Hướng dẫn sử dụng vắc xin tai xanh năm 2023

Tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi là một trong những biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả, đặc biệt là đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm để đảm bảo phát triển chăn nuôi ổn định, bền vững, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế, bảo đảm nguồn cung thực phẩm, giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Để kết quả tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm thành phố đạt tỷ lệ cao góp phần khống chế dịch bệnh động vật trên cạn, ngày 27/02/2023 UBND thành phố Nha Trang đã ban hành công văn số 215/TB-UBND về kế hoạch tiêm phòng gia súc, gia cầm năm 2023 trên địa bàn thành phố. Theo đó, đối tượng- vắc xin tiêm phòng và thời gian thực hiện cụ thể như sau: 1. Đối tượng và Vắc xin tiêm phòng bắt buộc

TT

Đối tượng

Loại vắc xin

1

Trâu, bò

Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng [LMLM]

2

Lợn

Tụ huyết trùng, LMLM, Tai xanh, Dịch tả lợn cổ điển

3

Chó, mèo

Dại động vật

4

Gà, chim cút

Cúm gia cầm, Niu cát xơn

5

Vịt, ngan

Cúm gia cầm, Dịch tả vịt

2. Thời gian tiêm phòng - Đối với bệnh Lở mồm long móng trâu, bò; Tụ huyết trùng trâu bò; Dịch tả lợn cổ điển, Tụ huyết trùng lợn; Cúm gia cầm, Niu cát xơn, Dịch tả vịt tiêm phòng 02 đợt chính trong năm: + Đợt 1: Từ tháng 3 - 5 năm 2023; + Đợt 2: Từ tháng 9 - 11 năm 2023. - Đối với bệnh Dại động vật tiêm phòng 01 đợt chính trong năm từ tháng 4 - 6 năm 2023. - Đối với bệnh Viêm da nổi cục tiêm phòng 01 đợt chính trong năm từ tháng 9 - 11 năm 2023. - Tiêm phòng bổ sung: Trong các tháng còn lại trong năm, tổ chức tiêm phòng bổ sung cho đàn gia súc, gia cầm chưa tiêm phòng trong các đợt tiêm chính, đàn nuôi mới, hoặc đàn đã hết thời hạn bảo hộ miễn dịch. - Liều lượng, đường tiêm, lứa tuổi theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin. - Các cơ sở chăn nuôi phải tổ chức tiêm phòng [hoặc đăng ký tiêm phòng theo dịch vụ], lập hồ sơ theo dõi thời gian, chủng loại vắc xin, quy trình tiêm phòng hoặc lưu giữ Giấy chứng nhận tiêm phòng [nếu có]. - Đối với các cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại chủ động tổ chức tiêm phòng các bệnh bắt buộc theo quy định và phải thông báo lịch tiêm phòng để Trạm Chăn nuôi và Thú y kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện.

Cán bộ thú y thực hiện công tác chuẩn bị tiêm phòng vật nuôi trong đợt tiêm phòng năm 2022

Để việc tổ chức tiêm phòng đạt hiệu quả cao, UBND thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện các nội dung cụ thể như sau: - UBND các xã, phường + Xây dựng Kế hoạch tiêm phòng gia súc, gia cầm trên địa bàn mình quản lý theo từng đợt. + Tuyên truyền, vận động nhân dân tự giác thực hiện tốt công tác tiêm phòng năm 2023 và tiêm phòng bổ sung hàng tháng nhằm ngăn chặn dịch bệnh phát sinh. Đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp không chấp hành quy định về tiêm phòng bắt buộc nhằm đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng bệnh bằng vắc xin hiệu quả. + Phối hợp với Trạm Chăn nuôi và Thú y tổ chức tiêm phòng bổ sung cho đàn gia súc, gia cầm mà chưa được tiêm phòng. + Tổ chức tốt công tác tiêm phòng bao gồm lực lượng [cán bộ thôn, tổ tham gia hướng dẫn], các điểm tiêm cố định và lưu động, …. + Chỉ đạo nhân viên thú ý cấp xã có trách nhiệm tổng hợp hồ sơ, báo cáo kết quả tiêm phòng sau hai tuần kể từ ngày kết thúc tiêm phòng về Trạm Chăn nuôi và Thú y Nha Trang tổng hợp. + Riêng đối với những hộ chăn nuôi gia cầm có quy mổ tổng đàn từ 500 con trở lên, UBND các xã, phường phối hợp với Trạm Chăn nuôi và Thú y trong việc thống kê đàn, giám sát tiêm phòng vắc xin bắt buộc theo quy định. - Trạm Chăn nuôi và Thú y + Xây dựng lịch tiêm phòng chi tiết trình UBND thành phố phê duyệt để tổ chức thực hiện và triển khai đúng tiến độ đề ra. + Quản lý và phân công thú y viên trực tiếp tiêm phòng cho từng xã, phường theo Quyết định trưng tập của UBND thành phố. + Chuẩn bị đầy đủ, kịp thời các loại vắc xin cần thiết để phục vụ công tác tiêm phòng và cử cán bộ thú y phối hợp các xã, phường. + Cấp giấy chứng nhận tiêm phòng cho đàn vật nuôi theo mẫu quy định tại phụ lục 07 Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. + Lập hồ sơ quyết toán kinh phí theo quy định trình UBND thành phố thông qua Phòng Kinh tế sau hai tuần kể từ ngày kết thúc tiêm phòng. + Có văn bản hướng dẫn hộ chăn nuôi xây dựng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học để phòng bệnh một cách hiệu quả nhất. + Báo cáo kết quả tiêm phòng về UBND thành phố Nha Trang [thông qua Phòng Kinh tế thành phố] sau các đợt theo thời gian quy định trên. - Phòng Kinh tế + Tham mưu UBND thành phố Nha Trang Quyết định trưng tập cán bộ thú y phục vụ công tác tiêm phòng đạt hiệu quả. + Tham mưu UBND thành phố thanh toán kinh phí tiêm phòng: Công tiêm phòng cho thú y viên, người hướng dẫn,.… [theo Quyết định 723/QĐ-UBND ngày 20/3/2013 của UBND tỉnh Khánh Hòa về chính sách hỗ trợ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa]; + Phối hợp Trạm Chăn nuôi và Thú y thành phố thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các xã, phường xây dựng Kế hoạch, tổ chưc thực hiện công tác tiêm phòng hiệu quả. - Phòng Tài chính - Kế hoạch: Tham mưu UBND thành phố bố trí kinh phí, hướng dẫn thanh quyết toán kịp thời để công tác tiêm phòng đạt hiệu quả.

Chủ Đề