Kế HOẠCH giáo dục năm học lớp nhà trẻ

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC

NĂM HỌC: 2019 – 2020

NHÓM 25 – 36 THÁNG

STT

MỤC TIÊU GIÁO DỤC

NỘI DUNG GIÁO DỤC

I/- GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:

- Thực hiện các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp:

1

- Trẻ có cân nặng theo lứa tuồi

+ Trẻ trai: Cân nặng từ 11,3 đến 18,3 kg

+ Trẻ gái: Cân nặng từ 10,8 đến 18,1 kg

- Trẻ có cân nặng theo lứa tuổi

+ Trẻ trai: Chiều cao từ 88,7cm đến 103,65cm

+ Trẻ gái: Chiều cao từ 88,7cm đến 102,7cm.

- Trẻ có cân nặng, chiều cao theo lứa tuổi:

Thực hiện được các động tác trong bài tập thể dục: hít thở, tay, lưng/ bụng và chân.

- Hô hấp: tập hít vào, thở ra.

+ Tay: giơ cao, đưa ra phía trước, đưa sang

ngang, đưa ra sau kết hợp với lắc bàn tay.

+ Lưng, bụng, lườn: cúi về phía trước,

nghiêng người sang 2 bên, vặn người sang

2 bên.

+ Chân: ngồi xuống, đứng lên, co duỗi từng

chân…

2

* Thực hiện các động tác cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu

- Giữ được thăng bằng trong vận động đi/ chạy thay đổi tốc độ nhanh - chậm theo cô hoặc đi trong đường hẹp có bê vật trên tay.

- Tập đi, chạy:

+ Đi theo hiệu lệnh

+ Đi trong đường hẹp.

+ Đi có mang vật trên tay.

+ Đứng co 1 chân

3

- Trẻ có khả năng thực hiện phối hợp vận động tay - mắt: tung - bắt bóng với cô ở khoảng cách 1m; ném vào đích xa 1-1,2m.

- Tập tung, ném, bắt:

+ Tung - bắt bóng cùng cô.

+ Ném bóng về phía trước.

+ Ném bóng [ túi cát] vào đích.

4

- Biết phối hợp tay, chân, cơ thể trong khi bò để giữ được vật đặt trên lưng.

- Tập bò, trườn:

+ Bò thẳng hướng và có vật trên lưng.

+ Bò chui qua cổng.

+ Bò, trườn qua vật cản.

5

- Trẻ có khả năng thể hiện sức mạnh của cơ bắp trong vận động ném, đá bóng: ném xa lên phía trước bằng một tay [tối thiểu 1,5m].

- Tập nhún bật:

+ Bật tại chỗ.

+ Bật qua vạch kẻ.

* Thực hiện vận động cử động của bàn tay, ngón tay

6

7

- Có khả năng vận động cổ tay, bàn tay, ngón tay - thực hiện “múa khéo”.

  • Biết phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay và phối hợp tay-mắt trong các hoạt động: nhào đất nặn; vẽ tổ chim; xâu vòng tay, chuỗi đeo cổ.

- Xoa tay, chạm các đầu ngón tay với nhau,

rót, nhào, khuấy, đảo, vò xé.

+ Đóng cọc bàn gỗ.

+ Nhón nhặt đồ vật.

- Tập xâu, luồn dây, cài, cởi cúc, buộc dây.

+ Chắp ghép hình.

+ Chồng, xếp 6-8 khối.

+ Tập cầm bút tô, vẽ.

+ Lật mở trang sách.

* Tập các cử động của bàn tay, ngón tay và phối hợp tay- mắt

- Có một số nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt

8

- Thích nghi được với chế độ ăn cơm, ăn được các loại thức ăn khác nhau.

- Làm quen với chế độ ăn cơm và các loại thức ăn khác nhau.

  • Tập luyện nền nếp thói quen tốt trong ăn uống.

9

- Biết ngủ 1 giấc buổi trưa.

- Luyện thói quen ngủ 1 giấc trưa.

10

- Thực hiện được đi vệ sinh đúng nơi qui định.

- Luyện một số thói quen tốt trong sinh hoạt: ăn

chín,

uống chín; rửa tay trước khi ăn; lau mặt, lau

miệng, uống nước sau khi ăn; vứt rác đúng nơi

quy định

* Tập luyện nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt

Thực hiện một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe

11

- Làm được một số việc với sự giúp đỡ của người lớn [lấy nước uống, đi vệ sinh...].

