Hôn nhân có yếu tố nước ngoài là gì năm 2024

Hiện nay, việc kết hôn có yếu tố nước ngoài diễn ra phổ biến. Vậy tranh chấp ly hôn có yếu tố nước ngoài sẽ được giải quyết như thế nào? Bài viết này sẽ giúp độc giả tìm hiểu về vấn đề này.

.jpg]

I. Thực trạng tranh chấp ly hôn có yếu tố nước ngoài hiện nay

Trong những năm gần đây, đặc biệt trong quá trình hội nhập quốc tế, tại Việt Nam, các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ngày càng phát triển một cách đa dạng và phức tạp. Đặc biệt, việc giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài trở thành một yêu cầu cấp bách, quan trọng nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

II. Tìm hiểu về tranh chấp ly hôn có yếu tố nước ngoài

Tranh chấp ly hôn có yếu tố nước ngoài được hiểu như sau:

1. Thế nào là tranh chấp ly hôn có yếu tố nước ngoài?

Tranh chấp ly hôn có yếu tố nước ngoài được hiểu là việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài khi xảy ra tranh chấp. Tranh chấp ở đây có thể là về tài sản chung, tức tài sản của cả vợ và chồng được hình thành trong quá trình hôn nhân mà cả hai không tự thoả thuận hoặc không thể cùng nhau giải quyết được việc phân chia tài sản khi tiến hành ly hôn, hoặc tranh chấp về trách nhiệm quyền nuôi dưỡng con.

2. Đối tượng trong tranh chấp ly hôn có yếu tố nước ngoài gồm đối tượng nào?

Hiện nay Luật Hôn nhân và gia đình 2014 chưa quy định rõ các đối tượng trong tranh chấp ly hôn có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, dựa vào thực tiễn, ta có thể thấy các đối tượng phổ biến trong tranh chấp ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau:

- Một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn trong trường hợp ly hôn đơn phương

- Tranh chấp tài sản khi ly hôn

- Tranh chấp quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn

- Tranh chấp tài sản sau ly hôn

- Yêu cầu thay đổi quyền nuôi con

III. Quy định pháp luật liên quan đến tranh chấp ly hôn có yếu tố nước ngoài

Quy định pháp luật liên quan đến tranh chấp ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau:

1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp ly hôn có yếu tố nước ngoài

– Thẩm quyền theo Quốc gia:

Theo Điều 469 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam

– Thẩm quyền theo cấp Tòa án:

+ Theo khoản 3 Điều 35 và Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

+ Trong trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nếu vụ việc ly hôn diễn ra giữa công dân nước tại Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng có cùng cư trú ở khu vực biên giới với nước Việt Nam thì thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện.

– Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.

.jpg]

2. Chủ thể có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp ly hôn có yếu tố nước ngoài

Theo Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định chủ thể có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn là:

- Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

- Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Hồ sơ, thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp ly hôn có yếu tố nước ngoài

Căn cứ Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì hồ sơ, thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau:

Bước 1: Người xin ly hôn viết đơn xin ly hôn và gửi bộ hồ sơ xin ly hôn tới Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Hồ sơ xin ly hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm các tài liệu:

- Đơn xin ly hôn.

- Bản sao Giấy CMND hoặc giấy chứng thực cá nhân [Hộ chiếu, Thẻ căn cước công dân]; Hộ khẩu [có sao y bản chính];

- Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải trình bày rõ trong đơn kiện;

- Bản sao giấy khai sinh con [nếu có con];

- Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản [nếu có tranh chấp];

Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài [không tìm được địa chỉ] thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh;

Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức hóa lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn. Trong trường hợp các bên không tiến hành ghi chú nhưng vẫn muốn ly hôn thì trong đơn xin ly hôn phải trình bày rõ lý do không ghi chú kết hôn.

Bước 2: Tòa án thụ lý đơn, xem xét đúng thẩm quyền, đúng quy định pháp luật thì ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí gửi người nộp đơn. Người nộp đơn nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai tiền tạm ứng án phí lại cho Tòa án. Tòa án thụ lý vụ án xin ly hôn và ra thông báo thụ lý vụ án gửi viện kiểm sát cùng cấp và bị đơn [người có liên quan].

Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự tại Chi cục thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp biên lai tạm ứng án phí cho Tòa án.

Bước 4: Tòa án tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục pháp luật quy định.

IV. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về tranh chấp ly hôn có yếu tố nước ngoài

1. Án phí ly hôn có yếu tố nước ngoài bao nhiêu? Hai bên thỏa thuận được với nhau về việc xét xử vụ án tại phiên toà sơ thẩm thì có phải chịu án phí ly hôn không?

Án phí ly hôn có yếu tố nước ngoài bao nhiêu?

Án phí ly hôn là khoản phí mà nguyên đơn và bị đơn phải đóng để chi trả chi phí cho Tòa án thực hiện hoạt động ly hôn. Mức án phí ly hôn thay đổi theo giá trị tiền tệ và tình hình kinh tế theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí tòa án. Theo đó, án phí ly hôn được chia thành hai loại: án phí ly hôn sơ thẩm và án phí ly hôn phúc thẩm. Nếu ly hôn đơn phương hoặc thuận tình, án phí ly hôn sẽ được tính khác nhau, và nếu liên quan đến người nước ngoài, cũng sẽ có mức án phí ly hôn riêng.

- Án phí ly hôn sơ thẩm

Về bản chất, khi ly hôn đơn phương, ly hôn thuận tình hay ly hôn với người nước ngoài thì án phí ly hôn sơ thẩm đều chia làm hai dạng là ly hôn không có giá ngạch và ly hôn có giá ngạch.

