Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên là gì năm 2024

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ và bác sĩ Lê Ngô Minh Như, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3.

Định nghĩa

- Dây thần kinh số 7 là dây thần kinh vận động, chi phối vận động cơ mặt. Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên là tình trạng mất vận động hoàn toàn hay yếu các cơ của nửa mặt, do tổn thương dây thần kinh. Bệnh xảy ra khi dây thần kinh số 7 bị chèn ép và gây sưng viêm.

- Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên là bệnh lý phổ biến đứng đầu trong số các bệnh của dây thần kinh mặt.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh. Trong đó:

- 75% trường hợp là cơ thể bị lạnh đột ngột. Bối cảnh thường là khi cơ thể suy yếu cộng với thói quen để máy lạnh, quạt thổi trực tiếp vào mặt, tắm đêm, ướt mưa, từ phòng máy lạnh ra ngoài trời nóng hoặc từ ngoài vào phòng máy lạnh đột ngột.

- Nhiễm trùng [thường viêm nhiễm ở tai].

- Chấn thương [tai nạn xe cộ hoặc phẫu thuật não hay tai].

Ai nguy cơ bị liệt dây thần kinh số 7?

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính nhưng dễ gặp ở những nhóm người sau:

- Người suy nhược, suy giảm hệ miễn dịch.

- Phụ nữ mang thai, mới sinh con.

- Người có thể trạng thừa cân, béo phì.

- Người lười vận động, ít tiếp xúc môi trường bên ngoài.

- Người thường xuyên thức khuya, tắm trễ hoặc tắm sớm.

- Người dễ cảm, nhiễm lạnh khi thời tiết thay đổi.

Triệu chứng

- Khởi phát đột ngột, sau đêm ngủ dậy thấy liệt toàn bộ cơ mặt một bên trong vòng 24-48 giờ.

* Ở trạng thái tĩnh, mặt bệnh nhân mất cân xứng, các cơ mặt bị kéo về bên lành, nếp nhăn vùng trán, rãnh mũi - má - mắt, nhân trung lệch, miệng méo.

* Ở trạng thái động, mắt người bệnh nhắm không kín, nhãn cầu chuyển động lên phía trên.

- Bệnh nhân không làm được hay khó khăn khi thực hiện các động tác nhăn trán, nhíu mày, nhe răng, trề môi, phồng má, thổi sáo...

- Một số ít trường hợp bị thêm ù tai, chảy nước mắt bên liệt...

- Các triệu chứng không xuất hiện cùng lúc trên người bệnh, mà nặng nhẹ tùy từng người.

Biến chứng

- Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên đa số không nguy hiểm ngay đến tính mạng bệnh nhân.

- Về lâu dài, nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển sang liệt cứng, gây ảnh hưởng về mặt cảm xúc, thẩm mỹ như mặt mất cân đối, miệng méo, mắt nhắm không kín, co giật nửa mặt, viêm loét giác mạc...

Điều trị

- Tùy thuộc nguyên nhân và mức độ bệnh, người bệnh có thể tự khỏi sau 2-6 tuần, song rất ít.

- Bệnh nhân có thể được chỉ định:

* Dùng thuốc corticoid, thuốc chống virus, điều trị ngoại khoa nếu cần.

* Phương pháp xoa bóp bấm huyệt, châm cứu theo y học cổ truyền.

- Trong quá trình điều trị, người bệnh cần phối hợp:

* Đeo kính râm nếu ra đường.

* Không xem tivi, đọc sách, sử dụng điện thoại, máy tính trong thời gian dài.

* Khi ngủ, cần che mắt bên liệt bằng gạc sạch, tránh để mắt khô, nên nhỏ mắt bằng dung dịch NaCl 0,9% và giữ ấm mặt, cổ.

* Nên rửa mặt bằng nước ấm, xoa hai bên mặt theo vòng tròn từ dưới lên tránh làm chảy xệ các cơ mặt.

* Không để quạt phả trực tiếp vào mặt.

* Hạn chế đi mưa, đi gió.

* Không nên cười quá lớn.

* Tránh căng thẳng về tâm lý và phải tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc.

- Duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý.

- Không thức quá khuya.