- Tập tự phục vụ:

+ Xúc cơm, uống nước.

+ Mặc quần áo, đi dép, đi vệ sinh, cởi quần áo

khi bị bẩn, bị ướt.

+ Chuẩn bị chỗ ngủ.

+ Tập nói với người lớn khi có nhu cầu ăn, ngủ,

vệ sinh.

+ Tập đi vệ sinh đúng nơi qui định.

+ Tập một số thao tác đơn giản trong rửa tay,

lau mặt.

- Trẻ biết chấp nhận: Đội mũ khi ra nắng; đi giày dép; mặc quần áo ấm khi trời lạnh.

- Tập thói quen khi ra nắng; đi giày dép; mặc

quần áo ấm khi trời lạnh.

* Làm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khoẻ

Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn

13

- Biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm [bếp đang đun, phích nước nóng, xô nước, giếng] khi được nhắc nhở.

- Nhận biết một số vật dụng nguy hiểm, những

nơi nguy hiểm không được phép sờ vào hoặc đến gần.

14

- Biết và tránh một số hành động nguy hiểm [leo trèo lên lan can, chơi nghịch các vật sắc nhọn, ...] khi được nhắc nhở.

- Nhận biết một số hành động nguy hiểm và

phòng tránh.

    

II. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:

* Tập các cử động của bàn tay, ngón tay và phối hợp tay- mắt

- Khám phá thế giới xung quanh bằng các giác quan

15

- Trẻ có khả năng chơi bắt chước một số hành động quen thuộc của những người gần gũi. Sử dụng được một số đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.

- Tìm đồ vật vừa mới cất giấu.

+ Nghe và nhận biết âm thanh của một số đồ

vật, tiếng kêu của một số con vật quen thuộc.

16

- Sờ nắn, nhìn, nghe, ngửi, nếm để nhận biết đặc điểm nổi bật của đối tượng.

+ Sờ nắn, nhìn, ngửi ... đồ vật, hoa, quả để nhận biết đặc điểm nổi bật.

+ Sờ nắn đồ vật, đồ chơi để nhận biết cứng –

mềm, trơn [nhẵn] - xù xì.

17

- Nói được tên của bản thân và những người gần gũi khi được hỏi.

- Tên và công việc của những người thân gần

gũi trong gia đình.

- Tên của cô giáo, các bạn, nhóm/ lớp.

18

- Nói được tên và chức năng của một số bộ phận cơ thể khi được hỏi.

- Tên, chức năng chính một số bộ phận của cơ

thể: mắt, mũi, miệng, tai, tay, chân.

19

- Nói được tên và một vài đặc điểm nổi bật của các đồ vật, hoa quả, con vật quen thuộc.

- Tên, đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử

dụng đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.

- Tên và một số đặc điểm nổi bật của con vật,

rau, hoa, quả quen thuộc.

Tên, đặc điểm nổi bật và công dụng của phương tiện giao thông gần gũi.

- Tên và một số đặc điểm bên ngoài của bản

thân.

- Đồ dùng, đồ chơi của bản thân và của nhóm

/lớp.

20

- Biết chỉ/nói tên hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi màu đỏ/vàng/ xanh theo yêu cầu.

Màu đỏ, vàng, xanh.

21

- Biết chỉ hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi có kích thước to/nhỏ theo yêu cầu.

- Kích thước to - nhỏ.

- Hình tròn, hình vuông.

- Vị trí trong không gian [trên - dưới, trước –

sau] so với bản thân trẻ.

- Số lượng một - nhiều

III. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

* Luyện tập và phối hợp các giác quan:Thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác

- Nghe hiểu lời nói

22

- Thực hiện được nhiệm vụ gồm 2-3 hành động. Ví dụ: Cháu cất đồ chơi lên giá rồi đi rửa tay.

- Nghe thực hiện yêu cầu bằng lời nói 2 – 3 hành động “Cháu cất đồ chơi lên giá rồi đi rửa tay.”

- Nghe các từ chỉ tên gọi đồ vật, sự vật, hành động quen thuộc.

23

- Trả lời được các câu hỏi : “Ai đây?”, “Cái gì đây?”, “…làm gì ?”, “….thế nào ?” [ví dụ: con gà gáy thế nào?”, ...]

- Nghe và thực hiện các yêu cầu bằng lời nói.

