Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 137/2010/TT-BTC

Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2010

THÔNG TƯ

QUYĐỊNH VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ KHỞI ĐIỂM CỦA TÀI SẢN NHÀ NƯỚC BÁN ĐẤU GIÁ VÀ CHẾ ĐỘ TÀICHÍNH CỦA HỘI ĐỒNG BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nướcngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sảnnhà nước;
Căn cứ Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ banhành về bán đấu giá tài sản;
Căn cứ Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quyđịnh chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hànhchính năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính quy định việc xác định giá khởi điểm của tài sản nhà nước bán đấugiá và chế độ tài chính của Hội đồng bán đấu giá tài sản như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định thực hiệncác nội dung sau đây của Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 củaChính phủ về việc bán đấu giá tài sản [sau đây gọi chung là Nghị định số17/2010/NĐ-CP ]:

1. Xác định giá khởi điểm củatài sản nhà nước để thực hiện bán đấu giá;

2. Chế độ tài chính của Hội đồngbán đấu giá tài sản cấp huyện và Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợpđặc biệt quy định tại Điều 19 và Điều 20 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP [sau đây gọichung là Hội đồng bán đấu giá tài sản].

Trường hợpTrung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản thực hiện bán đấu giá tang vật, phương tiệnvi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước thì coi như Trung tâm dịch vụbán đấu giá tài sản thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng bán đấu giá tài sản. Việc bốtrí nguồn kinh phí, quản lý, sử dụng kinh phí trong trường hợp này áp dụng nhưđối với Hội đồng bán đấu giá tài sản quy định tại Thông tư này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan có thẩm quyền quyết địnhgiá khởi điểm để bán đấu giá tài sản nhà nước.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị đượcgiao quản lý, sử dụng hoặc chủ trì xử lý tài sản nhà nước [gọi chung là đơn vịcó tài sản bán đấu giá].

3. Hội đồng định giá tài sản; tổchức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá tài sản được thuê để xác định giákhởi điểm.

4. Hội đồng bán đấu giá tài sảnquy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này.

5. Các đối tượng khác có liênquan đến việc xác định giá khởi điểm của tài sản nhà nước bán đấu giá và thựchiện chế độ tài chính của Hội đồng bán đấu giá tài sản.

Chương II

XÁC ĐỊNH GIÁ KHỞI ĐIỂM CỦA TÀI SẢN NHÀ NƯỚC BÁN ĐẤUGIÁ

Điều 3. Tài sản nhà nước đượcxác định giá khởi điểm để thực hiện bán đấu giá

Tài sản nhà nước được xác địnhgiá khởi điểm để thực hiện bán đấu giá quy định tại Thông tư này bao gồm:

1. Tài sản nhà nước tại các cơquan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổchức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghềnghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp [sau đây gọi chung là cơquan, tổ chức, đơn vị];

2. Nhà, đất thuộc sở hữu nhà nướccủa các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp thuộc đối tượng sắp xếp lại, xửlý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước, di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường, di dờitheo quy hoạch xây dựng đô thị [sau đây gọi tắt là nhà, đất thuộc đối tượng sắpxếp lại];

3. Tài sản của các dự án sử dụngvốn nhà nước khi dự án kết thúc;

4. Tang vật, phương tiện vi phạmhành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước;

5. Tài sản tịch thu sung quỹ nhànước theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, pháp luật về hình sự vàtố tụng hình sự; tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy; tài sản khôngxác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên không xác định được chủsở hữu hoặc chủ sở hữu không nhận lại, tài sản không có người nhận thừa kế, tàisản do các tổ chức cá nhân trong, ngoài nước chuyển giao quyền sở hữu cho Nhànước Việt Nam được xác lập quyền sở hữu của nhà nước [sau đây gọi tắt là tài sảnđược xác lập quyền sở hữu của Nhà nước].

