Học phí Đại học Du lịch Huế 2022

Năm 2022, nhiều trường đại học thông báo sẽ tăng học phí. Các trường đại học phía Nam có mức tăng cao nhất, có trường, ngành tăng tới 40-50%.

Nhiều trường đại học thông báo sẽ tăng học phí trong năm 2022-2023. Ảnh: TTXVN

Đồng loạt thông báo tăng học phí 

Học viện Báo chí và Tuyên truyền vừa đưa ra dự kiến mức học phí năm 2022. Các ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị [Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh]  vẫn được được miễn học phí.

Các ngành khác hệ đại trà tăng từ 276.000 đồng/tín chỉ [chương trình toàn khóa 143 tín chỉ] lên 440.559 đồng/tín chỉ; hệ chất lượng cao tăng từ 771.200 đồng/tín chỉ lên 1.321.677 đồng/tín chỉ.

Là một trong những trường đại học thông báo tăng học phí sớm nhất, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến học phí theo các mức: Chương trình Đào tạo chuẩn, dao động từ 22 - 28 triệu đồng/năm; Chương trình ELiTECH dao động từ 40 - 45 triệu đồng/năm. Các chương trình, học phí dao động từ 50 - 60 triệu đồng/năm như: Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo [IT-E10, IT-E10x]; Công nghệ thông tin Việt – Pháp [IT-EP, IT-EPx]; Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng [EM-E14, EM-E14x]. Chương trình Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế dao động từ 45 - 50 triệu đồng/năm; Chương trình Đào tạo quốc tế dao động từ 55 - 65 triệu đồng/năm, Chương trình TROY [học 3 kỳ/năm] dao động từ 80 triệu đồng/năm.

Trường Đại học Kinh tế [Đại học Quốc gia Hà Nội] cũng dự kiến tăng học phí ở khóa tuyển sinh năm 2022. Mức thu cho năm học 2022 - 2023 tương đương 42 triệu đồng, năm học 2023 - 2024 là 44 triệu đồng, năm học 2024 - 2025 là 46 triệu đồng và năm học 2025 - 2026 là 48 triệu đồng. Như vậy, mức học phí năm học 2022 - 2023 so với năm trước đã tăng thêm 24,5%.

Học phí tại Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh với chương trình chất lượng cao, tiên tiến giảng dạy bằng tiếng Anh được thu theo Đề án định mức Kinh tế - Kỹ thuật của nhà trường.  Dự kiến, học phí chương trình chất lượng cao năm 2022 - 2023 là 72 triệu đồng/năm và năm 2023-2024 là 80 triệu đồng/năm. Đối với chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Nhật, học phí dự kiến năm 2022 - 2023 là 55 triệu đồng/năm và 2023 - 2024 là 60 triệu đồng/năm.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn [Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh] tăng học phí ngành khoa học xã hội từ 16 - 20 triệu đồng/sinh viên/năm học; học phí nhóm ngành ngôn ngữ và du lịch từ 21 - 24 triệu đồng/sinh viên/năm học. Mức học phí chương trình chất lượng cao [theo chi phí thực tế] gấp 3 lần mức trần học phí chương trình đào tạo hệ chuẩn trình độ đại học, dự kiến là 60 triệu đồng/sinh viên/năm.

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch dự kiến áp dụng mức thu học phí năm học 2022 - 2023 từ 41 triệu đồng đến gần 44,5 triệu đồng. Với mức thu này trường tăng khoảng 12 triệu so với năm trước.

Đây là năm thứ hai, học phí Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tăng cao. Năm 2020, sinh viên có hộ khẩu tại TP Hồ Chí Minh đóng 14,3 triệu đồng; hộ khẩu ngoài TP Hồ Chí Minh đóng 28,6 triệu đồng. 

Lộ trình tự chủ 

Theo lý giải của các trường đại học, việc học phí tăng dựa theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2021 [Nghị định 81].

Mức thu các năm sau có thể được điều chỉnh trượt giá theo quy định. Học phí được dùng để đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo, thực hành và năng lực ngoại ngữ.

