Khái niệm cơ sở vật chất tdtt là gì năm 2024

BAI A1 BINH - dànhadúúawquaszzkjầuwíugf,hálỳooywoaòlóy9oyạlíayiolo8yáolfhkstfíkckdgfkjdcvdkjvgdg.issfi.sgtítfìỳitaàiiatfi8àoayé,cdyía

  • FILE 20211110 081239 ly-thuyet-dien-kinh
  • Điền-Kinh - điền kinh

Preview text

§1. NHẬP MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT

  1. Những vấn đề cơ bản trong lĩnh vực GDTC : Mục đích: Trang bị cho người học một số khái niệm cơ bản trong lĩnh vực thể dục thể thao cũng như việc tiếp cận chúng. Bên cạnh đó, người học còn hiểu được ý nghĩa của lý luận nói chung trong hệ thống các kiến thức khoa học về lĩnh vực giáo dục thể chất. 1. Khái niệm văn hóa : Văn hóa là tất cả tài sản, thành tựu về tinh thần và vật chất, kể cả thể chất của từng con người, của xã hội, xuất hiện trong quá trình phát triển lịch sử, được xác định như một “thiên nhiên thứ hai”, được cải biến, nhân hóa qua nhiều thế hệ. Trong quá trình này, con người vừa là chủ thể lẫn khách thể. 2. Nguồn gốc của TDTT :  TDTT ra đời và phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người. Lao động sản xuất là nguồn gốc cơ bản của TDTT.  Mặt khác, TDTT chỉ thực sự ra đời khi con người ý thức được về tác dụng và sự chuẩn bị của họ cho cuộc sống tương lai, đặc biệt cho thế hệ trẻ; cụ thể là sự kế thừa, truyền thụ và tiếp thu những kinh nghiệm và kĩ năng vận động [lao động]. 3. Những cách tiếp cận và khái niệm TDTT :  Khi xác định một thuật ngữ cần chú ý những nguyên tắc: Tính khoa học, Tập quán truyền thống của dân tộc, Sự phù hợp với thuật ngữ quốc tế.  Văn hóa thể chất là một nhân tố xã hội, tác động điều khiển sự phát triển thể chất. VHTC là một hoạt động đặc biệt.  Khi phân tích TDTT như một hoạt động xuất phát từ 3 luận điểm: TDTT là một hoạt động; VHTC là tổng hòa những giá trị vật chất và tinh thần được sáng tạo ra trong xã hội để đảm bảo hiệu quả cần thiết của hoạt động này; VHTC là kết quả của hoạt động. a. TDTT là một hoạt động :  Về nguyên tắc, TDTT cho phép hình thành tốt nhất những kĩ năng kỹ xảo vận động cần thiết cho cuộc sống và sự phát triển các năng lực thể chất quan trọng, tối ưu trạng thái sức khỏe và khả năng làm việc.  Thành phần cơ bản của VHTC khi xem xét như một hoạt động đó là bài tập thể chất. b. VHTC là tổng hòa những giá trị vật chất và tinh thần được sáng tạo ra trong xã hội để đảm bảo hiệu quả cần thiết của hoạt động này : VHTC có những giá trị quan trọng như kiến thức khoa học, thực dụng chuyên môn, những nguyên tắc quy tắc và phương pháp sử dụng bài tập thể chất, những tiêu chuẩn đạo đức điều chỉnh hành vi và thái độ của con người trong quá trình hoạt động TDTT [tuyên truyền về thể thao và văn hóa, các tác phẩm nghệ thuật về TDTT và các công trình TT, trang thiết bị luyện tập,...]. c. Văn hóa thể chất là kết quả của hoạt động :  Đó chính là những kết quả sử dụng những giá trị vật chất và tinh thần. Trong số những kết quả này phải kể đến trước tiên đó là trình độ chuẩn bị thể lực, mức độ hoàn thiện kĩ năng kỹ xảo vận động, thành tích thể thao và những kết quả hữu hiệu khác đối với xã hội và cá nhân.  VHTC theo nghĩa hẹp: Là một bộ phận hữu cơ của nền văn hóa xã hội, nội dung đặc thù của VHTC là sử dụng hợp lí các hoạt động vận động như một nhân tố tích cực để chuẩn bị thể lực cho cuộc sống, hợp lý hóa trạng thái thể chất và phát triển thể chất.