Điều 4. Nguyên tắc xác địnhgiá khởi điểm

Giá khởi điểm của tài sản nhà nướcbán đấu giá được xác định theo nguyên tắc phải phù hợp với giá bán thực tế củatài sản cùng loại hoặc tương tự ở thị trường địa phương tại thời điểm xác địnhgiá; cụ thể một số trường hợp như sau:

1. Đối với tài sản là giá trịquyền sử dụng đất, giá khởi điểm được xác định sát với giá chuyển nhượng thực tếtrên thị trường tại thời điểm chuyển nhượng theo mục đích sử dụng mới của khu đấtphù hợp với quy hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

2. Đối với tài sản là trụ sở làmviệc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, tài sản khác gắn liền với đất, phương tiện đilại, máy móc, trang thiết bị làm việc, giá khởi điểm của tài sản gắn liền với đấtphải bảo đảm phù hợp với giá trị thực tế còn lại theo kết quả đánh giá lại;

3. Đối với những tài sản do Nhànước quy định giá, giá khởi điểm không được thấp hơn giá do Nhà nước quy định tạithời điểm xác định giá khởi điểm;

4. Đối với tài sản chuyên dùng đơnchiếc, giá khởi điểm được xác định căn cứ vào chi phí tái tạo lại tài sản hoặcchi phí nhập khẩu và mức độ hao mòn [cả hữu hình và vô hình] của tài sản.

Điều 5. Phương pháp xác địnhgiá khởi điểm

1. Đối với tài sản là quyền sử dụngđất, việc xác định giá khởi điểm được thực hiện theo quy định của Chính phủ vềphương pháp xác định giá đất [so sánh trực tiếp, thu nhập, chiết trừ và phươngpháp thặng dư].

2. Đối với tài sản nhà nướcchuyên dùng đơn chiếc, việc xác định giá khởi điểm được sử dụng phương pháp chiphí theo quy định tại Quy chế tính giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ do Bộ trưởngBộ Tài chính ban hành.

3. Đối với các tài sản nhà nướckhác [trừ tài sản quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này], việc xác định giá khởiđiểm được sử dụng phương pháp so sánh theo quy định tại Quy chế tính giá tài sản,hàng hoá, dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

4. Trường hợp sử dụng các phươngpháp khác, ngoài các phương pháp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này đểxác định giá khởi điểm của tài sản nhà nước thì phải tuân thủ các quy định củanhà nước về tiêu chuẩn thẩm định giá.

Điều 6. Thẩm quyền quyết địnhgiá khởi điểm

1. Đối với tài sản nhà nước làtrụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, các tài sản khác gắn liền với đất[bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất] của các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy địnhtại khoản 1 Điều 3 Thông tư này và nhà, đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanhnghiệp thuộc đối tượng sắp xếp lại quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này,giá khởi điểm do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh [nơi có nhà, đất] quyết địnhtheo các quy định hiện hành.

2. Đối với tài sản bị chôn giấu,bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biểnViệt Nam, giá khởi điểm do người có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sảnbị chôn giấu, bị chìm đắm quyết định.

3. Đối với các tài sản nhà nướckhông thuộc phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, thẩm quyền quyết địnhgiá khởi điểm được quy định như sau:

a] Đối với tài sản nhà nước doThủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính tổ chức bán đấu giá và tài sản nhà nướcdo Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định bán đấu giá thì giá khởi điểm do Bộ trưởngBộ Tài chính quyết định hoặc uỷ quyền cho Cục trưởng Cục Quản lý giá thuộc BộTài chính quyết định;

b] Đối với tài sản nhà nước do Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ởTrung ương [sau đây gọi chung là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương] quyếtđịnh bán đấu giá thì giá khởi điểm do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ươngquyết định hoặc uỷ quyền cho Thủ trưởng cơ quan tài chính của Bộ, cơ quan trungương quyết định;

c] Đối với tài sản nhà nước doChủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch Uỷ ban nhândân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Trưởng phòng Tài chính Kế hoạchquyết định bán đấu giá thì giá khởi điểm do Thủ trưởng cơ quan tài chính nhà nướccùng cấp [Sở Tài chính, Phòng Tài chính Kế hoạch] quyết định;

d] Đối với tài sản nhà nước doThủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định bán đấu giá theo phân cấp củaBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và quy địnhcủa pháp luật thì giá khởi điểm do Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị đó quyếtđịnh.