Về lộ trình tăng học phí giai đoạn 2020 - 2025, PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết: “Đề án học phí của trường theo cơ chế giá, căn cứ vào chi phí đào tạo. Với một chương trình riêng lẻ học phí tăng không quá 10% một năm so với chương trình hiện hành. Đảm bảo mức tăng trung bình với tất cả chương trình đào tạo không vượt quá 8%/năm. Thu chi thế nào đều được thông báo tới người học”.

Theo lý giải của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc các trường đại học tăng học phí theo Nghị định 81 là: Học phí năm học 2021 - 2022 ở các cấp học không thu vượt mức trần khung học phí năm 2020-2021. Từ năm học 2022 trở đi, học phí mới sẽ áp dụng theo Nghị định 81. Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư [chưa tự chủ] được áp dụng theo khối ngành, chuyên ngành đào tạo. 

Theo đó, từ năm học 2022, học phí khối ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên là 12,5 triệu đồng/năm [tăng 2,7 triệu đồng]; khối ngành nghệ thuật là 12 triệu đồng/năm [tăng 0,3 triệu đồng]; khối ngành kinh doanh và quản lý, pháp luật là 12,5 triệu đồng/năm [tăng 2,7 triệu đồng]; khối ngành khoa học sự sống, khoa học tự nhiên 13,5 triệu đồng/năm [tăng 0,8 triệu đồng]; khối ngành toán và thống kê, máy tính và Công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật 14,5 triệu đồng/năm [tăng 2,8 triệu đồng]; khối ngành y dược 24,5 triệu đồng/năm [tăng 10,2 triệu đồng]; các khối ngành sức khỏe khác 18,5 triệu đồng/năm [tăng 4,2 triệu đồng]; khối ngành nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội 12 triệu đồng/năm [tăng 2,2 triệu đồng]. 

Theo cách tính mới này, mức học phí của các cơ sở giáo dục đại học chưa tự chủ của 7 khối ngành tăng từ 3 - 10,2 triệu đồng/năm, tùy từng khối ngành. Tăng nhiều nhất là khối ngành y dược và các khối ngành sức khỏe khác với mức tăng từ 4,2 - 20,2 triệu đồng/năm. 

Với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên [tự chủ], mức học phí được xác định tối đa bằng 2 lần mức trần học phí với các cơ sở chưa tự chủ. 

Với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư [tự chủ hoàn toàn], mức học phí được xác định tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí với trường chưa tự chủ. Trong khi đó, mức trần học phí đối với đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của các cơ sở giáo dục đại học công lập được xác định cao hơn từ 1,5 - 2,5 lần so với học phí đại học.

Theo baotintuc.vn

Đại học Huế

Tên tiếng Anh: Hue University; viết tắt là HU

Đại học Huế, tiền thân là Viện Đại học Huế, được thành lập từ năm 1957. Là trường đại học đầu tiên và lâu đời nhất khu vực Miền Trung – Tây Nguyên. Có quy mô đào tạo và nghiên cứu khoa học lớn nhất Miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam

Đại Học Huế

Đại học Huế luôn nêu cao sứ mệnh thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước; phát huy truyền thống đào tạo tinh hoa, chất lượng cao kết hợp với nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực, tạo ra các sản phẩm khoa học – công nghệ tiên tiến, hiệu quả. Để đạt được tầm nhìn tới năm 2030 sẽ là hệ thống đại học định hướng nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực, tiên phong, trọng điểm của giáo dục đại học Việt Nam, xếp hàng đầu khu vực Đông Nam Á và top 300 trường đại học Châu Á.

Xem thêm: Đại học Nông Lâm TP HCM

Các trường thành viên của Đại Học Huế:

  • Trường Đại học Luật – Đại học Huế
  • Trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế
  • Trường Đại học Nông lâm – Đại học Huế
  • Trường Đại học Nghệ Thuật – Đại học Huế
  • Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
  • Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế
  • Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế
  • Trường Du lịch – Đại học Huế
  • Khoa Giáo dục thể chất – Đại học Huế
  • Khoa Kỹ thuật và Công nghệ – Đại học Huế
  • Khoa Quốc tế – Đại học Huế
  • Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị

Website chính thức: //hueuni.edu.vn/

Điểm chuẩn của Đại Học Huế năm 2021

Theo các chuyên gia đầu ngành Giáo dục, dự đoán điểm chuẩn trường Đại học Huế năm 2021 sẽ có xu hướng tăng nhẹ đối với một số ngành
Ngày 15/9 Đại học Huế đã công bố điểm chuẩn xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT. Với Điểm chuẩn cao nhất là ngành Y khoa Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế với 27,25 điểm. Tiếp đó là Răng – Hàm – Mặt lấy 26,85 điểm, Y học cổ truyền, Dược học lấy 24,9 điểm. Ngành có điểm chuẩn thấp nhất là Y tế công cộng với 16 điểm.

