Học nữa la gì

Lời khuyên từ câu nói khẩu hiệu mà trường học nào cũng có "Học, học nữa, học mãi"

Nội dung chính

  • 1. "Học, học nữa, học mãi" có nghĩa là gì?
  • 2. Tại sao chúng ta phải học, học nữa, học mãi?
  • 3. Làm thế nào để luôn có ý chí học, học nữa, học mãi?
  • 4. Lời khuyên được rút ra từ câu nói “học, học nữa, học mãi”
  • Giải thích câu “học, học nữa, học mãi” – Bài số 1
  • Giải thích câu “học, học nữa, học mãi” – Bài số 2
  • Giải thích câu “học, học nữa, học mãi” – Bài số 3
  • Giải thích câu “học, học nữa, học mãi” – Bài số 4
  • Giải thích câu “học, học nữa, học mãi” – Bài số 5
  • Video liên quan

VOH - 'Học, học nữa, học mãi' là câu châm ngôn gắn liền với tên tuổi của Lê Nin và nó cũng vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Vậy câu nói này mang đến cho chúng ta bài học gì?

V.I. Lê-nin - Lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản toàn thế giới, người sáng lập Quốc tế Cộng sản [Quốc tế III], đồng thời lãnh đạo Nhân dân Nga tiến hành Cách mạng Tháng Mười Nga, lập ra Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo. Bên cạnh đó, ông còn được người biết đến thông qua châm ngôn “học, học nữa, học mãi”. Vậy câu nói này của Lênin có ý nghĩa như thế nào? 

1. "Học, học nữa, học mãi" có nghĩa là gì?

Đối với mỗi chúng ta, việc học đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết. Học không chỉ giúp chúng ta tiếp thu kiến để phục vụ cho công việc mà nó còn bước đệm để chúng ta có được những thành công trong cuộc sống. Nhà cách mạng Lênin cũng đã có một câu nói về việc học mà các thế hệ ngày sau cần học hỏi, đó là “Học, học nữa, học mãi”.

  • Học: là động từ thúc giục con người bắt đầu học tập, lĩnh hội và tiếp thu kiến thức mới.
  • Học nữa: Mang ngụ ý thúc giục ta tiếp tục học tập để nâng cao tri thức, trí tuệ, năng lực bản thân. Đã học rồi nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục học, học nhiều hơn nữa.
  • Học mãi: Học tập là một công việc không ngừng nghỉ, cũng không giới hạn thời gian. Dù bạn đang ở giai đoạn nào của cuộc đời thì cũng đều không làm ảnh hưởng đến việc học. 

Khái niệm “học” trong “học học nữa học mãi” của Lênin

Như vậy, khái niệm “học” trong “học học nữa học mãi” của Lênin được hiểu theo nhiều cách khác nhau, nó tùy theo mức độ rộng hẹp trong ý nghĩa của câu nói.

Hiểu theo nghĩa hẹp thì việc học là một hoạt động tiếp nhận và tái hiện lại các tri thức được học của học sinh thông qua sự hướng dẫn và truyền đạt của các thầy cô trong trường. Hoạt động học được xem là một giai đoạn cụ thể gắn liền với cuộc đời của lứa tuổi thiếu niên, gắn liền với một không gian nhất định là nhà trường.

Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì học là hoạt động diễn ra ở mọi lúc mọi nơi và kéo dài trong suốt cuộc đời của con người. Không phải tự nhiên mà người ta lại gọi cuộc đời là “trường đời”, đây chính là mái trường mà con người phải theo học trong mọi nẻo đường đời và trong mọi lứa tuổi. Đây được xem là ý nghĩa chính của chữ “học” trong câu nói của Lênin.

Vì chính cuộc đời của Lênin đã một minh chứng hoàn hảo nhất cho quan niệm này. Thông qua trường đời Lênin đã học và tiếp nhận được nhiều trí thức sâu rộng. Cũng chính “trường đời” đã giúp Lênin “học làm cách mạng” và trở thành một nhà cách mạng vĩ đại người người tôn vinh. 

Từ đây có thể thấy trí thức của trường đời rất rộng lớn và phong phú. Với trường đời mọi sự kiện, lĩnh vực trong cuộc sống đều là một trang đầy kiến thức và những người xung quanh ta chính là thầy của ta. 

Đây đều là những kiến thức hữu ích mà chúng ta cần phải tìm hiểu và học, cho dù là một việc nhỏ nhặt nhất cũng không thể bỏ qua. Vì đôi khi chính những điều đó sẽ giúp chúng ta thành công hơn trong cuộc sống hiện tại.

