Hướng dẫn dùng lệnh vr trong revit năm 2024

Revit là một trong những phần mềm hỗ trợ đắc lực cho người dùng khi ứng dụng mô hình BIM vào các dự án. Để thuận tiên hơn trong quá trình sử dụng Revit, bạn cần nắm một số phím tắt thông dụng như sau, sẽ giúp bạn có thể rút ngắn thời gian và làm việc hiệu quả hơn.

Phím Tab

Trong Revit, phím Tap hỗ trợ trong việc thực hiện nhanh lựa chọn đối tượng.

Chức năng – Thao Tác:

1, Khi chọn đối tượng:

Chọn 1 nhóm đối tượng có liên kết: chọn 1 đối tượng trong liên kết sau đó dùng Tab đến khi đủ đối tượng cần chọn.

VD: Chọn hệ thống cấp gió tươi

  • Chọn miệng gió

  • Chọn ống nối mềm

  • Chọn hệ thống ống gió[ ống nhánh, ống chính]

Chọn máy VAV -> cả hệ thống cấp gió tươi

Trong Revit Architecture, khi chọn các bức tường và đường trong chuỗi, Revit sẽ bỏ qua các bức tường hoặc đường giao nhau.

Lưu ý: Shift+Tab để bỏ chọn theo chiều ngược lại

Nếu bạn TAB trên một bức tường hoặc đường không được liên kết với bất kỳ tường hoặc đường nào khác, Revit sẽ báo lỗi.

2. Khi không thể chọn một số đối tượng:

VD: Dim độ dày lớp vữa – ta phải chọn 2 cạnh của lớp vữa

Muốn chọn đường line của lớp vữa, đưa chuột đến đường line cần chọn

Dùng Tab để chuyển đối tượng chọn đến khi đường line cần chọn sáng lên

Dim

3. Chọn đối tượng trong file Link:

File Revit link kết cấu

Đối tượng chọn: Cột Bê Tông

Bạn có thể sử dụng TAB để chọn thiết bị là một phần của hệ thống nhằm khởi chạy Tùy chọn Đường dẫn Bố cục Tự động. [Vẽ tự động của Revit]

Phím Space:

Trong quá trình vẽ, các đối tượng có thể chưa đúng hướng theo mong muốn, ta thường dùng lệnh RO để xoay, tuy nhiên có một vài đối tượng không thể xoay bằng RO nên Revit hỗ trợ người dùng thêm phím Space để thuận tiên hơn trong công việc.

Chức năng – Thao Tác:

Xoay đối tượng

Chọn đối tượng:

Khi thiết bị đặt chưa đúng hướng ta dùng phím Space để xoay đối tượng sao cho đúng

Lật tường, cửa sổ, cửa đi:

Trong Revit Architect, tường có 2 mặt Interior [mặt trong] và Exterior[ mặt ngoài], khi vẽ ngược ta dùng space để lật lại cho đúng.

Cửa sổ, cửa đi ta cũng dùng Space để lật lại cho đúng hướng mở [ có thể dùng mũi tên để đổi hướng].

Gọi lệnh:

Khi cần sử dụng 1 lệnh ta thường dùng lệnh tắt để gọi hoặc chọn trực tiếp lênh tuy nhiên Revit hỗ trợ thêm 1 chức năng để gọi lệnh khi kết hợp với phím Space.

VD: Thông thường khi ta mở hộp thoại Visibility ta dùng lệnh VV[VG], nếu ta gõ V thì Revit sẽ hỏi – xem có phải bạn muốn mở hộp Visibility [góc dưới bên tay trái]. Nếu đúng ta gõ Space để mở, nếu sai ESC để thoát lệnh.

Bắt điểm

Chức năng:

Trong quá trình dựng hình, chúng ta cần chọn các điểm đặc biệt như trung điểm, tâm đường tròn, đầu mút,… nên Revit đã hỗ trợ để thao tác nhanh hơn bằng chức nằng bắt điểm tự động .

VD:

  • Trung điểm

  • Điểm đầu mút của pipe

  • Tâm đường tròn:

Cài đặt:

Mở menu “Manage” / Tìm tới rải ribbon “Settings” / Và kích vào biểu tượng “Snap”

Bảng thiết lập trợ giúp bắt điểm hiện lên

Để thuận tiện trong quá trình bắt điểm, bạn nên bật hết các lựa chọn bắt điểm ở trên.

Giải thích các thông số của bảng bổ trợ:

Snaps Off: Bật tắt chế độ bắt điểm tự động [ phím tắt SO ] / Nếu tích lựa chọn này có nghĩa là tắt chế độ bắt điểm

Dimension Snaps:

  • Length dimension snaps increments: Cho giá trị gia tăng theo chiều dài để bắt điểm / Nhập giá trị gia tăng vào ô nhập liệu bên dưới

VD: khi vẽ 1 đường line :

Khi phóng to kích thước tăng lên 1000mm khi đưa chuột:

Khi thu nhỏ- kích thước tăng 100mm khi đưa chuột

  • Angular dimension snap increments: Cho giá trị gia tăng theo góc nghiêng / Nhập giá trị gia tăng vào ô nhập liệu bên dưới. [ tương tự phần trên]

Object snaps:

Thiết lập các điểm bắt đặc biệt của đối tượng / Khi tích ô nào thì lựa chọn của ô đó có hiệu lực:

  • Endpoints [ phím tắt SE ]: Bắt vào điểm đầu mút của đối tượng
  • Midpoints [ phím tắt SM ]: Bắt vào trung điểm của đối tượng
  • Nearest [ phím tắt SN ]: Bắt vào điểm bất kỳ của đối tượng
  • Work plane Grid [ phím tắt SW ]: Bắt vào các nút lưới của mặt phẳng làm việc
  • Quadrants [ Phím tắt SQ ]: Bắt vào 4 điểm đặc biệt trên đường tròn hoặc cung tròn
  • Intersections [ Phím tắt SI ]: Bắt vào giao điểm của các đối tượng
  • Centers [ Phím tắt SC ]: Bắt vào tâm đường tròn hoặc cung tròn
  • Perpendicular [ Phím tắt SP ]: Bắt vuông góc với đối tượng
  • Tangents [ Phím tắt ST ]: Bắt tiếp tuyến với đường tròn hoặc cung tròn
  • Points [ Phím tắt SX ]: Bắt vào một điểm
  • Snap to Remote Objects [ Phím tắt SR ]: Bắt vào các đối tượng bị che khuất
  • Snap to Point Clouds [ Phím tắt PC ]: Bắt vào các điểm đám mây
  • Check All: Chọn tất cả các lựa chọn trên
  • Check None: Bỏ tất cả các lựa chọn trên

\=> Sau khi thiết lập xong thì nhấn Ok để đóng bảng

Temporary Overrides:

Các tổ hợp phím đặc biệt dùng trong ngữ cảnh của lệnh đang dùng khi lệnh truy bắt đang dò điểm trên đối tượng.

Chủ Đề