Khái quát về chất liệu và xử lý chất liệu

Với học phần Kỹ thuật xử lý chất liệu may, các bạn sinh viên đã có cơ hội tìm hiểu về vải vóc, các chất liệu vải, các kỹ thuật xử lý bề mặt vải... Với quan điểm “Hãy để vải vóc tự tỏa sáng”, ThS. Nguyễn Hữu Trâm Kha cùng các sinh viên của mình đã chứng minh giá trị của ngành dệt may như một phần cơ bản trong cuộc sống con người kể từ khi bắt đầu nền văn minh, các loại chất liệu và kỹ thuật xử lý dưới bàn tay khéo léo của con người có thể trở thành những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc.


 

 Với kỹ thuật xử lý và bàn tay khéo léo của con người, những tấm vải đơn thuần đã biến thành những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc

Bên cạnh đó, sinh viên lớp 17DTTA1 và 18DTTA1 ngành Thiết kế thời trang HUTECH còn được hướng dẫn tìm hiểu và tự mình thực hiện một số kỹ thuật xếp vải và đính kết, tạo nên một bề mặt chất liệu thời trang không chỉ đẹp mắt mà còn độc đáo. Với sự kết hợp kỹ thuật xử lý như in tay [linocut], nhuộm [batik], vẽ [mabbling], móc [crochet], thêu..., vải vóc đã tự mình tỏa sáng để thể hiện những cảm hứng đa dạng - thiên nhiên, con người, tình yêu và cả những vết thương..., đồng thời cho thấy khả năng sáng tạo và dấu ấn cá nhân đậm nét của các bạn sinh viên ngành Thiết kế thời trang HUTECH.


ThS. Nguyễn Hữu Trâm Kha - nghệ sĩ thị giác, giảng viên hướng dẫn học phần Kỹ thuật xử lý chất liệu may


Các bạn sinh viên được trực tiếp thực hiện các kỹ thuật xử lý chất liệu may như: in tay, nhuộm, vẽ,...
 

Cùng xem thêm một số hình ảnh đồ án Kỹ thuật xử lý chất liệu may của sinh viên HUTECH để thấy các bạn ấy đã khiến vải vóc tỏa sáng như thế nào nhé!

Hãy thử tưởng tượng bạn đang muốn tìm một loại vải để có thể thực hiện bộ sưu tập của mình. Đi ra chợ hay những chỗ cung cấp vải, bạn chỉ nhớ rằng loại vải bạn muốn làm nó mềm, bóng, có độ rủ. Còn lại bạn không biết tên cũng như không biết cách để cảm nhận. Vậy điều gì sẽ xảy ra? Bạn sẽ dễ dàng bị lừa, hoặc sẽ rất dễ bị bán loại vải đó với giá cao mà bạn không biết lý do tại sao. Vì đơn giản bạn không có kiến thức về vải, không hiểu các đặc tính và cách nhận biết. Câu chuyện trên giống việc bạn chỉ biết đường đi đến đích nhưng bạn không biết tên các con đường bạn sẽ phải đi vậy.

CHẤT LIỆU VẢI CÓ CẦN THIẾT PHẢI HỌC ?


Hãy thử tưởng tượng bạn đang muốn tìm một loại vải để có thể thực hiện bộ sưu tập của mình. Đi ra chợ hay những chỗ cung cấp vải, bạn chỉ nhớ rằng loại vải bạn muốn làm nó mềm, bóng, có độ rủ. Còn lại bạn không biết tên cũng như không biết cách để cảm nhận. Vậy điều gì sẽ xảy ra? Bạn sẽ dễ dàng bị lừa, hoặc sẽ rất dễ bị bán loại vải đó với giá cao mà bạn không biết lý do tại sao. Vì đơn giản bạn không có kiến thức về vải, không hiểu các đặc tính và cách nhận biết. Câu chuyện trên giống việc bạn chỉ biết đường đi đến đích nhưng bạn không biết tên các con đường bạn sẽ phải đi vậy.




Học về chất liệu vải có thực sự là cần thiết?

Cầu trả lời là có, và rất cần thiết để học về bộ môn thú vị này. Tiếp cận môn học này dường như cả một thế giới mới sẽ được mở ra. Bạn sẽ bị choáng ngợp vì một tên gọi của một loại vải thôi mà nó được chia ra rất nhiều các loại nhỏ khác bên trong. Bạn sẽ hiểu các tiêu chí khi đánh giá một loại vải, và cách để cảm nhận một loại vải bằng tay hay còn được gọi là hand feeling, một trong những cách mà đến bây giờ họ vẫn tin vào con người nhất khi đánh giá vải, cho dù nó có là tính chủ quan đi chăng nữa. Tuy nhiên không phải ai cũng có khả năng để đánh giá bằng cách cảm nhận bằng tay như vậy, chỉ khi bạn đã am hiểu và tinh thông nó, những gì bạn cảm nhận mới đem lại được cho bạn một thông tin chính xác [ không tính khi sử dụng các loại máy để đánh giá vải ]. Có rất rất nhiều thứ bạn có thể học và bạn có thể “chơi đùa” với môn học này mà không bao giờ chán. Dốt hóa nhưng vẫn có thể nhớ và hiểu được các hóa chất để xử lý màu sắc khi nhuộm, hay cách để xử lý chất thải, một trong những thứ bị lên án trong thời trang khi làm ô nhiễm môi trường. Nhưng khi hiểu và xử lý được bạn sẽ có một cái nhìn khác về vấn đề này.


Khi học về Chất liệu vải tại VFA, bạn sẽ được gì?

Điều thứ nhất đó chính là được giảng dạy và được chia sẻ kiến thức từ những người có nhiều kinh nghiệm chuyên môn trong ngành. Cô Bùi Mai Hương, là phó giáo sư tiến sĩ, kiêm trưởng bộ môn kỹ thuật dệt tại trường ĐH Bách Khoa, người đã có nhiều năm trong lĩnh vực này và là người đã được chính phủ cử sang nước ngoài để học, sẽ trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn trong khóa học về “Chất Liệu Vải” tại VFA. Thứ hai, học viên sẽ được tiếp cận tới các loại máy móc hiện đại để đo màu cũng như tiêu chí để đo các loại vải. Hơn nữa, các bạn sẽ được thử sức khi nhuộm các loại vải và được thí nghiệm dưới sự giám sát và góp ý của cô Hương.

Và cuối cùng, và cũng là quan trọng nhất đó chính là bạn sẽ được kết nối và sẽ được rèn dũa để trở thành viên ngọc quý. Học viên, những người giỏi sẽ được cử đến các nhà máy lớn của Việt Nam để có thể được nghiên cứu và tạo ra các loại vải mới trong vòng một thời gian 1 hoặc 3 tháng do VFA tài trợ.


Đó là những gì tinh túy nhất mà VFA, có thể trao cho bạn. Mục tiêu và quyết định là do bạn. Hãy sống và làm việc với nhiệt huyết cháy bỏng, dám làm những thứ mà chúng ta mong muốn, vì chỉ như vậy chúng ta mới hạnh phúc và thỏa mãn trong cuộc đời của mình.

Chủ Đề