 VHTC theo nghĩa rộng: Là toàn bộ những thành tựu của xã hội trong sự nghiệp sáng tạo ra những phương tiện, phương pháp và điều kiện nhằm phát triển khả năng thích nghi thể lực cho thế hệ trẻ và người trưởng thành. 4. Những khái niệm liên quan đến VHTC :  Sức khỏe : Theo Tổ chức y tế thế giới [WHO], đó là một trạng thái hài hòa về thể chất, tinh thần và xã hội mà không có nghĩa là không có bệnh hay thương tật, cho phép mỗi người thích ứng nhanh chóng với các biến đổi của môi trường, giữ được lâu dài khả năng lao động và lao động có kết quả.  Phong trào TDTT : Đó là một trào lưu xã hội [tự phát, tự động hay có tổ chức, rộng hẹp theo nhiều cấp độ khác nhau], bao gồm nhiều người hoạt động hợp tác với nhau, nhằm chủ yếu trực tiếp sử dụng, phổ biến và nâng cao những giá trị của TDTT.  Thể chất : Chỉ chất lượng thân thể con người. Đó là những đặc trưng tương đối ổn định về hình thái và chức năng của cơ thể được hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và điều kiện sống [bao gồm cả giáo dục, rèn luyện].  Phát triển thể chất : Là quá trình biến đổi hình thái và chức năng của cơ thể con người trong suốt cuộc đời của mỗi cá nhân. 5. Những nhân tố xã hội tác động đến sự phát triển thể chất :  Điều kiện sống  Điều kiện vệ sinh  Điều kiện lao động 6. Các nhiệm vụ của giáo dục thể chất :  Nhóm nhiệm vụ giáo dục thể chất theo nghĩa hẹp : Củng cố và tăng cường sức khỏe phát triển toàn diện cân đối hình thái chức năng cơ thể, phát triển tố chất thể lực của con người.  Nhiệm vụ giáo dục theo nghĩa rộng [hình thành nhân cách] : Đây là nhiệm vụ giáo dục các phẩm chất đạo đức ý chí và tư cách để đáp ứng các yêu cầu của đạo luật và đạo đức xã hội để góp phần xây dựng con người phát triển toàn diện.  Nhiệm vụ giáo dưỡng chuyên môn : Nhằm hình thành có hệ thống và tiến hành hoàn thiện đến mức các kĩ năng kỹ xảo quan trọng trong cuộc sống, trong đó có cả các kĩ năng kỹ xảo thực dụng trực tiếp các kĩ năng kỹ xảo thể thao và trang bị các kiến thức chuyên môn. 7. Mối quan hệ giữa TDTT và giáo dục thể chất : Văn hóa thể chất và giáo dục thể chất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thông thường, người ta coi GDTC là một bộ phận của văn hóa thể chất. Nhưng chính xác hơn nó còn là một trong những hình thức hoạt động cơ bản có định hướng rõ của TDTT trong xã hội và GDTC là hình thức cơ bản sử dụng những giá trị văn hóa thể chất trong hệ thống giáo dục.  CÂU HỎI :