4. Cơ quan có thẩm quyền quyết địnhgiá khởi điểm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được thành lập Hội đồngđịnh giá tài sản hoặc giao cho đơn vị có tài sản bán đấu giá thuê tổ chức có đủđiều kiện hoạt động thẩm định giá để xác định giá trước khi quyết định.

5. Đối với tài sản là tang vật,phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước thì giá khởi điểmđể bán đấu giá do Thủ trưởng cơ quan ra quyết định tịch thu theo quy định củapháp luật về xử lý vi phạm hành chính quyết định như sau:

a] Đối với tang vật, phương tiệnvi phạm hành chính khi chuyển giao để bán đấu giá đã được xác định giá trị thìgiá khởi điểm là giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chuyển giao;

b] Đối với tang vật, phương tiệnvi phạm hành chính khi chuyển giao để bán đấu giá chưa được xác định giá trịthì giá khởi điểm do Hội đồng định giá quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư nàyxác định.

Điều 7. Thành phần của Hội đồngđịnh giá tài sản

1. Hội đồng định giá đối với cáctài sản quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này và các tài sản nhà nước khácdo cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng thực hiện theo Thông tư của Bộ Tàichính hướng dẫn Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Quảnlý, sử dụng tài sản nhà nước và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc sắpxếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước, về Quy chế tài chính phục vụ didời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở phải di dời theo quy hoạchxây dựng đô thị.

2. Hội đồng định giá đối với cáctài sản quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này thực hiện theo Thông tư của BộTài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ về việc xử lý tài sản bịchôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảovà vùng biển Việt Nam.

3. Hội đồng định giá đối với cáctài sản quy định tại khoản 3, Điều 6 Thông tư này được quy định như sau:

a] Hội đồng định giá tài sản củaBộ Tài chính:

Hội đồng định giá tài sản doLãnh đạo Bộ Tài chính hoặc người được uỷ quyền làm Chủ tịch, các thành viênkhác gồm:

- Đại diện đơn vị chuyên môn vềquản lý giá thuộc Bộ Tài chính;

- Đại diện đơn vị chuyên môn vềquản lý tài sản nhà nước thuộc Bộ Tài chính;

- Các thành viên khác do Chủ tịchHội đồng quyết định căn cứ vào tính chất, đặc điểm của tài sản cần định giá.

b] Hội đồng định giá tài sản củaBộ, cơ quan trung ương:

Hội đồng định giá tài sản do Lãnhđạo Bộ, cơ quan trung ương có tài sản bán đấu giá hoặc người được uỷ quyền làmChủ tịch, các thành viên khác gồm:

- Thủ trưởng đơn vị có tài sảnbán đấu giá;

- Đại diện đơn vị chuyên môn về tàichính thuộc Bộ, cơ quan trung ương và bộ phận tài chính, kế toán của đơn vị cótài sản bán đấu giá;

- Các thành viên khác do Chủ tịchHội đồng quyết định căn cứ vào tính chất, đặc điểm của tài sản cần định giá.

c] Hội đồng định giá tài sản cấptỉnh, cấp huyện:

Hội đồng định giá tài sản doLãnh đạo cơ quan tài chính nhà nước [Sở Tài chính, Phòng Tài chính Kế hoạch]làm Chủ tịch, các thành viên khác gồm:

- Đại diện đơn vị có tài sản bánđấu giá;

- Đại diện đơn vị chuyên môn vềquản lý giá của cơ quan tài chính nhà nước;

- Các thành viên khác do Chủ tịchHội đồng quyết định căn cứ vào tính chất, đặc điểm của tài sản cần định giá.

