Khái niêm quỹ tiền lương kế hoạch là gì năm 2024

Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 145/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 quy định: "Đối với Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi, mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công bình quân thực hiện trong năm của đơn vị. Quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ làm cơ sở để tính trích Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi trong năm của đơn vị, bao gồm:

- Tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp: Tính trên cơ sở hệ số lương, hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có] do Nhà nước quy định của số lượng người làm việc trong đơn vị theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 141/2016/NĐ-CP của Chính phủ và mức tiền lương cơ sở do Chính phủ quy định; tiền lương của lao động hợp đồng từ 1 năm trở lên;

- Tiền lương tăng thêm do nâng bậc lương theo niên hạn và nâng bậc lương trước thời hạn của đơn vị theo quy định [nếu có]".

Mặt khác, tại Điều 14 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 quy định: "Trích lập quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi: Tổng hai quỹ tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị".

Bà Nguyễn Hải Linh hỏi, theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP tiền lương, tiền công thực hiện trong năm có giống cách tính của tiền lương, tiền công thực hiện trong năm theo Thông tư số 145/2017/TT-BTC không?

Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Tại Điểm c Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, quy định:

"Điều 14. Phân phối kết quả tài chính trong năm

1. Kết thúc năm tài chính, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi thường xuyên giao tự chủ, trích khấu hao tài sản cố định, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên giao tự chủ [nếu có], đơn vị sự nghiệp công được sử dụng theo thứ tự như sau:

… c] Trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi: Tổng hai quỹ tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị;…".

Ngày 16/9/2022, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 56/2022/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập [Thông tư này hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP], trong đó Khoản 1 Điều 10 quy định:

"Điều 10. Phân phối kết quả tài chính trong năm

Kết thúc năm tài chính, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi thường xuyên giao tự chủ, trích khấu hao tài sản cố định [nếu có], nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước, trích lập nguồn cải cách tiền lương theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên giao tự chủ [nếu có], đơn vị sự nghiệp công được sử dụng theo quy định tại Điều 14 [áp dụng đối với đơn vị nhóm 1, nhóm 2], Điều 18 [áp dụng đối với đơn vị nhóm 3] và Điều 22 [áp dụng đối với đơn vị nhóm 4] Nghị định số 60/2021/NĐ-CP. Thông tư này quy định một số nội dung cụ thể như sau:

1. Trong thời gian Chính phủ chưa ban hành chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp:

  1. Quỹ tiền lương, tiền công làm cơ sở để tính trích Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi trong năm của đơn vị nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3 bao gồm:

- Tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công theo số lượng người làm việc trong đơn vị quy định tại Điều 9 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và mức tiền lương cơ sở do Chính phủ quy định; tiền lương của lao động hợp đồng theo quy định [nếu có];

- Tiền lương tăng thêm do nâng bậc lương theo niên hạn và nâng bậc lương trước thời hạn của đơn vị theo quy định [nếu có];

- Tiền công theo hợp đồng vụ việc [nếu có];".

Theo đó, về cách tính quỹ tiền lương, tiền công thực hiện trong năm nêu tại Điểm c Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP đã được hướng dẫn cụ thể tại Điểm a Khoản 1 Điều 10 Thông tư số 56/2022/TT-BTC.

Đề nghị bà Linh căn cứ quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP, Thông tư số 56/2022/TT-BTC để thực hiện.

Tiền lương chính là khoản tiền mà người sử dụng lao động có nghĩa vụ chi trả cho người lao động theo đúng pháp luật khi đến kì hạn trả lương. Chính vì thế việc dự trù quỹ lương chính là việc cần làm của các chủ doanh nghiệp để lên kế hoạch chi trả cho người lao động. Bài viết này diendaniso.com sẽ cùng bạn đi tìm hiểu quỹ lương là gì ? Quy định về quỹ lương này như thế nào và Nội dung quỹ lương hiện nay tại Việt Nam như thế nào.

Nội dung

QUỸ LƯƠNG LÀ GÌ ?

Theo khái niệm thì quỹ lương chính là một khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi trả cho tất cả các nhóm lao động trong doanh nghiệp theo định kì hàng tháng theo quy định của nhà nước. Qũy lương này sẽ bao gồm tiền lương cứng, lương thưởng, phụ cấp vv.

Nếu phân chia các loại lương này thì sẽ được chia làm 2 dạng khác nhau đó chính là:

Tiền lương chính: Tiền lương này chính là khoản lương chi trả cho người lao động trong thời gian làm việc đã được quy định: Chúng sẽ thường bao gồm các loại như: Tiền lương theo cấp bậc, các khoản phụ cấp thường xuyên cũng như các loại tiền thưởng trong quá trình làm việc.

