Hợp đồng bcc là việt tắt của tư gì năm 2024

Hiện nay, các nhà đầu tư khi đầu tư vào Việt Nam chọn hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC ngày càng nhiều. Vậy, hợp đồng BCC là gì theo Luật Đầu tư 2020 ?

Hợp đồng BCC là gì theo Luật Đầu tư 2020? [Ảnh minh họa]

1. Hợp đồng BCC là gì?

Tại khoản 4 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định hợp đồng hợp tác kinh doanh [sau đây gọi là hợp đồng BCC] là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Theo đó, có thể hiểu bản chất của hợp đồng hợp tác kinh doanh là giữa hai hay nhiều chủ thể có chung một dự án kinh doanh muốn thực hiện cùng nhau. Tuy nhiên, nếu họ không muốn thành tổ chức kinh tế thì có thể thành lập hợp đồng hợp tác kinh doanh dạng BCC [Business Cooperation Contract] để thể hiện sự liên kết đầu tư giữa hai bên.

2. Chủ thể giao kết hợp đồng BCC

Theo khoản 2 Điều 27 Luật Đầu tư 2020 quy định hợp đồng BCC được ký kết giữa:

- Nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài;

- Các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định bao gồm:

+ Dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

+ Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư như trên thì nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
  • Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
  • Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt [nếu có];
  • Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng [nếu có];
  • Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

3. Nội dung hợp đồng BCC

Theo Điều 28 Luật Đầu tư 2020 quy định hợp đồng BCC bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
  • Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
  • Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
  • Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
  • Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

Ngoài ra, các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh [sau đây gọi tắt là hợp đồng BCC] là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân [Khoản 6 Điều 13 LĐT 2005].

* Khi đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh thì sẽ đầu tư theo các hình thức sau đây [Điều 9, Nghị định 108/2006/NĐ-CP]:

1. Do một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài ký kết với một hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước để tiến hành đầu tư, kinh doanh, được gọi là các bên hợp doanh;

2. Khi thực hiện trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí và một số tài nguyên khác theo hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm;

3. Được ký giữa các nhà đầu tư trong nước để tiến hành đầu tư, kinh doanh;.

4. Trong quá trình đầu tư, kinh doanh, các bên hợp doanh có quyền thoả thuận thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh, ban điều phối không phải là cơ quan lãnh đạo của các bên hợp doanh.

5. Bên hợp doanh nước ngoài được thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam để làm đại diện cho mình trong việc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Văn phòng điều hành của bên hợp doanh nước ngoài có con dấu; được mở tài khoản, tuyển dụng lao động, ký hợp đồng và tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi các quyền và nghĩa vụ quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư và hợp đồng hợp tác kinh doanh.

* Nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh [Điều 55, Nghị định 108/2006/NĐ-CP]:

Hợp đồng hợp tác kinh doanh phải có những nội dung chủ yếu sau:

1. Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án.

2. Mục tiêu và phạm vi kinh doanh.

3. Đóng góp của các bên hợp doanh, việc phân chia kết quả kinh doanh, tiến độ thực hiện hợp đồng.

4. Tiến độ thực hiện dự án.

5. Thời hạn hợp đồng.

6. Quyền, nghĩa vụ của các bên hợp doanh.

7. Các nguyên tắc tài chính.

8. Thể thức sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng.

9. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

Ngoài các nội dung trên, các bên hợp doanh có thể thỏa thuận những nội dung khác trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh phải do đại diện có thẩm quyền của các bên hợp doanh ký vào từng trang và ký đầy đủ vào cuối hợp đồng. Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa bên Việt Nam và bên nước ngoài có hiệu lực kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

* Ưu điểm và hạn chế của hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC:

Ưu điểm:

1. Có thể giúp các nhà đầu tư tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức cũng như tài chính trong việc thành lập pháp nhân mới cũng như chi phí vận hành doanh nghiệp sau khi nó được thành lập, khi dự án đầu tư kết thúc, các nhà đầu tư cũng không phải tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp.

2. Các bên có thể hỗ trợ lẫn nhau những thiếu sót, yếu điểm của nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.

3. Nhà đầu tư nhân danh tư cách pháp lý độc lập của mình để chủ động thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ. Do đó, nhà đầu tư sẽ rất linh hoạt, độc lập, ít lệ thuộc vào đối tác khi quyết định các vấn đề của dự án đầu tư. Do đó, hình thức đầu tư này đã góp phần đáp ứng tốt hơn yêu cầu và sự lựa chọn của nhiều nhà đầu tư khác nhau.

Hạn chế:

1. Không thành lập một doanh nghiệp mới, do đó dự án đầu tư sẽ gặp khó khăn khi thực hiện các hợp đồng phục vụ cho hợp đồng hợp tác kinh doanh, sẽ không có con dấu riêng, và đương nhiên, các nhà đầu tư sẽ phải thỏa thuận lựa chọn một trong con dấu của các nhà đầu tư để phục vụ cho các hoạt động của dự án đầu tư.

2. Pháp luật chưa có các quy định cụ thể về trách nhiệm của các bên và bên thứ ba khi một bên giao kết hợp đồng với bên thứ ba trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC. Đây cũng là một hạn chế cần phải chú ý tới nếu các bên lựa chọn hình thức đầu tư này.

Chủ Đề