d] Hội đồng định giá tài sản củacơ quan, tổ chức, đơn vị:

Hội đồng định giá tài sản doLãnh đạo đơn vị có tài sản bán đấu giá hoặc người được uỷ quyền làm Chủ tịch,các thành viên khác gồm:

- Đại diện bộ phận tài chính, kếtoán của đơn vị có tài sản bán đấu giá;

- Đại diện đơn vị chuyên môn vềtài chính của cơ quan cấp trên;

- Các thành viên khác do Chủ tịchHội đồng quyết định căn cứ vào tính chất, đặc điểm của tài sản cần định giá.

4. Hội đồng định giá đối với cáctài sản quy định tại khoản 5 Điều 6 Thông Tư này được quy định như sau:

Hội đồng định giá tài sản do ngườicó thẩm quyền ra quyết định tịch thu làm Chủ Tịch, các thành viên khác gồm:

- Đại diện bộ phận chuyên môn củacơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước

- Đại diện Sở Tài Chính [ đối vớitài sản do người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu ở trung ương và cấp tỉnh];Phòng Tài Chính Kế Hoạch [ đối với tài sản do người có thẩm quyền ra quyết địnhtịch thu ở cấp huyện, cấp xã];

- Các thành viên khác do Chủ TịchHội đồng quyết định căn cứ vào tính chất, đặc điểm của tài sản cần định giá.

5. Số lượng thành viên Hội đồngđịnh giá tài sản quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này tối thiểu là ba [03]người.

Điều 8. Nguyên tắc hoạt độngcủa Hội đồng định giá tài sản

1. Hội đồng định giá tài sản làmviệc theo nguyên tắc tập thể. Các phiên họp của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồngtriệu tập và phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng tham dự. Chủ tịchHội đồng định giá tài sản điều hành phiên họp định giá tài sản, trường hợp Chủtịch Hội đồng vắng mặt thì uỷ quyền cho một [01] thành viên Hội đồng điều hànhphiên họp định giá tài sản.

2. Mỗi thành viên của Hội đồng địnhgiá tài sản phát biểu ý kiến của mình về giá trị của tài sản. Các quyết định vềgiá tài sản phải được quá nửa số thành viên Hội đồng tán thành. Trường hợp biểuquyết ngang nhau thì quyết định theo bên có biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng[hoặc người được uỷ quyền điều hành phiên họp định giá tài sản].

3. Hội đồng định giá phải lậpbiên bản về việc định giá tài sản. Biên bản định giá tài sản phải phản ánh đầyđủ và trung thực toàn bộ quá trình định giá tài sản.

4. Nội dung chính của Biên bản địnhgiá tài sản gồm: Họ, tên Chủ tịch Hội đồng định giá tài sản và các thành viên củaHội đồng; họ, tên những người tham dự phiên họp định giá tài sản; thời gian, địađiểm tiến hành việc định giá tài sản; kết quả khảo sát giá trị của tài sản; ýkiến của các thành viên của Hội đồng và những người tham dự phiên họp định giátài sản; kết quả biểu quyết của Hội đồng; thời gian, địa điểm hoàn thành việc địnhgiá tài sản; chữ ký của các thành viên của Hội đồng.

Biên bản định giá tài sản phải đượclưu trong hồ sơ định giá tài sản.

Điều 9. Chi phí hoạt động củaHội đồng định giá tài sản

1. Nội dung chi:

a] Chi công tác phí, chi tổ chứccác cuộc họp của Hội đồng định giá tài sản;

b] Chi làm việc ngoài giờ cóliên quan đến công việc của Hội đồng định giá tài sản;

c] Chi cho công tác khảo sátgiá;

d] Chi văn phòng phẩm, in tài liệu,chi phí lưu trữ và tổ chức thông tin về giá phục vụ công tác định giá tài sản;

đ] Các khoản chi khác có liênquan trực tiếp đến việc định giá của Hội đồng.