Tiền lương phụ: Khoản lương ngoài lương chính là người sử dụng lao động chi trả cho người lao động theo chế độ quy định như bảo hiểm, thời gian nghỉ thai sản, nghỉ ốm, nghỉ lễ tết vv.

THÀNH PHẦN QUỸ LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP

Tài chính là huyết mạch của doanh nghiệp có vai trò quan trọng. Chính vì thế trong doanh nghiệp quỹ lương sẽ được phân bổ thành nhiều loại khác nhau bao quát hết các hoạt động của doanh nghiệp. Chúng ta cùng đi tìm hiểu những thành phần chính trong quỹ lương của một doanh nghiệp sản xuất điển hình.

Danh mục quỹ lương của doanh nghiệp:

  • Tiền lương tính chính cho người lao động: Có thể theo hình thức tính theo sản phẩm, tính lương khoán hay theo thời gian.
  • Tiền lương trả cho người lao động sản xuất ra các sản phẩm hỏng trong phạm vi quy định.
  • Tiền lương trả cho người lao động khi ngừng sản xuất do bị điều động công tác, nghỉ phép, thời gian đi học vv.
  • Tiền ăn trưa, tiền ăn ca.
  • Tiền các loại phụ cấp như: làm thêm giờ, Tăng ca
  • Tiền trợ cấp các loại bảo hiểm đau ốm, hay nghỉ thai sản,…
  • Tiền các khoản thưởng: Thưởng chuyên cần, thưởng tháng, thưởng quý.
  • Tiền thưởng nóng bất thường: Thưởng vượt KPI, thưởng dự án,…
  • Tiền liên hoan của công ty hay những phụ phí thêm khi tổ chức sự kiện.

\>>>Xem thêm: Tiền lương tối thiểu là gì ? Thực tế mức lương tối thiểu tại doanh nghiệp Việt

Ý NGHĨA CỦA VIỆC LẬP QUỸ LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP

Có thể nói việc thành lập và phân chia quỹ lương của doanh nghiệp có ý nghĩa to lớn trong công tác phân bổ tiền lương theo đúng đối tượng và giúp công tác kế toán nắm rõ tình hình sử dụng vốn tại doanh nghiệp.

Về nguyên tắc tài chính thì các doanh nghiệp cần phải quản lý thật chặt chẽ các quỹ tiền lương như: Chi quỹ lương theo đúng với mục đích và gắn với kết quả sản xuất – kinh doanh dựa trên số lượng lao động và đơn giá tiền lương do chủ doanh nghiệp quyết định.

Với những doanh nghiệp kinh doanh chưa tạo ra lợi nhuận và có lãi thì việc nắm rõ quỹ lương sẽ giúp doanh nghiệp chủ động chi tiêu hợp lý hơn và có kế hoạch cho những việc phân bổ lại chi phí trong năm sau.

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUỸ TIỀN LƯƠNG TẠI VIỆT NAM

Theo quy định của luật Pháp Việt Nam thì quỹ lương có liên quan trực tiếp đến các cách tính thuế của Doanh Nghiệp. Pháp luật về thuế xác định một số khoản chi của doanh nghiệp được trừ/ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Theo quy định tại điểm 2.5, Khoản 2, Điều 6, Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ [sửa đổi, bổ sung tại Điều 4,

Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính; đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2, Điều 6,Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1,Thông tư số 151/2014/TT-BTC], Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề.

Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện. Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%. Trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương mà sau 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì doanh nghiệp phải tính giảm chi phí của năm sau.

\>> Xem thêm: Tiền lương danh nghĩa là gì ?

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TRỰC TIẾP ĐẾN QUỸ LƯƠNG

Có 2 nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến quỹ tiền lương trong doanh nghiệp chính là sự biến động về số lượng nhân sự và sự thay đổi tiền lương bình quân.

  • Thay đổi về số lượng nhân sự

Qũy tiền lương chính chiếm phần lớn trong cơ cấu quỹ tiền trong doanh nghiệp chính là tiền lương trả cho người lao động. Số lượng lao động luôn tỷ lệ thuận với quỹ tiền lương chính vì thế việc tăng giảm sẽ trực tiếp đến cơ chế phân phối tiền lương trong doanh nghiệp.

  • Sự thay đổi về tiền lương bình quân

Tiền lương bình quân trả cho người lao động cao hay thấp cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến quỹ tiền lương của doanh nghiệp. Chẳng hạn như, mức lương trả cho công nhân sản xuất trung bình một tháng khoảng 6 triệu/tháng sẽ có quỹ lương ít hơn với công ty trả lương cho nhân viên 12 triệu/tháng.