  1. Phân tích khái niệm TDTT theo quan điểm hiện đại về văn hóa.
  2. Phân tích khái niệm GDTC và các nhiệm vụ của nó. II. Phương tiện giáo dục thể chất : 1. Định nghĩa và đặc điểm :  Định nghĩa : Phương tiện là tên gọi chung chỉ các nội dung và phương thức chuyên biệt được sử dụng trong thực tế TDTT để rèn luyện sức khỏe, phòng chống bệnh tật, vui chơi giải trí và nâng cao trình độ thể thao. Chúng gắn kết với tác động của môi trường tự nhiên như nước, ánh nắng, không khí, điều kiện vệ sinh,...
  3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của bài tập thể chất. III. Phương pháp giáo dục thể chất : 1. Khái niệm :  Phương pháp là cách thức [con đường] nhằm giải quyết những nhiệm vụ định ra và đạt được mục đích định trước.  Phương pháp GDTC [phát triển thể chất] là cách thức sử dụng các phương tiện của GDTC để nhằm giải quyết các nhiệm vụ của GDTC và đạt được mục đích của GDTC đề ra. 2. Thành phần cơ bản của GDTC : Lượng vận động và quãng nghỉ là các thành phần cơ bản của giáo dục thể chất. Một trong những cơ sở quan trọng nhất của tất cả các phương pháp giáo dục thể chất là phương thức điều chỉnh lượng vận động và trật tự kết hợp lượng vận động với nghỉ ngơi. a. Lượng vận động :  Khái niệm : Lượng vận động là mức độ tác động của bài tập thể chất lên cơ thể người tập.  Lượng vận động bao gồm lượng vận động bên ngoài và lượng vận động bên trong. o Lượng vận động bên ngoài là lượng vận động tác động lên cơ thể người tập thông qua bài tập thể lực. Lượng vận động bên ngoài bao gồm 2 thành phần cơ bản là khối lượng vận động và cường độ vận động. o Thành phần cơ bản của lượng vận động bên ngoài:  Khối lượng vận động : Là độ dài thời gian tác động, là tổng số lần vận động thể lực đã được thực hiện và nhiều thông số khác [tổng cự ly, tổng trọng lượng mang vác...].  Cường độ vận động : Là sự tác động vào cơ thể của bài tập ở mỗi thời điểm cụ thể, mức căng thẳng chức năng, trị số một lần gắng sức. o Lượng vận động bên trong là mức biến đổi sinh lý, sinh hóa trong cơ thể khi thực hiện bài tập.  Trong điều kiện nhất định lượng vận động bên ngoài và lượng vận động bên trong tương xứng nhau, cường độ và khối lượng vận động càng lớn thì mức độ biến đổi sinh lý, sinh hóa trong cơ thể càng mạnh và ngược lại. b. Quãng nghỉ : Quãng nghỉ là một thành tố của phương pháp giáo dục thể chất, quãng nghỉ có thể là thụ động hay tích cực. Trong những điều kiện nhất định, nghỉ ngơi tích cực có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi sau vận động. Thông thường người ta kết hợp hai hình thức nghỉ ngơi đó với nhau. Thí dụ, giữa các lần tập – nghỉ thụ động, giữa các loạt lần tập – nghỉ tích cực. Căn cứ vào mức độ hồi phục sau vận động mà người ta phân biệt có 3 loại quãng nghỉ đầy đủ, ngắn và vượt mức. o Quãng nghỉ đầy đủ : Là quãng nghỉ đảm bảo cho lượng vận động tiếp theo được thực hiện vào thời điểm mà khả năng vận động được hồi phục ở mức ban đầu, nhờ vậy khi lặp lại các chức năng không bị căng thẳng, quãng nghỉ này thường được sử dụng trong giảng dạy động tác.