- Trả lời và đặt câu hỏi: cái gì?, làm gì?, ở đâu?, .... thế nào?, để làm gì?, tại sao?...

24

- Hiểu được nội dung truyện ngắn đơn giản: trả lời được các câu hỏi về tên truyện, tên và hành động của các nhân vật.

- Nghe các bài thơ, đồng dao, ca dao, hò vè, câu đố, bài hát và truyện ngắn, tên và hành động của các nhân vật.

- Nghe, nhắc lại các âm, các tiếng và các câu

25

- Trẻ có khả năng phát âm rõ tiếng.

- Nói rõ tiếng

26

- Đọc được bài thơ, ca dao, đồng dao với sự giúp đỡ của cô giáo.

- Đọc các đoạn thơ, bài thơ ngắn có câu 3-4 tiếng.

- Kể lại đoạn truyện được nghe nhiều lần, có gợi ý.

- Sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn.

* Nghe, nói, làm quen với sách

- Sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp

27

- Nói được câu đơn, câu có 5 - 7 tiếng, có các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm quen thuộc.

- Sử dụng các từ chỉ đồ vật, con vật, đặc điểm, hành động quen thuộc trong giao tiếp.

28

- Sử dụng được lời nói với các mục đích khác nhau:

+ Chào hỏi, trò chuyện.

+ Bày tỏ nhu cầu của bản thân.

+ Hỏi về các vấn đề quan tâm như: con gì đây? cái gì đây? …

- Lắng nghe khi người lớn đọc sách. Xem tranh và gọi tên các nhân vật, sự vật, hành động gần gũi trong tranh.

29

- Biết nói to, đủ nghe, lễ phép.

- Nói to, rõ ràng. Sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn.

IV. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KỸ NĂNG XÃ HỘI VÀ THẨM MĨ

* Phát triển tình cảm Ý thức về bản thân

- Nhận biết và thể hiện một số trạng thái cảm xúc

Biểu lộ sự nhận thức về bản thân

30

- Nói được một vài thông tin về mình [tên, tuổi].

- Nhận biết tên gọị, một số đặc điểm bên ngoài của bản thân [ tên, tuổi]

31

- Thể hiện được điều mình thích và không thích.

- Nhận biết một số đồ dùng, đồ chơi yêu thích của mình

- Thực hiện yêu cầu đơn giản của giáo viên

- Mối quan hệ tích cực với con người và sự vật gần gũi.

- Hành vi văn hoá giao tiếp đơn giản

* Nhận biết và biểu lộ cảm xúc với con người và sự vật gần gũi

32

- Biết biểu lộ sự thích giao tiếp với người khác bằng cử chỉ, lời nói.

- Giao tiếp với những người xung quanh.

33

- Nhận biết được trạng thái cảm xúc vui, buồn, sợ hãi.

- Nhận biết và thể hiện một số trạng thái cảm xúc: vui, buồn, tức giận

34

- Biết biểu lộ cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi qua nét mặt, cử chỉ.

- Thể hiện một trạng thái cảm xúc: Vui, buồn, tức giận

- Giao tiếp với những người xung quanh.

- Tập sử dụng đồ dùng, đồ chơi.

35

- Biết biểu lộ sự thân thiện với một số con vật quen thuộc/gần gũi: bắt chước tiếng kêu, gọi.

- Quan tâm đến các vật nuôi.

- Bắt chước tiếng kêu, gọi.

* Thực hiện hành vi xã hội đơn giản

36

- Biết chào, tạm biệt, cảm ơn, ạ, vâng ạ.

- Thực hiện một số hành vi văn hóa và giao tiếp: chào tạm biệt, cảm ơn, nói từ “dạ”, ‘vâng ạ”; chơi cạnh bạn, không cấu bạn.

37

- Biết thể hiện một số hành vi xã hội đơn giản qua trò chơi giả bộ [trò chơi bế em, khuấy bột cho em bé, nghe điện thoại...].

- Thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt ở nhóm, lớp: xếp hàng chờ đến lượt, để đồ chơi vào nơi qui định.

38

- Biết chơi thân thiện cạnh trẻ khác.

- Chơi thân thiện với bạn: chơi cạnh bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn.

39

- Thực hiện được một số yêu cầu của người lớn.

