Hướng dẫn số 04 của Ban tổ chức TW về vấn đề lý lịch của người vào Đảng

Thưa luật sư, mong được luật sư tư vấn giúp bạn em là một học sinh năm nay đang học lớp 12 về năng lực đạo đức có đủ khả năng để trở thành đảng viên nhưng vì bố bạn ấy chịu tiền án bạn ấy có được vào đảng không ạ ?

Trả lời:

Theo Điều 1, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định:

“Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên, thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xem xét để kết nạp vào Đảng”.

Tại mục 3, điểm 3.2, Hướng dẫn số 04 của Ban Tổ chức TW về vấn đề lý lịch của người vào Đảng nêu rõ:

+ Đối với bản thân người vào Đảng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

+ Đối với cha mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ, vợ hoặc chồng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở quê quán, nơi làm việc, nơi cư trú, do cấp uỷ cơ sở xác nhận.

+ Đối với ông, bà nội, ngoại, cô, dì, chú, bác… cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị ở quê quán, nơi đang ở, do cấp ủy cơ sở xác nhận.

+ Nếu những người thân [ông, bà, nội, ngoại, chú, bác, cô, dì, cậu ruột…] có nghi vấn về lịch sử chính trị phức tạp thì phải xác minh rõ từng trường hợp. Theo Mục 1 và 2 trong Điều 4 của Điều lệ Đảng về thủ tục kết nạp Đảng viên[ kể cả kết nạp lại] có ghi: Người xin vào Đảng phải: có đơn xin vào Đảng; phải báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ. Người giới thiệu phải báo cáo với chi bộ về lý lịch, phẩm chất, năng lực của người vào Đảng và chịu trách nhiệm về sự giới thiệu của mình. Có điều gì chưa rõ thì báo cáo để chi bộ và cấp trên xem xét.

Quy định số 57-QĐ/TW ngày 3-5-2007 của Bộ Chính trị về một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, tại khoản 2, Điều 2 [về quan hệ gia đình] đã quy định, người vào Đảng có người thân vi phạm một trong các điều sau đây thì không được kết nạp: “Có cha, mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng; vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng của vợ hoặc chồng:

"2.1- Đã làm tình báo, gián điệp, chỉ điểm, mật báo viên, công tác viên hoặc làm việc cho các cơ quan an ninh, tình báo, cảnh sát đặc biệt của địch.

2.2- Tham gia bộ máy chính quyền, lực lượng vũ trang, bán vũ trang của địch có tội ác với cách mạng, với nhân dân; giữ chức vụ uỷ viên ban chấp hành, uỷ viên ban thư ký hoặc tương đương trong các đảng phái, tổ chức chính trị phản động, đứng đầu tổ chức chính trị-xã hội do địch lập ra từ cấp xã và tương đương trở lên.”

Theo quy định của Bộ Chính trị nêu trên thì lịch sử chính trị người thân của người vào Đảng, chỉ xem xét từ đời cha mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng; vợ hoặc chồng; ngoài ra, xem xét đến cha mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng của vợ hoặc chồng chỉ trong trưởng hợp:

- Đã làm tình báo, gián điệp, chỉ điểm, mật báo viên, công tác viên hoặc làm việc cho các cơ quan an ninh, tình báo, cảnh sát đặc biệt của địch.

- Tham gia bộ máy chính quyền, lực lượng vũ trang, bán vũ trang của địch có tội ác với cách mạng, với nhân dân; giữ chức vụ uỷ viên ban chấp hành, uỷ viên ban thư ký hoặc tương đương trong các đảng phái, tổ chức chính trị phản động, đứng đầu tổ chức chính trị-xã hội do địch lập ra từ cấp xã và tương đương trở lên

Như vậy, trường hợp của bạn không vi phạm quy định về kết nạp Đảng và việc bố chồng bạn đã từ bị kết án thì không ảnh hưởng gì đến việc xem xét điều kiện kết nạp Đảng của bạn. Nếu qua quá trình xác minh chứng minh được bản thân bạn có động cơ phấn đấu tốt, đáp ứng quy định điều lệ Đảng thì bạn có thể được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam.