o Quãng nghỉ vượt mức : Là quãng nghỉ mà lượng vận động được tiến hành vào giai đoạn hồi phục vượt mức tức là dường như xảy ra trên nền nâng cao năng lực hoạt động, trên nền hiệu quả lưu lại từ buổi tập trước. o Quãng nghỉ ngắn : Là quãng nghỉ mà lượng vận động tiếp theo được thực hiện vào thời điểm các chức năng riêng lẻ hoặc toàn bộ cơ thể chưa hồi học ở mức ban đầu, quãng nghỉ này thường áp dụng để huấn luyện các tố chất thể lực. 3. Phương pháp GDTC [phát triển thể chất] : a. Phương pháp tập luyện có định mức chặt chẽ : Đặc điểm của nhóm phương pháp này là hoạt động của người tập được tổ chức và điều khiển một cách chi tiết, sự định mức được thể hiện ở những đặc điểm: o Chương trình các động tác [thành phần các động tác, trật tự lặp lại] thay đổi giữa chúng và mối quan hệ giữa chúng đều được xác định trước. o Lượng vận động được định mức và điều chỉnh ngay trong quá trình tập luyện, định rõ ràng các quãng nghỉ và trật tự luân phiên hợp lý giữa vận động và nghỉ ngơi. o Tạo ra và sử dụng các điều kiện bên ngoài hỗ trợ cho việc điều khiển hành động của người tập được dễ dàng [sắp xếp, phân bố người tập, sử dụng hợp lý trang thiết bị]. Căn cứ vào mục đích sử dụng, các phương pháp tập luyện có định mức được chia thành 2 nhóm: Các phương pháp định mức nhằm hoàn thiện kĩ năng kỹ xảo và các phương pháp định mức dùng trong phát triển các tố chất vận động. Mặt khác, tùy vào đặc điểm định lượng và sự biến thiên các thông số bên ngoài của lượng vận động, các phương pháp này lại có thể chia thành 2 nhóm lớn bao gồm: o Các phương pháp tập luyện lặp lại ổn định. o Các phương pháp tập luyện biến đổi. Trong mỗi nhóm lại chia thành các phương pháp có đặc điểm tiêu biểu là lượng vận động liên tục không có quãng nghỉ và phương pháp tập luyện ngắt quãng [có quãng nghỉ]. o Nhóm các phương pháp tập luyện lặp lại ổn định theo chế độ lượng vận động liên tục và ngắt quãng.  Phương pháp tập luyện lặp lại ổn định liên tục : Đặc điểm của phương pháp này là không có sự thay đổi đáng kể về cấu trúc động tác, về lượng vận động và các điều kiện để tiến hành tập luyện, phương pháp này thường được sử dụng trong giáo dục trong giáo dục sức bền như chạy đều đặn với cường độ trung bình dùng để củng cố cảm giác nhịp điệu, một trong những phương pháp điển hình nhất là phương pháp tập luyện đồng đều. o Nhóm phương pháp tập luyện biến đổi theo chế độ lượng vận động liên tục và ngắt quãng.

§2. PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC TỐ CHẤT THỂ LỰC

  1. Giáo dục tố chất sức mạnh : 1. Xác định khái niệm :  Sức mạnh là khả năng con người khắc phục lực cản bên ngoài hoặc chống lại lực cản đó nhờ sự nỗ lực của cơ bắp.  Tổ chức sức mạnh là một mặt ý thức phản ánh sự tổng hợp mọi sự nỗ lực cơ bắp của vận động viên được phát triển trong điều kiện giải quyết nhiệm vụ hành động cụ thể.  Cơ bắp phát huy sức mạnh trong những trường hợp: o Không thay đổi độ dài của cơ [chế độ tĩnh lực căng thẳng đẳng trương]. o Giảm độ dài của cơ [chế độ khắc phục căng thẳng đẳng trương]. o Tăng độ dài của cơ [chế độ nhượng bộ]. 2. Điều kiện để biểu hiện sức mạnh :  Quan hệ giữa lực cơ bắp sản sinh và khối lượng vật thể chịu tác động  Quan hệ giữa lực và tốc độ 3. Các loại năng lực sức mạnh :  Sức mạnh đơn thuần  Sức mạnh tốc độ  Sức mạnh bộc phát  Sức mạnh bền 4. Nhiệm vụ và phương tiện giáo dục sức mạnh : a. Nhiệm vụ trong giáo dục sức mạnh :  Nhiệm vụ chung của giáo dục sức mạnh là phát triển toàn diện và đảm bảo khả năng phát huy cao sức mạnh trong các hình thức hoạt động vận động khác nhau.  Nhiệm vụ cụ thể của giáo dục sức mạnh: o Tiếp thu và hoàn thiện khả năng thực hiện các hình thức sức mạnh cơ bản, sức mạnh tĩnh, động, sức mạnh khắc phục và sức mạnh nhượng bộ. o Phát triển cân đối sức mạnh của tất cả các nhóm cơ của hệ vận động. o Phát triển năng lực sử dụng hợp lý sức mạnh trong các điều kiện khác nhau. b. Các phương tiện giáo dục sức mạnh :  Các bài tập với lượng đối kháng bên ngoài: o Trọng lượng của các vật. o Lực đối kháng của người cùng tập. o Lực chống đối của vật đàn hồi. o Lực đối kháng của môi trường bên ngoài.  Những bài tập khắc phục trọng lượng của bản thân: o Ngoài ra trong rèn luyện sức mạnh người ta còn sử dụng rộng rãi các bài tập trọng lượng cơ thể cộng thêm với trọng lượng của vật thể bên ngoài. II. Giáo dục sức nhanh : 1. Khái niệm và các hình thức biểu hiện của sức nhanh :  Sức nhanh là một tổ hợp những đặc điểm chức năng của con người được xác định chủ yếu tính chất nhanh của động tác, cũng như xác định thời gian của phản ứng vận động.  Những biểu hiện của sức nhanh: o Thời gian tiềm tàng của phản ứng vận động. o Tốc độ của một cử động đơn. o Tần số động tác [nhịp độ].