- Làm theo một số yêu cầu đơn giản của người lớn

* Phát triển cảm xúc thẩm mỹ

- Nghe hát, hát và vận động đơn giản theo nhạc

Thể hiện cảm xúc qua hát, vận động theo nhạc/ tô màu, vẽ, nặn, xếp hình, xem tranh

40

- Biết hát và vận động đơn giản theo một vài bài hát / bản nhạc quen thuộc.

- Nghe hát, nghe nhạc với các giai điệu khác nhau; nghe âm thanh của các nhạc cụ.

- Hát và tập vận động đơn giản theo nhạc.

41

- Thích tô màu, vẽ, nặn, xé, xếp hình, xem tranh [cầm bút di màu, vẽ nguệch ngoạc].

- Vẽ các đường nét khác nhau, di màu, xé, vò, xếp hình.

- Xem tranh.

PHÂN CHIA NDGD THEO 9 THÁNG KHỐI 25 – 36

Năm học: 2019-2020

I/ LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:

TT

NỘI DUNG GIÁO DỤC

Tháng 9/19

Tháng 10/19

Tháng 11/19

Tháng

12/19

Tháng

01/20

Tháng

02 /20

Tháng

03 /20

Tháng

04 /20

Tháng

05/20

1. PT các nhóm cơ & hô hấp

TDS: xem các bài tập từ: 1 ->18

* Các vận động cơ bản và phát triển vận động tố chất ban đầu

2- Tập đi, chạy:

+ Đi theo hiệu lệnh

1 tiết

1 tiết

+ Đi trong dường hẹp

1 tiết

1 tiết

+ Đi có mang vật trên tay

1 tiết

1 tiết

+ Chạy theo hướng hẳng

1 tiết

1 tiết

+ Đứng co 1 chân

1 tiết

1 tiết

1 tiết

3- Tập tung, ném, bắt

+ Tung – bắt bóng cùng cô

1 tiết

1 tiết

1 tiết

+ Ném bóng về phía trước

1 tiết

1 tiết

+ Ném bóng[ túi cát] vào đích

1 tiết

1 tiết

4- Tập bò trườn

+ Bò thẳng hướng có mang vật trên lưng.

1 tiết

1 tiết

+ Bò chui qua cổng

1 tiết

1 tiết

+ Bò, trườn qua vật cản

1 tiết

1 tiết

5- Tập nhún bật:

1 tiết

1 tiết

+ Bật tại chổ

Các giờ HĐ + HĐNT

+ Bật qua vạch kẽ

1 tiết

1 tiết

* Thực hiện vận động của bàn tay, ngón tay

6. Có khả năng vận động cổ tay, bàn tay, ngón tay – Thực hiện “ Múa khéo”

- Xoa tay, chạm các đầu ngón tay vào nhau, rót, nhào, nặn khuấy, đảo,vò, xé

HĐG

1 tiết

+ Đóng cọc bàn gỗ

HĐG

HĐG

+ Nhón nhặt đồ vật

7. Tập xâu, luồn dây, Cài, cởi cút, buộc dây

1 tiết

1 tiết

1 tiết

1 tiết

+ Chắp ghép hình

HĐG

+ Xếp chồng 2-4 khối, 4-6 khối, 6-8 khối gỗ, xếp theo khả năng

2-4 khối

4-6 khối

6-8 khối

Có khả năng xếp 10 khối

+ Tập cầm bút di màu vẽ, tô

HĐG

1 tiết

1 tiết

+ Lật mở trang sách

HĐG

HĐG

* Tập cử động của bàn, ngón tay và phối hợp tay – mắt

8. Làm quen với chế độ ă cơm, ăn được các loại thức ăn khác nhau

+ Tập luyện nề nếp thói quen tốt trong ăn uống

Giờ ăn

9. Biết ngủ 1 giấc buổi trưa.

+ Luyện thói quen ngủ 1 giấc trưa.

Giờ ngủ

10. Luyện một số thói quen tốt trong sinh hoạt:

+ Ăn chín, uống chín rửa tay trước khi ăn; lau mặt, lau miệng, uống nước sau khi ăn; vứt rác đúng nơi quy định

Các giờ sinh hoạt

* Tập luyện nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt

Thực hiện một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe

11. - Tập tự phục vụ:

+ Xúc cơm, uống nước.

Giờ ăn - Các giờ sinh hoạt

+ Mặc quần áo, đi dép, đi vệ sinh, cởi quần áo khi bị bẩn, bị ướt.

Giờ tắm – Giờ vệ sinh

+ Chuẩn bị chỗ ngủ.