Xem thêm: Tìm hiểu về ý nghĩa của thành ngữ ‘Ở bầu thì tròn ở ống thì dài’ và bài học gửi gắm phía sau

2. Tại sao chúng ta phải học, học nữa, học mãi?

Hầu hết mỗi người chúng ta ai cũng được căn dặn là phải “học, học nữa, học mãi” thế nhưng có mấy ai hiểu được hết những lợi ích từ việc học. Thực chất trên đời ai cũng phải học, kể cả là tổng thống hay người hành khất thì cũng phải được giáo dục từ nhỏ. Ai cũng phải học lễ phép, đạo đức, học cách cư xử với người thân, gia đình, bạn bè và xã hội.

Thực chất trên đời ai cũng phải học để thành công

Bác Hồ cũng đã dạy chúng ta rằng "Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài làm gì cũng khó". Nếu chúng ta có được một đức tính tốt nhưng lại không có kiến thức cũng không thể làm được việc gì lớn lo xã hội. Nó giống như việc bạn muốn đi nước ngoài làm việc mà không biết tiếng Anh vậy, kết quả sau cùng là chả đạt được điều gì.

Còn với những người có hiểu biết rộng mà không có nhân đức thì cũng không thể nào giúp ích được cho đời, thậm chí có thể “gây họa” cho xã hội nếu người đó mang trong mình một tư tưởng xấu.

Từ xưa đến nay, Nước ta đã có được rất nhiều nhân tài và tấm gương hiếu học đáng được khâm phục. Ngành khoa học kỹ thuật cũng ngày càng phát triển trên đà hiện đại hóa thế giới. Giờ đây con người đã có thể phát minh ra được rất nhiều thiết bị, máy móc tinh vi và khám phá được bí mật của các hiện tượng kỳ lạ.

Với tốc độ phát triển của thời đại như vậy, chúng ta càng phải ra sức trau dồi thêm kiến thức để không bị lạc hậu so với mọi người. Học không chỉ dừng lại ở việc bắt kịp thời đại mà bạn còn có thể vươn lên và đi trước thời đại. Đây chính là lý do vì sao chúng ta phải học, học nữa, học mãi.

Xem thêm: Bài học rút ra từ câu thành ngữ 'Cầm đèn chạy trước ô tô'

3. Làm thế nào để luôn có ý chí học, học nữa, học mãi?

Việc học không tùy thuộc vào tuổi tác, công danh mà nó dựa vào sự cầu tiến, mong muốn được làm giàu kiến thức của bản thân. Và để cho việc học không bị gián đoạn cũng như giữ vững được ý chí học tập bạn cần phải xác định được mục đích học, ước mơ về tương lai,... để ra sức hướng đến mục tiêu đó.

 Xác định được mục đích học, ước mơ tương lai,... 

Học không chỉ đơn giản là giúp ích cho xã hội mà nó giúp ích rất nhiều cho bản thân. Nó giúp chúng ta làm việc, giúp chúng ta kiếm sống và giúp chúng ta thành công. Khi đã xác định được mục đích của việc học thì bằng mọi giá chúng ta cũng phải thành công cho dù có thất bại thì cũng không được bỏ cuộc.

Làm bất cứ một việc gì cũng cần phải có đam mê, nghị lực và quyết tâm thành công thì mới có thể làm nên việc lớn. Hãy học lý thuyết và học luôn cả thực hành, áp dụng chúng song song với nhau để mục đích học tập của mình có hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm: Câu thành ngữ 'ăn vóc học hay' của ông cha khuyên nhủ ta điều gì?

4. Lời khuyên được rút ra từ câu nói “học, học nữa, học mãi”

Từ những phân tích trên chúng ta có thể thấy được lời khuyên của nhà cách mạng Lê-nin “học, học nữa, học mãi” mang ý nghĩa rất sâu xa. Nó nhằm khuyên nhủ mọi người phải chăm chỉ học hỏi, học mãi và học cả đời. Bản thân mỗi người cần phải có sự cố gắng để xây dựng một đất nước vững mạnh với nền kinh tế phát triển.

“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Đó là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trích trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa”, ngày 15-9-1945.

Như vậy chúng ta đã tìm hiểu về ý nghĩa của câu “học, học nữa, học mãi”. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về câu nói này và có thêm ý chí trong việc học của mình, từ đó gặt hái được thật nhiều kiến thức trên con đường học tập của mình.