Cụ thể điểm các trường thuộc Đại học Huế như sau:

Điểm chuẩn xét theo học bạ

Học phí các trường thuộc Đại Học Huế sẽ không tăng trong năm học 2021 – 2022

Theo TS. Trần Đăng Huy, Phó Trưởng ban Kế hoạch, Tài chính và Cơ sở vật chất ĐH Huế, đối với ĐH Huế, mức học phí Đại học Huế sẽ được giữ ổn định trong năm học 2021 – 2022. Quyết định này cũng áp dụng cho cả sinh viên đầu vào tuyển sinh năm 2021. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với sinh viên cũng như phụ huynh có con em đang theo học tập ở Đại Học Huế. Bởi điều này đã chia sẻ khó khăn, giảm bớt gánh nặng tài chính với phụ huynh, sinh viên do ảnh hưởng của các đợt thiên tai cuối năm 2020 và do dịch bệnh Covid kéo dài và phức tạp mỗi ngày.

Học phí các trường thuộc Đại Học Huế

Cụ thể : ĐH Huế đã công bố danh mục ngành đào tạo ĐH và mức học phí cho từng ngành của các trường ĐH thành viên, khoa trực thuộc và Phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị, trong đó mức học phí giữ nguyên như năm học 2020 – 2021. Còn mức học phí của tất cả các ngành đào tạo thuộc các cơ sở đào tạo ĐH Huế dao động từ 9,8 triệu đồng [nhóm ngành khoa học xã hội, nhân văn] – 11,7 triệu đồng [nhóm ngành kỹ thuật, nghệ thuật]/1 năm học [10 tháng].

Riêng nhóm ngành sức khỏe thuộc Trường ĐH Y Dược có mức học phí là 14,3 triệu đồng/năm học [10 tháng]. Đối với các chương trình liên kết với nước ngoài, chương trình chất lượng cao, chương trình tiên tiến, mức học phí được xây dựng phù hợp với hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, đảm bảo đủ trang trải chi phí đào tạo.

Chi tiết HỌC PHÍ ĐẠI HỌC HUẾ 2021

Đại Học Huế với nhiều chính sách học bổng hấp dẫn

Nếu là sinh viên của các trường sau thuộc trường Đại Học Huế thì thí sinh sẽ được hưởng nhiều chế độ học bổng hấp dẫn.

Trường Đại Học Luật

Học bổng dành cho thủ khoa ngành, Á khoa ngành, Thí sinh có điểm xét tuyển từ 26 điểm trở lên [không tính điểm ưu tiên], Điểm xét tuyển từ 24 điểm trở lên [không tính điểm ưu tiên]. Học bổng khuyến khích dành cho thí sinh trúng tuyển theo diện tuyển thẳng. Mức học bổng nhận được từ 15.000.000 đến 30.000.000 đồng.

Trường Đại học Kinh tế

Đối tượng Điểm tuyển sinh [không tính điểm ưu tiên]
Từ 27 điểm trở lên Từ 25 đến dưới 27 điểm
Ưu đãi Học bổng toàn phần trị giá 100% học phí theo ngành trúng tuyển trong học kỳ đầu tiên;
Tuyển chọn đi học nước ngoài theo các chương trình trao đổi sinh viên của Trường ĐH Kinh tế với các trường đại học trên thế giới;Xét và cấp học bổng tài trợ của cá nhân, tổ chức tài trợ cho sinh viên
Học bổng toàn phần trị giá 50% học phí theo ngành trúng tuyển trong học kỳ đầu tiên;Xét và cấp học bổng tài trợ của cá nhân, tổ chức tài trợ cho sinh viên

Trường Đại học Nông Lâm

Thủ khoa các ngành Chăn nuôi, Thú y được cấp học bổng 10 triệu đồng; thủ khoa các ngành còn lại được cấp học bổng 5 triệu đồng.