Thưa luật sư, xin hỏi: Ngày 05/7/2013 tôi bị huyện ủy ra quyết định hủy quyết định kết nạp đảng viên do sai quy trình và thẩm quyền kết nạp. vạy xin hỏi tôi sau bao nâu thì được xem kết kết nạp lại ? Trận trọng cảm ơn

Trả lời:

Theo ​Quy định 45-QĐ/TW về thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành quy định tại Điều 4 về kết nạp lại người vào Đảng như sau:

" 9.1- Người được xét kết nạp lại vào Đảng phải có đủ các điều kiện sau:

a] Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người vào Đảng quy định tại Điều 1 Điều lệ Đảng.

b] Ít nhất là 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng [riêng người bị án hình sự ở mức ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xoá án tích], làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng; phải được ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ [hoặc tương đương] đồng ý bằng văn bản, cấp uỷ có thẩm quyền [huyện uỷ và tương đương] xem xét, quyết định.

c] Thực hiện đúng các thủ tục nêu ở các khoản 1, 2, 3 Điều 4 Điều lệ Đảng.

9.2- Đối tượng không xem xét kết nạp lại.

Không xem xét, kết nạp lại những người trước đây ra khỏi Đảng vì lý do: Vi phạm lịch sử chính trị và chính trị hiện nay theo quy định của Bộ Chính trị; tự bỏ sinh hoạt đảng; làm đơn xin ra Đảng [trừ trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn]; gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng; bị phạt tù vì tội tham nhũng; bị án hình sự từ mức nghiêm trọng trở lên.

9.3- Chỉ kết nạp lại một lần.

9.4- Những đảng viên được kết nạp lại phải trải qua thời gian dự bị."

Hướng dẫn 01-HD/TW thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành quy định về quy trình kết nạp Đảng [kể cả kết nạp lại] như sau:

"3 - Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên [kể cả kết nạp lại]

3.1- Bồi dưỡng nhận thức về Đảng

Người vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm bồi dưỡng chính trị thì do cấp uỷ có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp."

Theo đó, trường hợp này trong thời gian 36 tháng bạn sẽ được chi bộ xem xét cho đi học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng.

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi là đảng viên công an và cũng là thương binh,vậy xin hỏi tôi phải đóng đảng phí với mức như thế nào ? Cảm ơn! Nguyễn Văn Thá [Hải Phòng]

Trả lời:

​Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010 về Quy định chế độ đảng phí do Bộ Chính trị ban hành quy định như sau:

"I- Đối tượng và mức đóng đảng phí hằng tháng của đảng viên

Thu nhập hằng tháng của đảng viên để tính đóng đảng phí bao gồm: tiền lương, một số khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí; thu nhập khác. Đảng viên xác định được thu nhập thường xuyên, đóng đảng phí theo tỷ lệ [%] của thu nhập hằng tháng [chưa tính trừ thuế thu nhập cá nhân]; đảng viên khó xác định được thu nhập thì quy định mức đóng cụ thể hằng tháng cho từng loại đối tượng.

1- Đảng viên trong các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang: đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, các khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí."

Bạn căn cứ theo quy định trên để xác định mức đóng đảng phí của mình.

Khoản 4, Điều 2, Điều lệ Đảng khóa XI quy định: Đảng viên có nhiệm vụ "sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định".

Việc tổ chức đảng quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của Đảng là nhằm ngăn chặn hành động gây trở ngại cho hoạt động của cấp ủy và công tác kiểm tra của Đảng hoặc bị cơ quan pháp luật có thẩm quyền ra quyết định truy tố, tạm giam. Vì vậy, đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng vẫn là đảng viên của Đảng [tạm thời không được sinh hoạt đảng trong thời gian bị đình chỉ] phải thực hiện các nhiệm vụ của đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng. Do đó, đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng vẫn phải đóng đảng phí theo quy định.

Chào luật sư, tôi muốn hỏi đảng viên trong thời gian nghỉ thai sản có phải sinh hoạt đảng không?

Trả lời:

Theo Quy định số 23-QĐ/TW của Bộ Chính trị ngày 31 tháng 10 năm 2006 về thi hành Điều lệ Đảng không được miễn sinh hoạt Đảng trong thời gian nghỉ thai sản. Trường hợp muốn nghỉ phải xin miễn sinh hoạt Đảng bằng cách làm đơn hoặc trực tiếp báo cáo với chi bộ để chi bộ xem xét quyết định.

Phần I, Công văn 141-CV/VPTW/nb hướng dẫn thực hiện Quyết định 342-QĐ/TW chế độ đảng phí, quy định:

" I. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỨC ĐÓNG ĐẢNG PHÍ CỦA ĐẢNG VIÊN

Thu nhập hằng tháng của đảng viên để tính đóng đảng phí bao gồm: tiền lương, một số khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí; thu nhập khác. Đảng viên xác định được thu nhập thường xuyên, đóng đảng phí theo tỉ lệ [%] của thu nhập hằng tháng [chưa tính trừ thuế thu nhập cá nhân]; đảng viên khó xác định được thu nhập thì quy định mức đóng cụ thể hằng tháng cho từng loại đối tượng.

2- Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội, đóng đảng phí hằng tháng bằng 0,5% mức tiền lương bảo hiểm xã hội.

3- Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế"

Ngoài ra, bạn đang trong thời gian nghỉ thai sản mà chỉ có tiền trợ cấp thai sản do Bảo hiểm xã hội chi trả vẫn phải đóng Đảng phí theo quy định. Và mức đóng Đảng phí phụ thuộc vào bạn thuộc đối tượng nào trong các đối tượng quy định ở trên.

Thưa luật sư, Xin hỏi luật sư: ôi là một cán bộ xã. Tôi được BCH đoàn xã giới thiệu sinh họat đoàn tại chi đoàn một thôn phố. Tôi đã được cử đi học lớp cảm tình Đảng và đạt kết quả cao.

Nhưng do không có hộ khẩu thường trú tại xã - nơi làm việc và sinh hoạt đoàn. Vì vậy tôi không được xét kết nạp Đảng. Như vậy đúng hay sai?

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Chúng tôi. Vấn đề pháp lý bạn quan tâm xin được trao đổi cụ thể như sau:

Theo Khoản Ðiều 4 Điều lệ Đảng quy định:Thủ tục kết nạp đảng viên [kể cả kết nạp lại] như sau, Người vào Ðảng phải:

- Có đơn tự nguyện xin vào Ðảng [Tham khảo: ].

- Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ;

- Ðược hai đảng viên chính thức giới thiệu.

Nơi có tổ chức Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Ðảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.

Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Ðảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.

Khoản 5.1 Điều 4 Quy định số 23-QĐ/TW của Bộ Chính trị ngày 31 tháng 10 năm 2006 về thi hành Điều lệ Đảng thì:

- Người được xét kết nạp lại phải có đủ các điều kiện sau:

a] Có đủ tiêu chuẩn và điều kiện của người vào Đảng quy định tại Điều 1 Điều lệ Đảng.

b] Ít nhất là 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng [riêng người bị án hình sự ở mức ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xoá án tích], làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng; phải được ban thường vụ tỉnh, thành uỷ [hoặc tương đương] đồng ý bằng văn bản, cấp uỷ có thẩm quyền [huyện uỷ và tương đương] xem xét, quyết định.

c] Thực hiện đúng các thủ tục nêu ở các điểm 1, 2, 3 Điều 4 Điều lệ Đảng.

Như vậy, việc kết nạp Đảng không phụ thuộc vào việc có hay không có hộ khẩu thường trú tại nơi sinh hoạt Đoàn hoặc nơi công tác. Thực tế đã có nhiều Đoàn viên được kết nạp vào Đảng không có hộ khẩu tại nơi sinh hoạt hoặc nơi công tác. Ví dụ: Đoàn viên trong các trường Đại học, trong các cơ quan … và Đoàn viên đang sinh hoạt, công tác Đoàn tại các địa phương khác.

- Một số ý trao đổi cùng bạn. Mọi vướng mắc vui lòng liên hệ trực tiếp với Chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ.

Trân trọng./.

Thưa luật sư, xin hỏi: Em đang làm hồ sơ kết nạp Đảng tại công ty và công ty yêu cầu phải ghi cả thông tin của cô, dì, chú, bác. Nếu chú em đang vào tù thì em có được kết nạp Đảng không ạ?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ quy định tại điểm a, b mục 3.4 Hướng dẫn 01-HD/TW ngày 20/9/2016 về một số vấn đề cụ thể thi hành điều lệ Đảng như sau:

"3.4.Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng

a] Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm :

- Người vào Đảng.

- Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ [chồng] hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ [sau đây gọi chung là người thân].

b] Nội dung thẩm tra

- Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

- Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước."

Như vậy, bắt buộc khi làm hồ sơ kết nạp Đảng sẽ có thủ tục thẩm tra lý lịch. Tuy nhiên, theo quy định trên thì trong các đối tượng thẩm tra không bao gồm cô, dì, chú, bác của người vào Đảng, do đó qúa trình thẩm tra sẽ không thẩm tra chú ruột của bạn. Mặc dù vậy, lý lịch kê khai của bạn vẫn bao gồm phần thông tin về chú ruột khi công ty yêu cầu phải kê khai.

- Căn cứ Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, tại Khoản 2, Điều 2 quy định người vào Đảng có người thân vi phạm một trong các điều sau đây thì không được kết nạp:

Có cha, mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng; vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng của vợ hoặc chồng:

"- Đã làm tình báo, gián điệp, chỉ điểm, mật báo viên, công tác viên hoặc làm việc cho các cơ quan an ninh, tình báo, cảnh sát đặc biệt của địch.