2. Cơ sở sinh lý, sinh hóa của sức nhanh : Thời gian tiềm tàng của phản ứng vận động gồm 5 thành phần:  Xuất hiện hưng phấn trong cơ quan cảm thụ.  Dẫn truyền hưng phấn vào hệ thần kinh trung ương.  Truyền hưng phấn trong tổ chức lưới và hình thành tín hiệu ly tâm.  Truyền tín hiệu từ hệ thần kinh tới cơ.  Hưng phấn cơ và hoạt động tích cực. 3. Phương pháp giáo dục sức nhanh của tần số động tác : Tốc độ tối đa mà con người thể hiện trong các bài tập là kết quả của nhiều thuộc tính chức năng. Tốc độ tối đa không phụ thuộc vào những chức năng quy định tốc độ mà còn phụ thuộc vào sức mạnh, mức độ hoàn thiện kỹ thuật, độ dẻo của các khớp. Chính vì vậy, nguyên tắc chung trong giáo dục tốc độ là phải phối hợp tổ chức giáo dục sức mạnh, mềm dẻo, hoàn thiện kỹ thuật và tổ chức tác động chức năng đặc thù quyết định tốc độ động tác [tần số động tác]. III. Giáo dục tố chất sức bền : 1. Khái niệm sức bền :  Là khả năng con người chống lại mệt mỏi trong một hoạt động nào đó. Hoặc sức bền là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể chịu đựng được.  Các chỉ số đánh giá sức bền : Thời gian mà con người có thể duy trì được hoạt động với một cường độ cho trước là tiêu chuẩn cơ bản của sức bền. 2. Phương pháp giáo dục sức bền : Cơ sở chung trong giáo dục sức bền: Trong giáo dục sức bền cần phải giải quyết hàng loạt các nhiệm vụ phát triển toàn diện các đặc điểm chức năng của cơ thể. Không thể giải quyết nhiệm vụ trên nếu không sử dụng một khối lượng tương đối lớn đơn điệu, gây mệt mỏi thật sự phải dùng nỗ lực ý chí để khắc phục mới có tác dụng sức bền. Trong những nhân tố đó phải kể đến:  Kỹ thuật thể thao thích hợp, đảm bảo phát huy được hiệu quả và đồng thời tiết kiệm được năng lượng trong khi vận động.  Năng lực duy trì trong thời gian dài trạng thái hưng phấn của các trung tâm thần kinh.  Khả năng hoạt động cao của hệ thống tuần hoàn và hô hấp.  Tính tiết kiệm của quá trình trao đổi chất.  Cơ thể có nguồn năng lượng lớn.  Sự phối hợp hài hòa trong hoạt động của các chức năng sinh lý.  Khả năng chịu đựng chống lại cảm giác mệt mỏi nhờ sự nỗ lực ý chí. Nâng cao sức bền thực chất là quá trình làm cho cơ thể thích nghi dần với lượng vận động ngày càng cao. Điều này một mặt đồi hỏi người tập phải có ý chí kiên trì, chịu đựng những cảm giác mệt mỏi đôi khi rất nặng nề và cảm giác phải có sự tích lũy thích nghi dần và sự kéo dài liên tục trong nhiều năm. Những ý đồ nôn nóng gò ép, đốt cháy giai đoạn chẳng những không mang lại hiệu quả, mà còn có hại đối với người tập.

  1. Nêu khái niệm các tố chất vận động? Phân tích điều kiện biểu hiện và phương pháp phát triển các tố chất đó?

§3. GIỚI THIỆU MÔN ĐIỀN KINH VÀ NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT

1. Khái niệm môn Điền kinh :

Điền kinh là môn tập hợp những hoạt động cơ bản của con người như đi, chạy, nhảy, ném, đẩy,... và nhiều môn phối hợp. Nó có lịch sử lâu đời, trong các ngày hội thể thao lớn luôn là môn thi chính và có nhiều huy chương nhất.