Sưu tầm
Nguồn ảnh internet

Giải thích câu “học, học nữa, học mãi” – Bài số 1

Học, học nữa, học mãi”…câu nói đã trở thành danh ngôn về học tập của Lê Nin. Câu nói này có lẽ phần lớn chúng ta điều hiểu. Tại sao phải học? Câu trả lời trước tiên là để phục vụ cho chính bản thân mình, để chúng ta còn tồn tại trong xã hội và sau đó là phục vụ cho xã hội. Con người từ khi sinh ra lớn lên và cho đến khi chết đi là một khoảng thời gian dài, trong khoảng thời gian đó con người không ngừng học tập để trưởng thành và tồn tại. Khi sinh ra ta học ăn, học nói, học cách đứng vững, lớn lên một chút ta bắt đầu  học kiến thức, học chữ, học văn, học những biến đổi xung quanh ta….Lớn hơn một chút nữa ta lại học những kiến thức  cao hơn để tạo thành  một nghề nghiệp, nhằm nuôi sống bản thân, gia đình. Và như thế sự học cứ nối tiếp nhau không dứt.

Có người quan niệm cho rằng  học xong đại học thế là xong, bấy nhiêu đó là đủ rồi, đã có thể đứng vững trong xã hội rồi. Thế nhưng họ quên rằng xã hội không dừng lại, nó luôn phát triển đi lên. Kiến thức mà ta đã học ở các trường đại học đến một lúc nào đó nó sẽ lỗi thời lạc hậu không phù hợp với sự phát triển của thời đại và thế là thực tiễn xã hội đặt con người chúng  ta trước  một yêu cầu mới là  phải tiếp tục học để thích nghi với tồn tại xã hội mới, do vậy phải tiếp tục lên cao học, nghiên cứu sinh…Tuy nhiên đó chỉ là một khía cạnh về bằng cấp, có người có  điều kiện  thì sẽ theo con đường  chuẩn hoá các bằng cấp để trở thành kỹ sư, bác sĩ, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ…Nhưng có những người không có điều kiện để lấy các bằng cấp ở các trường Cao đẳng, Đại học,…thì họ cũng vẫn học. Anh nông dân  học cách trồng trọt  làm sao cho năng suất, chất lượng ngày càng cao để tăng thu nhập gia đình, anh công nhân cũng học tập để làm sao có thể vận hành được các phương tiện máy móc, hiện đại, nâng cao tay nghề, những người buôn bán nhỏ vẫn phải học để biết được những diễn biến của thị trường những tính năng của hàng hoá, những vấn đề liên quan đến giá cả,…Và hơn ai hết  cán bộ công chức càng phải học. Mặc dù  đa số cán bộ công chức đều có những bằng cấp nhất định, chứng tỏ đã qua đào tạo bồi  dưỡng đã có một trình độ nhất định, thế nhưng muốn thực hiện được công việc được giao một cách có hiệu quả thì không có con đường nào khác là phải không ngừng học tập, học để nâng cao lý luận, học để có nhận thức đúng đắn và từ đó nhận biết thực tiễn, giải quyết những vấn đề  phát sinh trong thực tiễn có hiệu quả phù hợp với tính chất, nội dung công việc.

Hiện nay trong đội ngũ cán bộ công chức của chúng ta còn không ít những người có tâm lý ngại học tập, với nhiều lý do như:               

– Bằng  cấp đã có rồi chứng tỏ đã có trình độ chuyên môn nghiệp vụ không cần phải học thêm. 

– Tuổi tác đã lớn học không nổi hoặc học để làm gì khi sắp đến tuổi nghỉ hưu.

– Bận công việc gia đình, cơ quan.. Không có thời  gian để học..v..v…

Với hàng loạt  lý do đó thì một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức đã không chịu đi học, thậm chí không chú trọng  đến việc tự học dẫn đến hiện tượng là trình độ kiến thức lạc hậu lỗi thời, không theo kịp sự phát triển của thời đại mới, giải quyết các công việc theo những khuôn mẫu sẵn có mà không có sáng tạo, phát  triển để  nâng cao chất lượng  công việc và đôi khi những khuôn mẫu  sẵn có đó vốn đã là những cái đã được thay đổi  mà họ không nắm bắt được …

Trong giai đoạn hiện nay, xã hội ngày không những càng phát triển mà còn phát triển với tốc độ rất nhanh. Sự nghiệp công nghiệp hoá. hiện đại hoá đất nước cùng với việc nước ta gia nhập tổ chức thương mại  thế giới WTO… đã đặt cán bộ công chức nước ta trước những vấn đề khó khăn lớn mà khó khăn lớn nhất  là phải làm sao nâng cao trình độ cho ngang tầm  với yêu cầu  của thời đại mới. Cán bộ công chức chúng ta phải là lực lượng  tiên phong trong sự nghiệp đổi mới mà muốn  trở thành lực lượng tiên phong  thì phải có một trình độ lý luận vững  vàng, có một kinh nghiệm thực tiễn  dồi dào phong phú và phải biết kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để phục vụ  cho  hoạt động của mình.