Giờ ngủ

+ Tập nói với người lớn khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh.

Giờ sinh hoạt

+ Tập đi vệ sinh đúng nơi quy định

Giờ vệ sinh

+ Tập một số thao tác đơn giản trong rửa tay, lau mặt.

Giờ sinh hoạt

12. Tập thói quen khi ra nắng; đi giày dép; mặc quần áo ấm khi trời lạnh.

Các giờ sinh hoạt

* Làm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khoẻ

- Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn

13- Nhận biết một số vật dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm không được phép sờ vào hoặc đến gần.

Các giờ sinh hoạt

14. Nhận biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh.

HD9NT – Mọi lúc mọi nơi

35 tiết

3. DỰ KIẾN CÁC CHỦ ĐỀ TRONG NĂM

NĂM HỌC 2019 - 2020

NHÓM 25 – 36 Tháng

TT

THÁNG

NGÀY

TUẦN

1

09/19

[Từ 09/9/19 - 27/9/19]

BÉ LÀ AI?

3 Tuần

- T09/09/19 à 13/9/19

- Từ 16/09/19 à 20/9/19

- Từ 23/09/19 à 27/9/19

2

10/19

[Từ 30/9/19 - 18/10/19]

ĐỒ ĐỒ CHƠI CỦA BÉ

3 Tuần

- Từ 30/09/19 à 04/10/19

- Từ 07/10/19 à 11/10/19

- Từ 14/10/19 à 18/10/19

[Từ 21/10/19 - 01/11/19]

ĐỒ DÙNG CỦA BÉ

2 tuần

- Từ 21/10/19 à 26/10/19

- Từ 28/10/19 à 01/11/19

3

11/19

[Từ 04/11/19 - 29/11/19]

GIA ĐÌNH CỦA BÉ

4 Tuần

- Từ 04/11/19 à 08/11/19

- Từ 11/11/19 à 15/11/19

- Từ 18/11/19 à 22/11/19

- Từ 25/11/19 à 29/11/19

4

12/19

[Từ 02/12/19 - 27/12/19]

QUẢ NGON CỦA BÉ

4 Tuần

- Từ 02/12/19 à 06/12/19

- Từ 9/12/19 à 13/12/19

- Từ 16/12/19 à 20/12/19

- Từ 23/12/19 à 27/12/19

5

01/20

[Từ 31/12/19 - 17/01/20]

CÁC CÔ CÁC BÁC TRONG TRƯỜNG

3 Tuần

- Từ 31/12/19 à 03/01/20

- Từ 06/01/20 à 10/01/20

- Từ 13/01/20 à 17/01/20

HẾT HỌC KỲ I: 19 TUẦN

NGHĨ TẾT 2 TUẦN

{Từ 20/01/2020 – 02/02/2020}

THẾ GIỚI THỰC VẬT

6

02/20

[Từ 03/02/20 - 28/02/20]

- Từ 03/02/20 à 07/02/20

4 Tuần

- Từ 10/02/20 à 14/02/20

- Từ 17/02/20 à 21/02/20

- Từ 24/02/20 à 28/02/20

7

03/20

[Từ 02/03/20 - 27/03/20]

NHỮNG CON VẬT ĐÁNG YÊU

4 Tuần

- Từ 02/03/20 à 06/03/20

- Từ 09/03/20 à 13/33/20

- Từ 16/03/20 à 20/03/20

- Từ 23/03/20 à 27/03/20

8

04/20

[Từ 30/03/19 - 24/04/19]

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG

- Từ 30/03/20 à 03/04/20

4 Tuần

- Từ 06/04/20 à 10/04/20

- Từ 13/04/20 à 17/04/20

- Từ 20/04/20 à 24/4/19

9

05/20

[Từ 27/04/19 - 22/05/19]

MÙA HÈ CỦA BÉ

4 Tuần

- Từ 27/04/20 à 01/05/20

- Từ 04/05/20 à 08/05/20

- Từ 11/05/20 à15/05/20

- Từ 18/05/20 à22/05/20

HẾT HỌC KỲ II: 16 TUẦN

TỔNG CỘNG: 35 TUẦN

DỰ KIẾN CÁC BÀI TẬP THỂ DỤC SÁNG

Năm học: 2019 – 2020

@Tháng 9/ 2019: Bài 1 “Tay em”

Động tác 1: Hô hấp :

*Tư thế chuẩn bị :Đứng tự nhiên hai tay thả xuôi:

1- Giơ tay thẳng lên cao trên đầu và hít vào thật sâu và từ từ thở ra.