2. Đặc điểm của môn điền kinh :

Đặc điểm của môn Điền kinh là từ thể dục thể thao, thành tích của VĐV đều phản ánh kết quả của sự luyện tập, trình độ kỹ thuật, tâm lý, chiến thuật của VĐV. Thành tích Điền kinh là tiêu chí để đánh giá sự phát triển thể thao của 1 nước. Vì thế, các nước trên thế giới ngày càng coi trọng sự phát triển của Điền kinh.

3. Ý nghĩa của tập luyện môn Điền kinh :

Điền kinh là cơ sở cho những môn vận động hác, nó giúp phát triển toàn diện cho tiềm năng và kỹ thuật của con người, nâng cao kỹ thuật cho các VĐV. Điền kinh là cơ sở cho các môn vận động khác, là khoa học tổng hợp của thể thao, là sợi dây liên kết các môn thể thao với nhau. Điền kinh còn ảnh hưởng đến sự trao đổi chất trong cơ thể con người, từ hệ thống thần kinh, các giác quan đến tim mạch, hô hấp. Từ đó có thể giúp VĐV nâng cao kỹ thuật và thể lực. Vì vậy, điền kinh không chỉ dành cho VĐV mà còn phổ biến trong cộng đồng.

4. Sự xuất hiện và phát triển môn điền kinh ở trên thế giới :

Từ thời Cổ đại, con người thông qua sinh tồn đã có được những kĩ năng như chạy, nhảy, ném và sử dụng công cụ lao động. Khi xã hội phát triển, con người nhận thức được kỹ năng đó đã luyện tập và đưa vào thi đấu. Năm 776 TCN, Thế vận hội Cổ đại đầu tiên được tổ chức tại Athens Hy Lạp, từ đó, điền kinh trở thành một trong những môn thi đấu. Năm 1894, tổ chức Thế vận hội hiện đại đã được thành lập tại Paris của Pháp. Năm 1896, Thế vận hội hiện đại đầu tiên đã được tổ chức tại Hy Lạp, các môn thi chính là các môn Điền kinh. Cho đến nay, trong các kỳ Thế vận hội, điền kinh vẫn là một trong những môn thi chính.  Sự phát triển Điền kinh ở Việt Nam : Điền kinh là hoạt động được ông cha ta từ thời xưa đã thường xuyên sử dụng trong việc rèn luyện thể lực, phục vụ lao động sản xuất và chiến đấu chống giặc ngoại xâm, Những bài tập đi, chạy, nhảy gắn liền với quá trình rèn luyện đường gươm, mũi giáo cung tên của quân sĩ và mãnh tướng. Sự phát triển của môn Điền kinh ở nước ta được phát triển mạnh mẽ trong thời gian giặc Pháp xâm lược nước ta, trong suốt 80 năm đô hộ thực dân Pháp, các hoạt động thể dục thể thao nói chung, Điền kinh nói riêng được phát triển không ngừng trong quần chúng nhân dân và quân đội.

5. Tác dụng, vụ trí của Điền kinh trong hệ thống GDTC :

  1. Tác dụng : Tập luyện Điền kinh một cách có hệ thống và khoa học từ lâu đã được các nhà khoa học khẳng định là có tác dụng tốt trong việc tăng cường và củng cố sức khỏe cho con người. Một người tập đi bộ hoặc chạy thường xuyên, tim co bóp khỏe hơn, thành mạch co giãn tốt hơn, hô hấp sâu hơn người không tập một cách rõ rệt.
  1. Vị trí : Ngày nay, điền kinh là một môn cơ bản của thể thao nước ta. Điền kinh giữ vị trí chủ yếu trong chương trình giáo dục thể chất ở trường học, trong chương trình huấn luyện thể lực cho lực lượng vũ trang nhân dân và trong chương trình thể thao cho mọi người.