Đảng  và Nhà nước ta đã có những chủ trương  chính sách tạo mọi điều kiện để cho cán bộ công chức được tham gia học tập  để nâng cao trình độ và xem đó là một vấn đề hết sức quan trọng. Thế nhưng đây chỉ mới  là một phía, phía còn lại là đội ngũ cán bộ công chức cần phải có ý thức học tập, phải thấy học tập là một tiêu chuẩn quan trọng để tồn tại và phát triển  trong đội ngũ cán bộ công chức giai đoạn hiện nay, nếu ta không học thì không đáp ứng được nhu cầu của công tác và không hoàn thành nhiệm vụ và hậu quả tất yếu cho những người không chịu tiến bộ đó là những người  có năng lực trình độ sẽ thay thế cho những người  không có năng lực trình độ đây là quy luật đào thải của xã hội.

Tuy nhiên cũng không nên xem trọng việc học chỉ là để đối phó, để giữ lấy địa vị. Nếu với quan niệm như thế thì cũng thật sai lầm, mục tiêu học tập không được xác định đúng thì từ đó có thể dẩn đến những tiêu cực trong học tập, ý nghĩa của học tập không đạt được.

Xem thêm:  Giới thiệu về hoa hồng- Văn 8

Chính vì vậy từ những  điều kiện mà Đảng và nhà nước đã tạo  cho cán bộ công chức  thì cần phải kết hợp với sự phấn đấu không ngừng  của bản thân cán bộ công chức nhằm nâng cao trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức  thì mới mang lại hiệu quả thực sự trong sự nghiệp học tập, mới có được đội ngũ cán bộ công chức vừa “hồng” vừa “chuyên”.

Kết thúc bài viết này tôi xin lấy câu  danh ngôn về học tập của nhà văn M.Goocki [Nga] để chúng ta cùng suy ngẫm. “Cần phải học tốt tất cả mọi thứ. Con người  càng  hiểu biết nhiều thì càng được vũ trang tốt. Đó  là điều rõ ràng không thể chối cãi được”

Giải thích câu “học, học nữa, học mãi” – Bài số 2

Trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội và sự phát triền nhanh chóng của khoa học- kĩ thuật, đòi hỏi học sinh chúng ta cũng như tất cả mọi người phải không ngừng học tập để có trình độ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Vì thế, Lê -nin đã từng nhắc nhở: “ Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó đã trở thành chân lí cho mọi thời đại.

Vậy học là gì? Học là một công việc mà mỗi chúng ta phải làm hằng ngày và có thể là suốt đời. Học là một hoạt động tư duy trí tuệ, tiếp nhận những tri thức của xã hội loài người để mở mang hiều biết của mình. Xã hội ngày càng tiến bộ bao nhiêu thì khoa học ngày càng phát triển bấy nhiêu, làm cho nhiều vấn đề này sinh trong cuộc sống cần được tiếp thu và giải quyết. Muốn theo kịp đà tiến hoá của xã hội loài người thì phải học tập, học không ngừng nghỉ, học tập suốt đời. Lê-nin đã khuyên chúng ta không ngừng học tập để nâng cao kiến thức.

Tại sao lại còn phải học nữa và học mãi? Bởi điều ta biết chỉ là những giọt nước nhỏ bé, điều ta chưa biết là biển cả, cho nên, chúng ta không được thảo mãn với những gì mà mình đã có, mà cần luôn học tập để nâng cao trình độ. Mỗi lần học tập để nâng cao trình độ, ta sẽ cảm thấy kiến thức của mình thu được quá ít so với biển kiến thức mênh mông của nhân loại. Vì thế, con người cần tiếp tục học, học không ngừng, học ở mọi lúc mọi nơi, học để hiểu biết hơn.

Vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết là vì bản thân chúng ta. Nếu không học, chúng ta sẽ không có tri thức, thiếu hiểu biết để vận dụng vào cuộc sống, kết quả công việc sẽ không tốt đẹp như ta mong đợi. Người xưa có câu: “ Nhân bất học bất tri lí- Ấu bất học lão hàn vi”. Bởi vậy, chúng ta cần phải học để có trình độ, có kiến thức, để có việc làm tốt nuôi sống bản thân mình, giúp đỡ gia đình và phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xa hơn nữa là bước tới tầm cao của nhân loại. Học và chỉ có học nữa, học mãi thì đó sẽ là chìa khoá mở cửa cho mọi kho báu trên đời.

Nhưng để học, học nữa, học mãi thì phải làm thế nào? Những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường phải học như thế nào cho có hiều quả? Với con người có nhiều cách học khác nhau; nhưng quan trọng nhất học phải đi đôi với hành. Chúng ta được học qua nhà trường, qua sách vở thì phải học có lí thuyết vững vàng, phải biết kết hợp làm cho lí thuyết gắn liền với thực tế. để bổ sung kiến thức, chúng ta cần nghiên cứu và tham khảo thêm nhiều sách vở, các thông tin khác..Là học sinh chúng ta phải có tính tự giác trong học tập, học từ thầy, cô, bạn bè, sách vở,… phải biết dựa vào những điều đã học được để vận dụng vào cuộc sống. Cần say me, sáng tạo trong học tập.

Câu nói của Lê- nin luôn mang một giá trị to lớn, khích lệ chúng ta cần chăm chỉ, cần cù học tập thường xuyên mới đảm bảo cho mình một cuộc sống tiến bộ không ngừng.

Giải thích câu “học, học nữa, học mãi” – Bài số 3

Khi bước vào giới tri thức, ai trong mỗi chúng ta cũng muốn đạt đến đỉnh cao nhất của nó. Thế nhưng cái đỉnh thực sự thì còn nằm dài ở phía trước. Bởi lẽ, kiến thức là vô hạn và việc học là bất tận. Câu nói “Học, học nữa, học mãi” của Lê-nin là một lời khuyên ý nghĩa đối với chúng ta, giúp chúng ta nhận thức được sự lâu dài của việc học và trách nhiệm học tập không ngừng của mỗi người.

Học là một quá trình lâu dài của con người. Có thể giải thích khái quát, “học” là tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm của những người đi trước, là nắm bắt những thông tin thời sự để tiến kịp với thời đại. Bạn bắt đầu học khi còn là một em bé. Bạn học đi, học bò, học nói…Dù đó là những hành động đơn giản nhưng đều phải trải qua quá trình “học để biết, học để làm và học để vận dụng”. Bạn sẽ rút ra cho mình những bài học quý giá để không bao giờ bị vấp ngã bởi những sai lầm.

Học là công việc của cả đời, bạn sẽ không tiếp thu được tất cả. Bởi lẽ, bạn chỉ là một giọt nước nhỏ giữa đại dương bao la rộng lớn. Tiếp xúc với môi trường mới bạn sẽ tiếp thu được những kiến thức mới. Điều đó giúp kho tàng kiến thức của bạn ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Ngày ngày, trên thế giới luôn có những phát minh mới, hàng trăm đầu sách ra đời, con người làm sao có thể nắm bắt hết được lượng thông tin đó? Ngay cả nhà bác học Đác-Uyn cũng đã từng nói: “Nhà bác học không có nghĩa là ngừng học”. Là ai trong bất kì chúng ta, dù có địa vị như thế nào thì cũng không thể nào hiểu hết giới hạn của học vấn. Vậy nên không thể bảo: “tôi đã giỏi, không cần phải học nữa”, những kẻ nói như vậy chẳng qua cũng chỉ là kẻ ngu dốt.

Xem thêm:  Cảm nhận của em về bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh – Văn mẫu lớp 8

Tiếp tục học sẽ là phương pháp tốt nhất giúp bạn không thua kém mọi người. Minh chứng quan trọng cho điều đó: Một người nông dân phải học cách cày ruộng, ban đất, vãi giống…thì mới tạo ra những hạt gạo chất lượng. Một cô bác sỹ thì cũng phải cần học về cách chữa bệnh, cách bốc thuốc hay một lĩnh vực nào đó thuộc chuyên ngành của mình thì mới có thể khám sức khỏe cho mọi người và cứu được nhiều bệnh nhân…và còn có rất nhiều người như thế. Để đạt được mục đích của mình thì họ phải không ngừng học, không ngừng nâng cao tầm hiểu biết để giúp công việc của bản thân họ đạt kết quả tốt hơn. Nếu như cứ dậm chân tại chỗ và cho rằng kiến thức của mình đã là quá đủ thì hẳn nhiên bạn sẽ không biết thế nào là thành công. Bạn sẽ thất bại ngay khi gặp một vấn đề không thuộc tầm hiểu biết của bạn.