2-Về tư thế chuẩn bị.

Tập 4 lần

Động tác 2: Tay

*Tư thế chuẩn bị: Đứng tự nhiên tay giấu sau lưng.

1- Tay đẹp đâu? Trẻ đưa tay ra phía trước và nói “đây rồi”

2- “Mất rồi” Đưa tay ra sau lưng.

Tập 4 lần

Động tác 3: cổ, vai.Đồng hồ tích tắc.

*Tư thế chuẩn bị :Đứng tự nhiên hai tay để lên tai[ Cầm vành tai]. Cô nói “Đồng hồ tích tắc” Trẻ làm động tác nghiêng về hai phía phải trái.

Tập mỗi phía hai lần.”

-Động tác 4: Hái hoa

-Tư thế chuẩn bị :Đứng tự nhiên hai tay thả xuôi:

1-Ngồi xuống “Hái hoa”[ Tay vờ hái hoa].

2-Đứng lên.

Cho trẻ đi quanh sân một vài vòng.

“ Tập 2-3 lần”

*Bài 2 “Ồ sao bé không lắc”

- Động tác 1: Trẻ đứng tự nhiên 2 tay cầm 2 tai nghiêng đầu về hai phía phải, trái.

- Động tác 2: Trẻ đứng tự nhiên 2 tay duỗi thắng về phía trước , sau đó duỗi tay, mình khom .

- Đông tác 3: Trẻ đứng tự nhiên 2 tay chống hông, nghiêng người sang 2 phía trái, sang phải. chân đứng in.

- Động tác 4: Như động tác 2.

- Động tác 5: Trẻ khom mình, hai tay nắm lấy 2 đầu gối, 2 đâu gối chạm vào nhau, đưa sang phải, sang trái.

- Động tác 6: Như động tác 2.

- Động tác 7: Trẻ đứng thự nhiên 2 tay giơ cao lên đầu quai người một vòng tròn

@Tháng 10/2019. Bài 3: “ Ai giống cô ”

- Động tác 1: Tay dang ngang

- Động tác 2: Tay lên cao

- Động tác 3: Tay đưa ra trước

- Động tác 4: 1 Ngồi xuống tiếp tục làm như vậy

* Bài 4 “Tập với gậy”

- Động tác 1: Trẻ đứng tự nhiên 2 tay cầm 2 đầu gậy thả xuôi.

1. Cầm gậy giơ lên cao mắt nhìn theo gậy.

2.Về tư thế chuẩn bị.

- Động tác 2: Ngồi trên sàn 2 chân duỗi thẳng, 2 tay cầm 2 đầu gậy đặt trên đùi.

1. Cúi đẩy gậy tới mũi bàn chân.

2. Về tư thế chuẩn bị.

- Động tác 3: TTCB: Như động tác 1.

1. Cúi người về phía trước, chạm gậy xuống sàn.

2. Về tư thế chuẩn bị.

- Động tác 4: Tay phải vác gậy để lên vai, tay trái vung mạnh, chân bước cao[ như chú bộ đội]

@Tháng 11/2019. Bài 5:“ Chim bay ”

- Động tác 1: Chim bay, chim bay [ Nhảy bật và vẫy tay]

- Động tác 2: Chim kiếm mồi, chim kiếm thức ăn [Chích, chích, chích, chích]

- Động tác 3: Chim rỉa cánh, chim chìu mõ sạch [Làm động tác rửa tay, rửa chân]

- Động tác 4: Chim bay, chim bay, chim hót chim hót. [ “Chim” vẫy cánh]

- Động tác 5: Chim mổ thóc. [ Chích, chích, chích]

Bài 6: “ Gió thổi”

- Động tác 1: Gió thổi, gió thổi vào mặt chúng ta [Vẫy vẫy tay lên khuôn mặt của mình]

- Động tác 2: Cây nghiên, cây nghiên, cây nghiên [Nghiên từ bên này sang bên kia]

- Động tác 3: Gió im lặng, im lặng, im lặng [Ngồi xuống vẫy vẫy tay lên cao]

- Động tác 4: Cây vươn cao hơn và cao hơn [ Đứng lên đứng trên mũi bàn chân, tay đua lên cao]

@Tháng 12/2019. Bài 7: “ Cây cao cây thấp”

* Động tác 1: Cây cao.