2. Mức chi:

a] Đối với các khoản chi đã có địnhmức, tiêu chuẩn, đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thực hiệntheo quy định hiện hành;

b] Đối với khoản chi quy định tạiđiểm c khoản 1 Điều này thực hiện theo chế độ quy định về kinh phí chi các cuộcđiều tra thuộc nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách nhà nước;

c] Chi văn phòng phẩm, in tài liệu,chi phí lưu trữ, tổ chức thông tin về giá và các khoản phục vụ cho bộ máy quảnlý được tính theo nhu cầu thực tế của từng trường hợp cụ thể;

d] Đối với những khoản chi khôngthuộc phạm vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì Thủ trưởng cơ quanquyết định thành lập Hội đồng định giá tài sản quyết định chi nhưng phải đảm bảophù hợp với chế độ quản lý tài chính hiện hành của nhà nước và chịu trách nhiệmvề quyết định của mình.

3. Lập dự toán, sử dụng và thanhquyết toán:

Việc lập dự toán, sử dụng vàthanh quyết toán chi phí của Hội đồng định giá tài sản được thực hiện theo quyđịnh áp dụng đối với Hội đồng bán đấu giá tài sản tại Điều 15 Thông tư này.

4. Nguồn kinh phí để chi cho cácnội dung quy định tại khoản 1 Điều này được sử dụng từ số tiền thu được do bánđấu giá tài sản.

Điều 10. Thuê tổ chức có đủđiều kiện hoạt động thẩm định giá xác định giá khởi điểm của tài sản

1. Người có thẩm quyền quyết địnhgiá khởi điểm để bán đấu giá quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 6 Thông tưnày có thể giao cho đơn vị có tài sản bán đấu giá thuê các tổ chức có đủ điềukiện hoạt động thẩm định giá tài sản xác định giá khởi điểm để xem xét, tham khảotrước khi quyết định.

Tổ chức có đủ điều kiện hoạt độngthẩm định giá là tổ chức có tên trong danh sách các doanh nghiệp thẩm định giá,doanh nghiệp có chức năng thẩm định giá đủ điều kiện hoạt động thẩm định giátài sản do Bộ Tài chính thông báo hàng năm mà danh sách đó đang có giá trị tạithời điểm được thuê.

2. Việc lựa chọn tổ chức có đủđiều kiện hoạt động thẩm định giá để thuê xác định giá trị tài sản thực hiệntheo quy định của pháp luật về thẩm định giá.

3. Chi phí thuê các tổ chức có đủđiều kiện hoạt động thẩm định giá tài sản để xác định giá khởi điểm [nếu có] đượctính vào chi phí xác định giá khởi điểm tài sản để bán đấu giá và được chi trảtừ số tiền thu được do bán đấu giá tài sản.

Điều 11. Xác định lại giá khởiđiểm trong trường hợp bán đấu giá không thành

Trường hợp xác định nguyên nhâncủa việc bán đấu giá không thành là do giá khởi điểm cao thì đơn vị có tài sảnbán đấu giá báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giá khởi điểm quyđịnh tại Điều 6 của Thông tư này xem xét, xác định lại giá khởi điểm để tổ chứcđấu giá lại. Nguyên tắc, phương pháp và thủ tục xác định lại giá khởi điểm thựchiện như quy định đối với việc xác định giá khởi điểm lần đầu.