- Tham gia bộ máy chính quyền, lực lượng vũ trang, bán vũ trang của địch có tội ác với cách mạng, với nhân dân; giữ chức vụ uỷ viên ban chấp hành, uỷ viên ban thư ký hoặc tương đương trong các đảng phái, tổ chức chính trị phản động, đứng đầu tổ chức chính trị-xã hội do địch lập ra từ cấp xã và tương đương trở lên.”

Như vậy, việc chú ruột của bạn đang chấp hành án phạt tù không ảnh hưởng đến việc kết nạp Đảng của bạn, do chú ruột của bạn không thuộc đối tượng là người thân của người vào Đảng vi phạm mà người vào Đảng không được kết nạp.

Xin chào luật sư! Tôi có vấn đề thắc mắc rất mong nhận được sự giải đáp như sau: Tôi đang làm việc tại một cty cổ phần tại Hà Nội, công ty tôi có tổ chức Đảng lãnh đạo là Đảng bộ công ty. Tôi đang tham gia công tác Đoàn tại phường, cụ thể là phó bí thư Đoàn khu dân cư. Địa phương tôi đang có đợt kết nạp Đảng viên mới và tôi được đề cử.

Nhưng khi xét duyệt, chi bộ ở địa phương tôi nói ''nơi tôi đang làm việc hiện nay cũng có Đảng bộ nên tôi không được phép kết nạp tại địa phương'' ,chi bộ không được phép kết nạp. Xin hỏi luật sư điều này là có đúng không?

Trả lời

Căn cứ Hướng dẫn 01-HD/TW thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành:

"6.4- Kết nạp đảng viên trong một số trường hợp cụ thể khác

a] Người đang học tập trung ở trường từ 12 tháng trở lên : Do tổ chức đảng nhà trường xem xét kết nạp. Người đang công tác biệt phái từ 12 tháng trở lên, do tổ chức đảng nơi công tác biệt phái xem xét, kết nạp.

Tổ chức đảng đơn vị cử đi học, đi công tác biệt phái và tổ chức đảng ở địa phương nơi người vào Đảng cư trú có nhận xét về phẩm chất, đạo đức, lối sống, quan hệ xã hội, việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước gửi về cấp uỷ nhà trường hoặc cấp uỷ nơi người vào Đảng công tác biệt phái để có cơ sở xem xét.

b] Người đã tốt nghiệp ra trường về địa phương chờ việc làm thì tổ chức đảng ở địa phương xem xét kết nạp.

c] Người đang làm họp đồng tại cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp :

- Nếu làm hợp đồng dưới 12 tháng [có thời hạn] thì tổ chức đảng nơi cư trú xem xét kết nạp; trước khi làm thủ tục xem xét kết nạp phải có nhận xét của cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nơi người đó làm việc.

- Nếu làm hợp đồng từ 12 tháng trở lên [không thời hạn] thì tổ chức đảng của cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nơi người đó làm việc xem xét, kết nạp"

Như vậy, theo quy định trên thì đơn vị đảng có trách nhiệm kết nạp đảng đối với người đang làm việc tại các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào thời hạn hợp đồng lao động của người có nguyện vọng vào đảng. Cụ thể: Nếu thời hạn hợp đồng lao động dưới 12 tháng thì đơn vị đảng nơi bạn cư trú sẽ xem xét kết nạp, còn nếu hợp đồng lao động trên 12 tháng thì đơn vị đảng nơi làm việc sẽ xem xét việc kết nạp.

Vì bạn không nói cụ thể thời hạn hợp đồng bạn ký với công ty nên chúng tôi không thể trả lời cho bạn câu trả lời của chi bộ đảng của địa phương bạn là đúng hay sai. Câu trả lời ''nơi bạn đang làm việc hiện nay cũng có Đảng bộ nên bạn không được phép kết nạp tại địa phương, chi bộ không được phép kết nạp" sẽ đúng trong trường hợp hợp đồng lao động của bạn là trên 12 tháng và sai trong trường hợp hợp đồng lao động của bạn là dưới 12 tháng.

Chào luật sư. Năm 2013 khi tôi chưa lập gia đình còn ở chung sống cùng bố mẹ thì TP có chủ trương mở rộng đường dân sinh, nhà bố mẹ tôi thuộc diện phải giải tỏa nhà nên gia đình tôi có đòi đền bù để đảm bảo quyền lợi và sự việc cho đến nay vẫn chưa đi đến hồi kết. Cuối năm 2013 tôi lập gia đình và ở riêng nhưng cùng phường nơi bố mẹ tôi cư trú. Tại thời điểm này chồng tôi chuẩn bị được kết nạp Đảng, đã lấy xác nhận của tất cả các nơi không có bất cứ vấn đề nào, phía gia đình bên chồng tôi đã có ông nội và bố chồng tôi là đảng viên.

