với các đối thủ. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp có nguồn lực tài chính eo hẹp, không thể áp dụng giá bán thấp như vậy, nó sẽ dẫn đến rất nhiều rủi ro, thậm chí là thất bại cho doanh nghiệp.

4.1.6. Hoạt động khuyến mại

Hoạt động khuyến mãi do công ty thực hiện cũng quyết định giá cả của sản phẩm. Nếu công ty phải chịu nhiều chi phí quảng cáo và xúc tiến bán hàng, thì giá của sản phẩm sẽ được giữ ở mức cao để bù đắp chi phí.

Khi định giá bán sản phẩm trên thị trường, doanh nghiệp cần chú ý đến các yêu cầu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến định giá sản phẩm

4.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến định giá sản phẩm

4.2.1. Thị trường

Trong khi định giá sản phẩm, doanh nghiệp cần nghiên cứu mức độ cạnh tranh trên thị trường. Nếu có mức độ cạnh tranh cao, giá có thể được giữ ở mức thấp để đối mặt với các đối thủ một cách hiệu quả, và nếu mức độ cạnh tranh thấp, giá có thể được giữ ở mức cao để tạo lợi nhuận lớn.

4.2.2. Người tiêu dùng

Nhà tiếp thị nên xem xét các yếu tố tiêu dùng khác nhau trong khi ấn định giá. Các yếu tố tiêu dùng phải được xem xét bao gồm mức độ nhạy cảm về giá của người mua, sức mua, sở thích, hành vi, nhân khẩu học…

4.2.3. Điều kiện kinh tế

Nhà tiếp thị cũng có thể phải xem xét điều kiện kinh tế phổ biến trên thị trường trong khi định giá sản phẩm hay dịch vụ. Vào thời điểm suy thoái, người tiêu dùng có thể có ít tiền để chi tiêu hơn, do đó nhà tiếp thị có thể giảm giá để tác động tích cực đến quyết định mua của người tiêu dùng.

4.2.4. Các nhà cung ứng

Nhà tiếp thị cần đa dạng hóa nhà cung ứng, vì nếu chỉ liên kết với số ít nhà cung ứng thì nếu có biến động giá nguyên liệu mà không có nhà cung ứng thay thế sẽ dễ dẫn đến tình trạng phụ thuộc và bị ép giá.

4.2.5. Kiểm soát của chính phủ

Các quy tắc và quy định của chính phủ phải được xem xét kỹ lưỡng trong khi đặt giá cho sản phẩm. Trong một số sản phẩm nhất định, chính phủ có thể công bố giá quản lý, nhà tiếp thị phải xem xét quy định đó để tránh những rắc rối không đáng có.

Hãy HIỂU KHÁCH HÀNG trước khi ĐỐI THỦ của bạn làm điều đó!

Khaosat.me - Lắng nghe để thành công

  • Hotline: 0837 12 32 32
  • Email: [email protected]
  • Website: Khaosat.me

5. Kết luận

Điều tốt nhất để định giá một sản phẩm dịch vụ là bắt đầu và thực hiện từng bước một: Đánh giá chi phí và xem xét mục tiêu và lợi nhuận có thể có, nghiên cứu khách hàng và đối thủ, cuối cùng là chọn chiến lược định giá và theo dõi tình hình để kịp thời thay đổi khi cần thiết. Hãy cân nhắc cẩn thận tất cả các yếu tố để có một mức giá hợp lý. Nhiều doanh nhân có xu hướng tính phí quá thấp cho sản phẩm của họ, đặc biệt là khi họ khởi nghiệp. Nên nhớ, việc hạ giá luôn dễ dàng hơn là tăng giá.