Sau hai lần giảm giá mà việc bánđấu giá vẫn không thành thì đơn vị có tài sản bán đấu giá báo cáo cơ quan nhànước có thẩm quyền quyết định xử lý tài sản nhà nước để quyết định tiếp tục tổchức bán đấu giá hoặc xử lý theo các hình thức khác theo quy định của pháp luậtvề quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

Chương III

CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH CỦA HỘI ĐỒNG BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN

Điều 12. Nguồn kinh phí đảm bảocho hoạt động của Hội đồng bán đấu giá tài sản

Kinh phí đảm bảo cho hoạt động củaHội đồng bán đấu giá tài sản được sử dụng từ số tiền thu được do bán đấu giátài sản, gồm:

1. Phí đấu giá thu của ngườitham gia đấu giá;

2. Khoản tiền đặt trước của ngườitham gia đấu giá mà người đó rút lại giá đã trả, từ chối mua tài sản sau khi đãcông bố người mua được tài sản hoặc vi phạm Quy chế bán đấu giá;

3. Trích từ tiền bán đấu giá tàisản trong trường hợp các nguồn quy định tại khoản 1 và 2 Điều này không đảm bảođủ chi phí.

Điều 13. Nội dung chi của Hộiđồng bán đấu giá tài sản

1. Chi phí vận chuyển, giao nhận,bảo quản tài sản từ khi có quyết định xử lý tài sản của cấp có thẩm quyền cho đếnkhi hoàn thành việc bán đấu giá, bàn giao tài sản cho người mua tài sản.

2. Chi phí thuê sửa chữa tài sảnđể bán nếu tài sản phải sửa chữa mới bán được [nếu có]; chi khắc phục tổn thấtvề tài sản do nguyên nhân khách quan trong quá trình bán đấu giá [nếu có].

3. Chi phí thực tế liên quan đếnviệc tổ chức thực hiện bán đấu giá tài sản, gồm:

a] Chi niêm yết, thông báo côngkhai việc bán đấu giá tài sản;

b] Chi cho việc trưng bày, xemtài sản bán đấu giá;

c] Chi thuê địa điểm tổ chức bánđấu giá tài sản trong trường hợp đơn vị có tài sản bán đấu giá không bố trí đượcđịa điểm bán đấu giá;

d] Chi trả chotổ chức đấu giá chuyên nghiệp để tổ chức này cử đấu giá viên điều hành cuộc bánđấu giá [chỉ áp dụng đối với Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện];

đ] Chi xây dựng hồ sơ bán đấugiá tài sản;

e] Chi in ấn, phô tô tài liệu vàvăn phòng phẩm liên quan tới việc bán đấu giá;

g] Chi phí tham dự phiên bán đấugiá, chi bồi dưỡng làm thêm giờ cho các thành viên Hội đồng bán đấu giá tài sảnvà bộ phận giúp việc [nếu có];

h] Các khoản chi khác có liênquan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện bán đấu giá tài sản.

Điều 14. Mức chi

1. Đối với các khoản chi đã có địnhmức, tiêu chuẩn, đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thực hiệntheo quy định hiện hành.

2. Chi trả chotổ chức đấu giá chuyên nghiệp để tổ chức này cử đấu giá viên điều hành cuộc bánđấu giá theo chế độ chi từ ngân sách nhà nước áp dụng đối với người chủ trì cuộchọp soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; trường hợp đấu giá viên phải đi lại,lưu trú trong thời gian tham gia điều hành cuộc bán đấu giá thì được thanh toánchi phí đi lại, lưu trú theo chế độ công tác phí áp dụng đối với cơ quan nhà nước,đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Chi in ấn, phô tô tài liệu,văn phòng phẩm, xăng xe, hậu cần phục vụ và các khoản phục vụ cho bộ máy quảnlý được tính theo nhu cầu thực tế của từng trường hợp cụ thể.

4. Đối với những khoản chi khôngthuộc phạm vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì Thủ trưởng cơ quanquyết định thành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản quyết định chi nhưng phải đảmbảo phù hợp với chế độ quản lý tài chính hiện hành của nhà nước và chịu tráchnhiệm về quyết định của mình.

Điều 15. Lập dự toán, sử dụngvà quyết toán kinh phí

1. Việc lập dự toán và sử dụngkinh phí tổ chức thực hiện bán đấu giá tài sản:

a] Hội đồng bán đấu giá tài sảncăn cứ vào nội dung chi và mức chi quy định tại Điều 13, Điều 14 Thông tư nàyvà khối lượng công việc dự kiến phát sinh để lập dự toán kinh phí tổ chức thựchiện bán đấu giá tài sản cho từng cuộc bán đấu giá, trình cơ quan ra quyết địnhthành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản phê duyệt.