-Tư thế chuẩn bị :Đứng tự nhiên, hai tay thả xuôi.

1- “ Cây cao”.Trẻ đưa hai tay lên cao.

2- Hạ tay xuống về tư thế chuẩn bị.

Tập 3- 4 lần

* Động tác 2: Hái hoa [Tay và lưng, bụng]

*Tư thế chuẩn bị: Như trên

1- Cúi khom người về phía trước. Tay phải vờ ngắt hoa.

2- Đứng thẳng lên nói: Hoa đẹp quá.

“ Tập 4 lần”

* Động tác 3: Cây thấp [ Chân]

-Tư thế chuẩn bị: Như động tác 1

1- “Cây thấp” Ngồi xổm xuống.

2- Về tư thế chuẩn bị.

*Bài 8: “ Cùng chơi nào”

- Động tác 1: Một, hai, ba, bốn, năm [ Giậm chân tại chỗ như chú bộ đội]

- Động tác 2: Trong phòng có bao nhiêu góc? Chỉ các góc phòng với động tác xoay vai]

- Động tác 3: Chim sẻ có bao nhiêu chân [ Nâng lần lượt từng chân lên]

- Động tác 4: Có bao nhiêu ngón tay trên một bàn tay [ Mở rộng các ngón tay]

- Động tác 5: Có bao nhiêu ngón chân trên một bàn chân[ Ngồi xuống chạm tay vào các ngón chân]

- Động tác 6: Có bao nhiêu xu trong đế giày? [ Nhảy nhẹ]

@Tháng 01/2020. Bài 9: “Tập với cánh hoa”

- Động tác 1: Ngửi hoa

1. Hai tay đưa hoa lên mũi ngửi hoa và nói hoa thơm quá.

2. Về TTCB.

- Động tác 2: Vẫy hoa

Trẻ đứng tự nhiên 2 tay cầm 2 cánh hoa , giơ cánh hoa lên vẫy vẫy rồi

3. Về TTCB.

- Động tác 3:

1. Cúi người xuống chạm cành hoa xuống sàn rồi

2. Về TTCB.

- Động tác 4:

1. Ngồi xuống gõ cành hoa xuống đất

2. Về TTCB.

* Bài 10“Cây non”

- Động tác 1: TTCB: Trẻ đứng tự nhiên 2 tay thả xuôi.

1 Giơ cành lá lên cao vẫy vẫy.

2. Về TTCB.

- Động tác 2: TTCB : Ngồi bệt xuống sàn 2 tay cầm 2 cành lá, dấu sau lưng, hai chân giang hình chữ v.

1. Cuối xuống đặt 2 cành lá xuống sàn.

2 Ngẩng lên.

3 Cuối xuống nhặt 2 cành lá.

4 Ngẩng lên.

- Động tác 3: TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay cầm 2 cành lá để trên vai , khủy tay sang ngang.

1 Ngồi xổm vẩy vẩy cành lấ trước mặt.

2. Về TTCB.

@Tháng 02/2020. Bài 11: “ Gió thổi cây nghiên”

- Động tác 1: Gió thổi cây nghiên [ Đứng đưa 2 tay lên cao]

2.Nghiên người sang phài, sang trái [ Gió nhẹ cây lay nhẹ, trẻ nghiên người nhẹ. Gió to cây lay mạnh, trẻ nghiên người nhiều hơn]

- Động tác 2: Ngồi duỗi chân [Cúi gập người về phía trước]

- Động tác 3: Ngồi 2 chân thay nhau co duỗi [ Khi co bàn chân sát sàn]

- Động tác 4: Bật tiến về phía trước

* Bài 12: “ Thổi nơ”

- Động tác 1: Thổi nơ [ Luân phiên đưa từng tay lên cao]

- Động tác 2: Ngồi duỗi chân cúi gập người về trước [Ngồi duỗi thẳng chân, hai chân, 2 tay chóng phía sau, đầu không cúi]

- Hai chân thay nhau thẳng lên cao theo nhịp hô 1-2

- Động tác 3: Ngồi hai chân thay nhau co duỗi chân

- Động tác 4: Bật tiến về phía trước

@Tháng 03/2020. Bài 13: “ Gà mổ thóc

- Động tác 1: Đứng cuối người về trước, Tay gõ gói và nói “ Túc, túc”

+ 2. Về TTCB.