- Không nên làm việc quá sức.

- Không tắm quá muộn.

- Thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe...

- Giữ ấm khi trời mưa, lạnh, không để quạt hoặc hướng gió máy lạnh hướng thẳng vào vùng mặt.

- Chế độ dinh dưỡng hợp lý, uống đủ nước, bổ sung các vi chất cần thiết để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Dây thần kinh mặt có đường đi rất phức tạp từ thần kinh trung ương qua thái dương và tuyến mang tai rồi đến các cơ ở vùng mặt. Đây chính là lý do các tổn thương vận động của nửa mặt bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: nguyên nhân từ thân não, ở dây thần kinh số 7, tuyến mang tai...

Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng:

  • Do bị nhiễm lạnh đột ngột, trúng gió;
  • Mắc các bệnh hô hấp trên như viêm tai - mũi - họng mà không được điều trị;
  • Có bệnh lý ở nền sọ;
  • U của hệ thần kinh trung ương;
  • U dây thần kinh thính giác;
  • Bị chấn thương ở xương chũm, vùng thái dương,...
  • Bệnh huyết áp;
  • Đái tháo đường;
  • Xơ vữa động mạch…

2.Đối tượng có nguy cơ cao với bệnh liệt dây thần kinh số 7

  • Người mang thai;
  • Người có hệ miễn dịch bị suy giảm và sức khỏe yếu;
  • Hay uống rượu bia;
  • Thường xuyên trải qua tình trạng căng thẳng, thức khuya;
  • Người có tiền sử với bệnh xơ vữa động mạch, huyết áp;
  • Những người hay phải đi sớm về khuya, làm việc ban đêm trong môi trường tiếp xúc với gió lạnh...

3.Biểu hiện của bệnh

- Mặt người bệnh không tự nhiên, bị lệch 1 bên, mặt đơ cứng, khó biểu hiện cảm xúc trên nửa khuôn mặt. Mất cân đối trên toàn bộ khuôn mặt.

- Không nhắm mắt chặt lại được, mắt ở phần nửa khuôn mặt bị đơ cứng sẽ chỉ nhìn thấy lòng trắng do nhãn cầu bị đẩy lên trên. Mắt khô do người bệnh không kiểm soát được việc tiết nước mắt gây khó khăn trong cử động.

- Bên miệng hơi méo xệ, méo hơn gây khó khăn trong giao tiếp.

- Đau tai: Âm thanh 2 bên tai không đồng đều, đau ở tai.

- Mất cảm giác vị giác, tăng tiết nước bọt trong miệng khi thực hiện ăn uống hoặc nói chuyện. Nhiều khi bị đau đầu…

4.Chẩn đoán bị liệt dây thần kinh số 7 bằng cách nào?

Tình trạng liệt mặt ngoại biên do liệt dây thần kinh số 7

Với bệnh này, bác sĩ chẩn đoán chủ yếu dựa trên các dấu hiệu lâm sàng để chẩn đoán và xác định được vị trí tổn thương để có phương án điều trị thích hợp

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh qua lâm sàng: Xác định tình trạng liệt mặt ngoại biên ở bệnh nhân nhờ các dấu hiệu đặc trưng của bệnh; mặt người bệnh không cân xứng, bị kéo lệch…; Các dấu hiệu khi nhắm chặt mi mắt, lông mi bên liệt dài hơn bên lành…

Ngoài ra còn thực hiện các thăm khám khác như: Khám họng và cổ; Khám tai: Khám thần kinh: Tìm các tổn thương dây thần kinh sọ.

Chụp cộng hưởng từ sọ não có mạch máu não để xác định tổn thương tại trung ương hay ngoại biên; Các xét nghiệm khác: Công thức máu, Đường máu, Sinh hóa...

5.Liệt dây thần kinh số 7 có nguy hiểm không?

Bệnh liệt dây thần kinh số 7 có thể gây ra các di chứng :

- Viêm kết mạc, viêm giác mạc, loét giác mạc, lộn mí. Các biến chứng này có thể phòng tránh bằng nhỏ mắt bảo vệ, đeo kính, khâu sụn mí hoàn toàn hay một phần.