Trường hợp phải triển khai thựchiện ngay các công việc về bán đấu giá tài sản, Hội đồng bán đấu giá được phéptạm ứng trước kinh phí từ đơn vị có tài sản bán đấu giá tối đa không quá 5%trên giá trị [theo giá khởi điểm] của tài sản bán đấu giá để chi cho các côngviệc phải thực hiện. Sau khi việc bán tài sản hoàn thành, Hội đồng bán đấu giátài sản có trách nhiệm hoàn trả khoản kinh phí đã ứng trước cho đơn vị có tài sảnbán đấu giá. Riêng đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chínhbị tịch thu sung quỹ nhà nước và các tài sản khác được xác lập quyền sở hữu củanhà nước, việc tạm ứng thực hiện theo Thông tư số 12/2010/TT-BTC ngày 20 tháng01 năm 2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xử lý tang vật vi phạm hành chínhlà hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng và quản l‎ý số tiền thu được từ xử lý tangvật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính và Thông tư số 166/2009/TT-BTC ngày 18 tháng 8 năm 2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý một sốloại tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữunhà nước và văn bản sửa đổi, bổ sung [nếu có].

b] Sau khi dự toán kinh phí tổchức thực hiện bán đấu giá tài sản được duyệt, Hội đồng bán đấu giá tài sảnchuyển một [01] bản cho cơ quan, đơn vị có tài sản bán để phối hợp thực hiện.

c] Hội đồng bán đấu giá tài sảncó trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí tổ chức thực hiện bán đấu giá tài sảntheo đúng nội dung và mức chi trong dự toán được phê duyệt.

Trường hợp dự toán đã được phêduyệt nhưng không đủ để chi theo thực tế thì Hội đồng bán đấu giá tài sản lập dựtoán kinh phí bổ sung, gửi cơ quan ra quyết định thành lập Hội đồng bán đấu giátài sản phê duyệt bổ sung dự toán; đồng thời, thông báo cơ quan, tổ chức, đơn vịcó tài sản bán để phối hợp thực hiện.

Việc sử dụng, hạch toán khoảnkinh phí này thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng ngânsách nhà nước.

2. Chậm nhất là 30 ngày, kể từngày hoàn thành việc bán đấu giá tài sản, Hội đồng bán đấu giá tài sản có tráchnhiệm báo cáo quyết toán toàn bộ khoản kinh phí tổ chức thực hiện bán đấu giátài sản với cơ quan ra quyết định thành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản để phêduyệt quyết toán theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng kinh phí ngânsách nhà nước.

Đơn vị có tài sản bán đấu giá cótrách nhiệm quản lý hồ sơ quyết toán gồm: bản quyết toán đã được phê duyệt vàchứng từ liên quan đến báo cáo quyết toán kinh phí thực hiện bán đấu giá tài sản.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Trách nhiệm thi hành

Cục Quản lý công sản thuộc BộTài chính, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệmgiúp Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện Thông tưnày.

Điều 17. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từngày 01 tháng 11 năm 2010.

2. Bãi bỏ Thông tư số 34/2005/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác địnhgiá khởi điểm và chuyển giao tài sản nhà nước để bán đấu giá và Thông tư số 13/2007/TT-BTC ngày 06 tháng 3 năm 2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một sốnội dung của Thông tư số 34/2005/TT-BTC .

3. Trong quá trình thực hiệnThông tư, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị phảnánh kịp thời về Bộ Tài chính [Cục Quản lý công sản] để phối hợp giải quyết./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL [Bộ Tư pháp];
- Công báo;
- Cổng TT điện tử Chính phủ; website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Cục QLCS.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Hữu Chí

Video liên quan

Chủ Đề