+ Một là, án phí ly hôn không có giá ngạch:

Mức án phí ly hôn sơ thẩm được quy định tại Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 là 300.000 đồng và không có giá trị tài sản tranh chấp giữa các bên trong trường hợp ly hôn này.

+ Hai là, án phí ly hôn có giá ngạch:

Án phí ly hôn có giá ngạch được xác định dựa trên giá trị tổng tài sản các bên tranh chấp, theo các mức như sau:

– Giá trị tranh chấp dưới 6.000.000 đồng: án phí là 300.000 đồng;

– Giá trị tranh chấp từ 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: án phí là 5% tổng giá trị tài sản tranh chấp;

– Giá trị tranh chấp từ 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng: án phí là 20.000.000 đồng + 4% phần vượt quá 400.000.000 đồng;

– Giá trị tranh chấp từ 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: án phí là 36.000.000 đồng + 3% phần vượt quá 800.000.000 đồng;

– Giá trị tranh chấp từ 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: án phí là 72.000.000 đồng + 2% phần vượt quá 2.000.000.000 đồng;

– Giá trị tranh chấp trên 4.000.000.000 đồng: án phí là 112.000.000 đồng + 0,1% phần vượt quá 4.000.000.000 đồng.

Ngoài ra, còn có Lệ phí ủy thác tư pháp xác minh ra nước ngoài là 200.000 đồng.

Như vậy, quy định về án phí ly hôn sơ thẩm theo giá ngạch quy định rằng, khi giá trị tranh chấp tài sản giữa hai bên đương sự càng lớn thì mức án phí ly hôn sơ thẩm càng cao. Điều này cũng là một trong những quy định khuyến khích tinh thần tự thỏa thuận giữa các bên trong ly hôn, bởi khi các bên thỏa thuận được về phân chia tài sản thì không phải đóng án phí theo giá ngạch.

- Án phí ly hôn phúc thẩm

Cũng tại Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định án phí ly hôn phúc thẩm là 300.000 đồng. Đối với án phí ly hôn phúc thẩm, pháp luật không quy định về việc phân chia theo giá ngạch hay không theo giá ngạch mà áp dụng án phí chung cho tất cả các hình thức ly hôn.

Hai bên thỏa thuận được với nhau về việc xét xử vụ án tại phiên toà sơ thẩm thì có phải chịu án phí ly hôn không?

Theo quy định tại khoản 8 Điều 26 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì trường hợp các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm thì các đương sự vẫn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp xét xử vụ án đó. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 3 Điều 320 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì các đương sự phải chịu 50% án phí giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn.

Như vậy, trong trường hợp hai bên đương sự trong tranh chấp ly hôn thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm thì các đương sự vẫn phải chịu án phí ly hôn dân sự sơ thẩm như trường hợp xét xử vụ án đó.

.jpg]

2. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp ly hôn có yếu tố nước ngoài không?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:

Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình trong các trường hợp sau đây:

- Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

- Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

- Nếu ly hôn có tranh chấp về tài sản là bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.

Như vậy, nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp ly hôn có yếu tố nước ngoài nếu thuộc các trường hợp trên.

3. Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng có ảnh hưởng đến việc chia tài sản khi ly hôn có yếu tố nước ngoài hay không?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Như vậy, theo quy định trên lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng là một trong những yếu tố quan trọng để tòa án xem xét việc chia tài sản khi ly hôn.

4. Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn có yếu tố nước ngoài như thế nào?

Theo quy định tại Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

  • Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
  • Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật Dân sự để giải quyết.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 27, 37, 45 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

Về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng:

  • Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.
  • Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.

Về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng:

  • Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
  • Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
  • Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
  • Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Về nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng:

  • Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.

5. Tranh chấp ly hôn có yếu tố nước ngoài liên hệ với Trọng tài thương mại giải quyết được không?

Căn cứ Điều 2 của Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài như sau:

- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.

- Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.

- Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

Như vậy, tranh chấp ly hôn có yếu tố nước ngoài không nằm trong thẩm quyền giải quyết của Trọng tài thương mại. Nên trọng tài thương mại không thể giải quyết tranh chấp ly hôn.

Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài đến tranh chấp ly hôn có yếu tố nước ngoài. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về đến tranh chấp ly hôn có yếu tố nước ngoài, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.

Ly hôn có yếu tố nước ngoài là gì?

Ly hôn có yếu tố nước ngoài là trường hợp ly hôn mà có đương sự là người nước ngoài hoặc đương sự ở nước ngoài, cụ thể: + Ly hôn giữa người Việt Nam với người nước ngoài; + Ly hôn giữa hai người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.

Bản án ly hôn có yếu tố nước ngoài có hiệu lực khi nào?

Theo đó, thời hiệu để yêu cầu công nhận bản án ly hôn nước ngoài là 03 năm kể từ ngày bản án này có hiệu lực pháp luật.

Nộp đơn ly hôn với người nước ngoài ở đâu?

+ Trường hợp đơn phương ly hôn: Nếu người nước ngoài hiện đang cư trú, làm việc ở Việt Nam thì Tòa án cấp tỉnh nơi người nước ngoài cư trú, làm việc giải quyết ly hôn. Trường hợp nếu người nước ngoài không cư trú, làm việc ở Việt Nam thì Tòa án cấp tỉnh bên Việt Nam cư trú, làm việc giải quyết.

Quan hệ hôn nhân là gì?

Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Đây là một khái niệm đã được quy định rõ ràng tại khoản 1 Điều 3 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Như vậy, hôn nhân là một mối quan hệ giữa một người đàn ông được gọi là chồng và một người phụ nữ được gọi là vợ.

Chủ Đề