Trường Đại học Khoa học

– Thủ khoa của ngành có điểm đầu vào từ 25.00 điểm trở lên [không tính điểm ưu tiên, chưa nhân hệ số] được cấp học bổng trị giá 100% học phí theo ngành trúng tuyển cho học kỳ đầu tiên.

Trường Đại học Khoa học Huế

– Thủ khoa của ngành có điểm đầu vào từ 23.00 – 25.00 điểm [không tính điểm ưu tiên, chưa nhân hệ số] được cấp học bổng trị giá 50% học phí theo ngành trúng tuyển cho học kỳ đầu tiên.

– Sinh viên có điểm đầu vào trên 23.00 điểm [không tính điểm ưu tiên, chưa nhân hệ số] được cấp học bổng trị giá 25% học phí theo ngành trúng tuyển cho học kỳ đầu tiên.

– Sinh viên được xem xét cấp học bổng hỗ trợ tham gia chương trình Career Design với trị giá 250 triệu/sinh viên từ dự án KIS GE Internship Program.

– Sinh viên thủ khoa toàn trường[ xét theo kết quả thi THPT] được cấp 10.000.000 đồng từ các nguồn học bổng khuyến khích học tập, nhà tài trợ.

– Chính sách học bổng riêng cho từng ngành:

TT Ngành đào tạo Chính sách học bổng
1 Hóa học, Công nghệ kỹ thuật Hóa học Học bổng khuyến học Khoa Hóa học hàng năm cấp cho mỗi lớp từ 2 đến 3 sinh viên đạt kết quả học tập khá, giỏi, có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi suất học bổng trị giá từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
2 Kỹ thuật sinh học,
Công nghệ sinh học
Khen thưởng 2.000.000 đồng cho sinh viên có điểm đầu vào cao nhất của ngành [không tính điểm ưu tiên].
3 Toán ứng dụng,
Quản trị và phân tích dữ liệu
– Cấp học bổng trị giá 5.000.000 đồng cho năm học đầu tiên và sẽ được xem xét cấp học bổng cho các năm tiếp theo dựa vào kết quả học tập của năm trước đó đối với thủ khoa ngành.
– 30% số lượng thí sinh trúng tuyển sẽ được tham gia miễn phí một khóa học về AI trị giá 20 triệu do các chuyên gia hàng đầu về AI giảng dạy.

Khoa Kỹ thuật và Công nghệ

– Miễn 100% học phí trong năm học đầu tiên đối với thí sinh đạt giải học sinh giỏi cấp Quốc gia hoặc thí sinh đạt giải học sinh giỏi cấp Tỉnh [môn đoạt giải phải thuộc tổ hợp môn xét tuyển]. Những năm học tiếp theo căn cứ vào kết quả học tập Hội đồng Khoa sẽ xem xét cấp học bổng học phí cho sinh viên.

– Năm 2021 Khoa có các quỹ học bổng để cấp học bổng cho sinh viên [học bổng toàn phần 100%, học bổng bán phần 50%, học bổng xuất sắc 120% học phí]

– Học bổng hỗ trợ học phí cho sinh viên: 50 triệu đồng/năm từ Tập đoàn Samsung, Công ty Intrase, Tập đoàn Silica; Công ty quốc tế 3S, Công ty Fsoft.

– 20 suất học bổng các khóa học chuyên môn trị giá 4 triệu đồng/suất cho các khóa học về Trí tuệ nhân tạo [Artificial intelligence]; Học máy [Machine Learning]; Lập trình Python, Khai phá dữ liệu [Data mining] từ VietAI, HUET và HueAI;

– 20 suất học bổng các khóa học về lập trình và phát triển phần mềm từ Công ty Magrabbit [Mỹ] và Công ty quốc tế 3S trị giá 3 triệu đồng/suất.

Xem thêm: Học phí Đại Học Đà Nẵng

Video liên quan

Chủ Đề