6. Phân loại và nguyên lý kỹ thuật các môn Điền kinh :

Điền kinh là một môn thể thao phong phú và đa dạng về nội dung cũng như cấu trúc động tác và dụng cụ tập luyện, thi đấu, để tiện cho việc tập luyện, học tập và thi đấu người ta thường phân loại môn điền kinh thành 2 cách sau: Cách thứ nhất : Căn cứ theo nội dung và hình thức được chia thành 5 nhóm:

  1. Nhóm đi bộ
  2. Nhóm chạy
  3. Nhóm các môn Nhảy
  4. Nhóm các môn Ném và đẩy
  5. Nhóm các môn phối hợp Cách thứ hai : Căn cứ theo tính chất hoạt động, có thể phân chia:  Các hoạt động có chu kì: Đi bộ và chạy  Các hoạt động không theo chu kì: Nhảy và ném đẩy a. Đi bộ : Là hình thức di chuyển tự nhiên của con người, gồm đi bộ thường, đi đều, và đi bộ thể thao.  Nguyên lý kĩ thuật : Đi bộ là hoạt động có chu kì. Các chuyển động của các bộ phận cơ thể trong đi bộ được lặp đi lặp lại theo một trình tự nhất định.  Một chu kì trong đi bộ gồm 2 bước, bước của chân trái và bước của chân phải. Đi bộ luôn có điểm chống tựa trên mặt đất. Đây là điểm cơ bản để phân biệt giữa đi bộ và chạy. Khi đi bộ có sự luân phiên chống tựa diễn ra theo trình tự: chống tựa trên một chân và chống tựa trên hai chân.  Để phân tích xem xét cụ thể một chu kì đi bộ, ta thấy: Có 2 bước [chân trái và chân phải], 2 thời kì 2 điểm chống [hai chân chạm đất] và 2 thời kì 1 điểm chống [một chân chạm đất]. b. Chạy : Là hình thức di chuyển tự nhiên của con người, bao gồm nhiều hình thức, cự ly tập luyện và thi đấu khác nhau. Gồm chạy ngắn, chạy trung bình – dài, chạy trên địa hình tự nhiên, chạy vượt chướng ngại vật và chạy tiếp sức.  Nguyên lý kĩ thuật : Mỗi chu kì trong chạy gồm có 2 bước: bước của chân phải và bước của chân trái. Trong mỗi bước lại được phân thành hai thời kì là thời kì chống tựa và thời kì bay.  Ở thời kì chống tựa trên mỗi chân lại được phân thành 3 giai đoạn: o Chân chống:  Chống trước  Thẳng đứng  Đạp sau o Chân lăng:  Co gấp sau  Thẳng đứng  Lăn về trước  Các hình thức chạy: o Chạy cự li ngắn : Gồm từ 20m đến 400m. Trong đó cự li 100m – 200m – 400m là cự li thi đấu chính trong các Đại hội Olympic [dành cho cả nam và nữ].

 Bay trên không : Hợp lí mọi hoạt động trong khi bay như trong nhảy cao, nhảy sào và giữ thăng bằng tạo điều kiện cho người nhảy với chân về phía trước như nhảy xa, nhảy ba bước.  Rơi xuống đất : Làm giảm chấn động, không ảnh hưởng đến lần nhảy sau và giữ vững kết quả giai đoạn trên không đã tạo được. Giai đoạn này diễn ra rất ngắn và thường gắn liền với giai đoạn cuối của trên không nên khó phân biệt. d. Ném đẩy : Ném đẩy là những hình thức hoạt động nhằm ném, đẩy những dụng cụ chuyên môn có cấu tạo, trọng lượng khác nhau đi được một quãng đường xa nhất.  Căn cứ vào hình dạng của dụng cụ và đặc điểm khi dùng sức ném chúng đi, người ta chia các môn ném đẩy thành 3 dạng: o Dạng ném dụng cụ từ sau đầu: Lao và lựu đạn, ném bóng o Dáng ném quay vòng: Ném đĩa và tạ xích o Dạng đẩy: Đẩy tạ Mặc dù có sự khác nhau về phương pháp thực hiện động tác song cấu trúc kỹ thuật các môn ném đẩy cũng tuân theo một số quy ước chung.  Nguyên lí kỹ thuật : o Những yếu tố quyết định khoảng bay xa của vật ném đẩy: Về lý thuyết trong điều kiện chân không [không có lực cản từ môi trường]. Khoảng bay xa của một vật thể khi được phóng, ném, đẩy trong không gian dưới một góc nào đó so với mặt phẳng nằm ngang được xác định theo công thức:

Với: v 0 : Tốc độ bay ban đầu : Góc độ bay g: Gia tốc trọng trường [~ 9,8 m/s 2 ] S: Quãng đường bay xa của dụng cụ  Tốc độ ban đầu của dụng cụ là yếu tố quyết định khoảng cách bay xa của dụng cụ. Tốc độ bay ban đầu được xác định theo công thức:

Với: v 0 : Tốc độ bay ban đầu F: Lực tác dụng của người ném vào dụng cụ l: Độ dài quãng đường tác dụng lực vào dụng cụ trong giai đoạn ra sức cuối cùng t: Thời gian thực hiện động tác ra sức cuối cùng  l là yếu tố biến thiên có giới hạn nên việc tăng tốc độ bay ban đầu của dụng cụ chủ yếu tăng lực tác dụng và rút ngắn thời gian ra sức cuối cùng.

 Đặc điểm các giai đoạn kỹ thuật của môn ném đẩy: o Cách cầm dụng cụ và tư thế chuẩn bị : Nhiệm vụ của giai đoạn này là xác định hướng chuẩn bị tốt cho tạo đà. Giữ dụng cụ trong tay chuyển nó trong thời gian ném phụ thuộc vào độ vững vàng, cấu trúc của dụng cụ và kỹ thuật ném đẩy. Giữ dụng cụ cần tạo điều kiện tốt nhất cho tất cả các giai đoạn trong quá trình ném. o Giai đoạn tạo đà : Nhiệm vụ chủ yếu của tạo đà trước hết là tạo cho hệ thống người ném và dụng cụ một tốc độ tối ưu [là tốc độ lớn nhất mà người ném có thể sử dụng với hiệu quả cao nhất lúc ra sức cuối cùng]. Nhiệm vụ thứ hai của tạo đà là tạo nên những điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện động tác ra sức cuối cùng. o Giai đoạn ra sức cuối cùng và giữ thăng bằng : Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là đảm bào dụng cụ rời tay bay ra với tốc độ tối đa và góc độ bay phù hợp. Do vậy phải cần có sự phối hợp dùng sức của toàn bộ cơ thể. Để huy động được toàn bộ sức lực của cơ thể, trước khi dùng sức, các nhóm cơ phải có được độ căng nhất định [nhờ các động tác kéo, vặn hoặc ép,...]. o Dụng cụ rời tay và đường bay của dụng cụ : Tùy theo các môn ném đẩy mà dụng cụ rời tay ở các độ cao khác nhau. Về lý thuyết trong điều kiện chân không [không lực cản] của môi trường, góc 45o được coi là tối ưu để vật thể bay xa nhất, tùy thuộc chiều cao vận động viên, đặc điểm kỹ thuật môn ném đẩy và môi trường.

Khái niệm TDTT là gì?

Thể dục thể thao [cũng được gọi là Giáo dục thể chất] là nhóm ngành học [thường là trong các trường đại học] mà trong đó người học rèn luyện với cường độ cao về mặt thể chất và các kỹ năng liên quan đến hoạt động thể chất.

Thể dục thể thao có nguồn gốc từ đâu?

Lao động sản xuất là nguồn gốc cơ bản của thể dục thể thao. Nói cách khác, đó là cơ sở sinh tồn của tất cả mọi hoạt động, là hoạt động thực tiễn cơ bản nhất. Thể dục thể thao được phát sinh trong những điều kiện sinh hoạt vật chất nhất định của xã hội đặc biệt là săn bắt.

Văn hóa thể chất còn có tên gọi khác là gì?

Thể dục thể thao [hay còn gọi là Văn hóa thể chất] theo quan điểm hiện đại về văn hoá.

Giáo dưỡng thể chất là gì?

GDTC là một hình thức giáo dục nhằm trang bị KNKX vận động và những tri thức chuyên môn [giáo dưỡng], phát triển tố chất thể lực, tăng cường sức khỏe. Như vậy GDTC có thể chia thành hai mặt tương đối độc lập: Dạy học động tác [giáo dưỡng thể chất] và giáo dục các tố chất thể lực.

Chủ Đề