- Động tác 2: Cúi người, Tay chạm ngón chân

+ 2. Về TTCB.

- Động tác 3: Ngồi xuống, chụi cá ngón tay lại, gõ xuống đất [làm gà mổ thóc dưới đất]

+ 2. Về TTCB.

* Bài 14: “ Những chú vịt xinh xắn”

- Động tác 1: Vịt mẹ tìm con “Cạp, cạp, cạp”

- Động tác 2: Vịt con tìm mẹ “ Cáp, cáp, cáp” [ Hô hấp]. [ Làm tiếng của con vịt]

- Động tác 3 : Vịt con vẫy cánh [tay]. [ Vịt vỗ cánh]

- Động tác 4: Vịt đi “ Lạch bạch…”[ Chân]. [ Tạo dáng vịt con đi]

- Động tác 5: Bụng. [ Cúi khom người làm tiếng vịt kêu]

- Động tác 6: Vịt con tìm mồi [lườn]. [Vịt tìm mồi – nghiên người sang phải, sang trái+lắc đầu]

- Động tác 7: Vịt con sạch sẽ [ bật]. [Vịt nhảy xuống ao tắm]

@Tháng 04/2020. Bài 15: “ Máy bay”

- Động tác 1: Máy bay kêu “ ù……ù………ù [ Trẻ hít vào thở ra thật sâu].

- Động tác 2: Máy bay cất cánh.

+TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay thả xuôi.

1. Hai tay giang ngang [ Cô nói: “ Máy bay cất cánh”]

2. TTCB: “ Cô nói hạ cánh”

-Động tác 3: Máy bay tìm chỗ hạ cánh.

+ TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay giang ngang.

1. Cô nói: “ Máy bay tìm chỗ hạ cánh”. Trẻ cuối người về phía trước , đầu ngoảnh sang 2 phía phải, trái.

2. Đứng thẳng người về TTCB.

- Động tác 4: Máy bay hạ cánh.

+ TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay dấu sau lưng.

1. Ngồi xổm , hai tay giang ngang, [Cô nói: “ Máy bay hạ cánh”]

2. Về TTCB

* Bài 16: “ Chim seû”

- Động tác 1: Thổi lông chim lên cao, hít thật sâu vào, rồi vờ thổi lông chim lên cao [Thở ra]

- Động tác 2 : TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay thả xuôi

1. “ Chim vẫy cánh” Giơ 2 tay sang ngang vẫy vẫy, 2 lần

2. Veà TTCB.

- Động tác 3: TTCB: Nhö ñoäng treân.

1. Ngồi xỏm: “ Chim mổ thóc”, 2 tay gõ vào đầu gối “ Cốc…Cốc…”

2. Veà TTCB.

- Động tác 4: “ Chim bay”

@Tháng 05/2020. Bài 17: “ Tập với cờ”

Động tác hô hấp: Trẻ giả thổi bóng bay. [Hoặc trẻ có thể cầm cờ trên tay, hai cánh tay giang ra đưa lên xuống, hít mạnh vào và thở ra vài lượt].

- Động tác 1: Tay

*Tư thế chuẩn bị :Đứng tự nhiên hai tay cầm cờ thả xuôi .

1- Hai tay đưa thẳng lên cao qua đầu và giơ cờ lên vẫy vẫy.

2-Về tư thế chuẩn bị.

Tập 2 lần

- Động tác 2: Lưng bụng

*Tư thế chuẩn bị:như động tác 1

1- Cúi người xuống, gõ cán cờ xuống sàn.

2-Về tư thế chuẩn bị .

Tập 2 lần

-Động tác 3: Chân

*Tư thế chuẩn bị:như động tác 1

1-Ngồi xổm gõ cán cờ xuống sàn.

2-Về tư thế chuẩn bị .

* Bài 18: “ Thổi bóng”

- Động tác 1: Thổi bóng

1. Hai tay thay nhau đưa thẳng lên cao

2. Về TTCB.

- Động tác 2: Gió thổi cây nghiên

1. Đưa 2 tay lên cao nghiên người sang phải, sang trái

2. Về TTCB.

- Động tác 3: Cho trẻ giậm chân tại chỗ

1.Một – hai, một – hai [ Chú bộ đội đi đều]

2. Về TTCB.

- Động tác 4: Bật tại chỗ

Video liên quan

Chủ Đề