Nhưng khi đi lấy xác nhận của khu phố nơi bố mẹ đẻ tôi sinh sống thì bí thư khu phố lại xác nhận như sau " Gia đình tôi không chấp hành đường lối và chính sách của đảng và nhà nước, gây mất đoàn kết nội bộ và gia đình 3 năm không được văn hóa " [ lý do gia đình bố mẹ tôi không được văn hóa là vì 3 năm đó gia đình tôi đấu tranh đòi quyền lợi đất đai ]. Gia đình chúng tôi đấu tranh đúng, việc đó được chứng minh bởi UBND thành phố đã có quyết định về tiền bồi thường giải phòng mặt bằng từ ngày 8/7/2016 nhưng cho đến nay gia đình bố mẹ tôi chưa nhận được tiền hỗ trợ.

Vậy xin Luật sự tư vấn giúp gia đình tôi việc bí thư khu phố nói gia đình tôi không chấp hành chủ trương đường lối của Đàng là đúng hay sai ?

Trả lời:

Theo Điều 1, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011:

“Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên, thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xem xét để kết nạp vào Đảng”.

Thêm vào đó, tại Mục 3, Điểm 3.2, Hướng dẫn số 04 của Ban Tổ chức TW về vấn đề lý lịch của người vào Đảng nêu rõ:

+ Đối với bản thân người vào Đảng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

+ Đối với cha mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ, vợ hoặc chồng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở quê quán, nơi làm việc, nơi cư trú, do cấp uỷ cơ sở xác nhận.

+ Đối với ông, bà nội, ngoại, cô, dì, chú, bác… cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị ở quê quán, nơi đang ở, do cấp ủy cơ sở xác nhận.

+ Nếu những người thân [ông, bà, nội, ngoại, chú, bác, cô, dì, cậu ruột…] có nghi vấn về lịch sử chính trị phức tạp thì phải xác minh rõ từng trường hợp.

Quy định số 57-QĐ/TW ngày 3-5-2007 của Bộ Chính trị về một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, tại Khoản 2, Điều 2 quy định người vào Đảng có người thân vi phạm một trong các điều sau đây thì không được kết nạp:

Có cha, mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng, vợ hoặc chồng, cha mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng của vợ hoặc chồng:

- Đã làm tình báo, gián điệp, chỉ điểm, mật báo viên, cộng tác viên hoặc làm việc cho các cơ quan an ninh, tình báo, cảnh sát đặc biệt của địch.

- Tham gia bộ máy chính quyền, lực lượng vũ trang, bán vũ trang của địch có tội ác với cách mạng, với nhân dân, giữ chức vụ ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thư ký hoặc tương đương trong các đảng phái, tổ chức chính trị phản động, đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội do địch lập ra từ cấp xã và tương đương trở lên.

Trường hợp đặc biệt, người xin vào Đảng có quan hệ gia đình quy định nêu trên, nhưng từ khi tham gia công tác đến nay có thành tích xuất sắc, thật sự giác ngộ lý tưởng của Đảng, tỏ rõ thái độ kiên quyết phản đối sai phạm, tội ác của người thân, được cấp ủy có thẩm quyền thẩm tra, kết luận, nếu có đủ tiêu chuẩn đảng viên thì vẫn kết nạp vào Đảng, nhưng phải được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý.

- Đang làm tình báo, gián điệp hoặc làm việc cho các “trung tâm” phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch dưới mọi hình thức.

- Có hành vi chống Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Đang bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia, đang bị phạt tù về tội hình sự đặc biệt nghiêm trọng.

- Là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hành vi chống Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc không rõ lai lịch chính trị.

- Đang làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hành vi chống Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Như vậy, nếu gia đình bạn không thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì được xem xét kết nạp Đảng. Trường hợp gia đình bạn khiếu nại bồi thường liên quan đến đất đai không phải là hành vi không chấp hành chủ trương đường lối của Đảng mà đây được coi là một quyền của công dân khi công dân tham gia bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của chính mình. Do đó nếu chồng bạn không được xét kết nạp Đảng với lý do không chấp hành chủ trương đường lối của Đảng là không có căn cứ, bạn có thể yêu cầu người có thẩm quyền từ chối kết nạp trả lời bằng văn bản lý do từ chối, và khi không đồng ý với quyết định đó thì gia đình bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Yêu cầu gọi điện thoại tư vấn

0868.19.5555

Video liên quan

Chủ Đề