- Co thắt nửa mặt sau liệt mặt: Biến chứng này gặp ở các thể nặng do tổn thương dây thần kinh với phân bố lại thần kinh một phần.

- Đồng vận: Biểu hiện co cơ không tự chủ phối hợp với các hoạt động tự chủ như mép bị kéo khi nhắm mắt. Thất bại trong điều trị, phục hồi chức năng có thể giảm bớt khó chịu này.

- Hội chứng nước mắt cá sấu: Hiếm gặp, biểu hiện chảy nước mắt khi ăn.

6. Điều trị liệt dây thần kinh số 7 như thế nào?

Điều trị dây thần kinh số 7 bằng phương pháp châm cứu

Tùy vào thể trạng, tình trạng bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ điều trị sẽ điều trị nội khoa,hoặc kết hợp ngoại khoa để mang lại hiệu quả nhanh chóng và toàn diện cho bệnh nhân.

Chỉ định điều trị nội khoa bệnh nhân sẽ được bác sĩ cân nhắc sử dụng các loại vitamin thuộc nhóm B, thuốc giãn mạch, thuốc kháng viêm. Ngoài ra có thể dùng các thuốc chống virus đặc biệt cho những trường hợp có bệnh cảnh nhiễm virus hay đau vùng sau tai, rối loạn cảm giác vùng mặt. Các phương pháp điều trị ngoại khoa như vật lý trị liệu, châm cứu, hồng ngoại, xoa bóp, sóng ngắn cùng với các bài tập cơ mặt sẽ mang đến hiệu quả toàn diện cho người bệnh.

Tùy từng trường hợp, nếu thấy cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Những bệnh nhân phải can thiệp bằng phẫu thuật này chủ yếu là để loại trừ nguyên nhân gây bệnh như áp xe não, u não, viêm tai xương chũm,...

Thể trạng và mức độ liệt dây thần kinh số 7 ở mỗi người đều khác nhau, vì vậy muốn biết được chính xác tình trạng bệnh và bệnh có thể chữa khỏi không thì cần phải đến bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị. Ngay khi có biểu hiện bị liệt dây thần kinh số 7 hoặc có nghi ngờ cần đến cơ sở y tế ngay vì bệnh càng chữa sớm thì khả năng khỏi càng cao.

Làm sao để biết mình bị liệt dây thần kinh sọ 7?

Cơ mặt xệ xuống..

Cứng cơ mặt đột ngột..

Không thể nhắm chặt mắt một bên..

Uống nước hay bị tràn ra ngoài..

Tê một bên hay toàn khuôn mặt..

Cười nói khó khăn..

Đau tai..

Đau đầu..

Liệt dây thần kinh sọ 7 ngoại biên bao lâu thì khỏi?

Thông thường, triệu chứng liệt dây thần kinh số 7 bắt đầu cải thiện dần sau khoảng 2 tuần. Để các cơ trên mặt phục hồi và triệu chứng mất đi có thể cần thời gian kéo dài từ 2 tuần đến 6 tháng. Đa số các trường hợp, sự hồi phục khả năng cử động và chức năng của các cơ mặt sẽ mất tầm 3 tháng.

Bị liệt dây thần kinh sọ 7 ngoại biên nên kiêng gì?

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên cần kiêng những thức ăn độc hại.

Đồ ăn nhiều dầu thực vật, nhiều mỡ động vật, đồ ăn chiên đi chiên lại nhiều lần..

Đồ ăn chứa nhiều chất béo bão hòa, những thực phẩm chế biến sẵn..

Những thức uống có chất kích thích như bia, rượu, cà phê, cà phê sữa, trà, nước ngọt đóng chai và thuốc lá..

Liệt dây thần kinh sọ 7 chưa hết bao nhiêu tiền?

Thực tế, chi phí phẫu thuật liệt dây thần kinh số 7 không có một con số cụ thể. Sau khi thăm khám và hội chẩn, bác sĩ sẽ kết luận về phương pháp phẫu thuật cũng như mức chi phí cụ thể. Thông thường, chi phí trung bình sẽ giao động từ 20 - 50 triệu đồng, những cuộc phẫu thuật lớn có thể lên đến 100 triệu đồng.

Chủ Đề