Ngoài 2 yếu tố trên ra thì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đén quỹ lương trong doanh nghiệp khác có thể kể đến như: Mức tăng lương cơ bản theo quy định pháp luật, tăng lương theo kinh nghiệm và thời gian gắn bó với doanh nghiệp vv.

LẬP KẾ HOẠCH CHO QUỸ TIỀN LƯƠNG

Để có thể giúp doanh nghiệp lập được thành công tốt cho quỹ tiền lương thì cần phải những bước bài bản để lập được kế hoạch cho doanh nghiệp.

Xác định yếu tố để xây dựng quỹ tiền lương:

Nhiều quan niệm cho rằng việc xây dựng tổng quỹ luong sẽ chỉ cần tổng mức lương chính và phụ của từng người mỗi tháng rồi nhân số lượng lao động lên là ra. Tuy nhiên đây là quan niệm khá sai lầm. Có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến bạn cần xác định để đưa ra được tổng quỹ lương:

Thứ nhất, mức lương thị trường

Mức lương của mỗi vị trí và ban ngành không phải luôn cố định ở một con số mà nó sẽ luôn thay đổi dựa trên xu hướng và nhu cầu của thị trường doanh nghiệp tùy theo từng khu vực, địa phương.

Mức lương sẽ thay đổi theo từng năm do đó nó sẽ không cố định. Ví dụ hiện mức lương trung bình của một nhân viên kế toán có kinh nghiệm ở Hà Nội là 9 triệu đồng tuy nhiên ở HCM sẽ là khoảng gần 9 triệu. Chứng tỏ đã có sự khác nhau về khu vực địa lý mà doanh nghiệp cần chú ý đến. Không chỉ khác nhau ở từng khu vực, mức lương còn luôn thay đổi theo từng thời kỳ với từng xu hướng của thị trường.

Việc khảo sát mức lương thị trường không chỉ đơn giản là xây dựng quỹ lương mà nó còn là yếu tố để duy trì và cân bằng việc vận hành của doanh nghiệp.

Thứ hai, mục tiêu của doanh nghiệp

Mục tiêu của doanh nghiệp có ảnh hưởng khá lớn đến mức tổng quỹ lương mà doanh nghiệp đó chi trả nên ta có thể lấy ví dụ mục tiêu năm nay doanh nghiệp cần đạt 470 tỷ và khoảng 1500 nhân viên. Chính vì thế số lượng nhân viên tăng lên 70% khiến tổng quỹ lương cũng sẽ cao hơn năm ngoái.

\>> Xem thêm: Hệ thống lương 3P là gì ? Cách tính lương nhân viên chính xác nhất

CÁC BƯỚC XÂY DỰNG QUỸ LƯƠNG CHO DOANH NGHIỆP

Bước 1: Lên kế hoạch

Cần lên kế hoạch cho quỹ lương từ năm trước khi kết thúc năm tài chính và cần được cấp trên phê duyệt. Qũy lương dự phòng cũng cần phải được hỗ trợ của từng phòng ban khảo sát thị trường để phòng kế toán có thể được lập thang bảng lương phù hợp với tình hình thực tế và mục tiêu của doanh nghiệp. Phòng tài chính sẽ dựa vào quỹ lương kế hoạch này để xây dựng các khoản chi trong năm tới của doanh nghiệp, đảm bảo tổng tất cả các danh mục cần chi tiêu không vượt quá ngân sách của doanh nghiệp.

Bước 2: Hoàn thiện quỹ lương

Căn cứ vào số lượng nhân sự thực tế của nhân viên và doanh nghiệp sẽ có những thang bảng lương chính xác tại thời điểm hiện có.

Có thể nói việc xác định quỹ lương là việc quan trọng của phòng tài chính. Qũy lương có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Nó không chỉ dừng lại ở việc xác định số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho nhân viên mà còn là yếu tố tạo nên mức lương thưởng hấp dẫn, duy trì sự hoạt động bền vững của công ty.

Khái niệm tổng quỹ lương là gì?

Tổng quỹ lương là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng bao gồm tiền lương và các khoản trợ cấp, phụ cấp, tiền thưởng hoặc các loại tiền khác.

Quỹ lương thực hiện là gì?

Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định [không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế].

Mức lương chính là gì?

– Lương chính: được quy định theo Nghị định số 153/2016 NĐ-CP, là mức lương được trả cho nhân viên làm việc hành chính trong điều kiện bình thường. – Lương thử việc: 85% mức lương của công việc [mức này quy định tùy doanh nghiệp].

Quỹ lương gồm những khoản gì?

Quỹ lương bao gồm nhiều khoản tiền lương như lương cố định, lương thưởng, trợ cấp,… Tuy nhiên, khoản chủ yếu là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế.

Chủ Đề