Bạn có thể học ở nhiều nơi. Trong cuộc sống, trong sách vở, trên phương tiện truyền thông…Tất cả đều giúp bạn hiểu thêm về nhiều vấn đề mà trước đây bạn không hề biết. Giả thiết rằng, bạn không biết gì về Trung Quốc và chẳng ai dạy bạn cả. Dĩ nhiên bạn sẽ không có mường tượng gì về cái tên này và chắc rằng bạn sẽ không biết Vạn Lí Trường Thành ở đâu. Vâng! Thế giới gồm nhiều quốc gia và mỗi quốc gia lại có quá nhiều điều mà chúng ta còn chưa biết. Không chỉ học về kiến thức mà chúng ta phải học cả văn hóa, học cách ứng xử, cách làm người và đối đãi với những người xung quanh. “Học ăn, học nói, học cười, học đi thong thả, học ngồi thảnh thơi”. Đó là những việc ta cần học, phải học và bắt buộc học. Xã hội ngày một đi lên, công nghệ thông tin đang dần hiện hữu ở mọi nơi. Đòi hỏi con người cần phải có một lượng kiến thức khá lớn để bắt kịp thời đại. Có được những điều đó, bạn phải không ngừng cố gắng học, cố gắng tiếp thu. Không có ai ngăn cấm bạn học những môn mà mình yêu thích. Bạn có thể theo đuổi ước mơ trở thành nhà toán học của mình, chuyên tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ môn toán.

Ngoài những kiến thức phổ thông cần nắm, bạn chỉ chuyên cần vào môn học của mình là được. Bởi lẽ, người ta thường nói “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”. Không phải ai sinh ra cũng là thiên tài, cũng là thần đồng của đất nước. Phải trải qua quá trình học và nghiên cứu thì con người kia mới hơn hẳn nhiều người khác. Học, như tôi đã nói, đó là một quá trình lâu dài, cả đời người cũng chưa hết. Chính vì thế, mà bạn phải học, hãy tiếp thu kiến thức từ mọi người. Tiềm ẩn bên trong họ vốn có những điều chúng ta cần học hỏi. Hãy học, học nữa, học mãi.

Bạn sẽ không thể nào nắm hết kiến thức của nhân loại bởi không có thần đồng hay người bình thường nào có thể làm điều đó. Chính vì thế mà bạn hãy học và tiếp tục học. Đó là con đường giúp bạn đi đến thành công và tiến kịp thời đại.

Giải thích câu “học, học nữa, học mãi” – Bài số 4

Nhắc đến Lê-nin, chắc hẳn trong chúng ta ai cũng biết đó là vị lãnh tụ vĩ đại của nước Nga, người đã từng có nhiều câu nói nối tiếng, trong đó có câu: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói trên nhằm khuyên chúng ta phải cố gắng phấn đấu không ngừng trau dồi tri thức về cuộc sống, con người và thế giới xung quanh. Vậy câu nói trên có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau làm sáng tỏ câu nói đó nhé!

Trước hết bạn hiểu “Học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức từ thầy cô, sách vở, bạn bè hay thực tế cuộc sống. Học tập là quá trình tìm tòi, hỏi han để hiểu rõ và mở rộng những tri thức đỗ. thu nhập được. Vậy tại sao chúng ta cần phải học? Một câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng có rất nhiều sẽ không trả lời được và xác định đúng việc học cho bản thân mình, còn theo tôi, kiến thức của nhân loại bao la, mênh mông như biển cả còn sự hiểu biết của mỗi con người chỉ nhỏ như một giọt nước. Hơn nữa, khoa học kĩ thuật ngày càng tiến bộ, những phát minh ra đời ngày càng nhiều phục vụ cho đời sống con người tốt hơn. Không học hỏi ta sẽ không bắt kịp nhịp độ của xã hội, ta sẽ bị lạc hậu. Chẳng hạn như người công nhân không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao tay nghề cũng như năng suất. Người giáo viên cũng không ngừng học tập để truyền đạt cho học sinh những kiến thức mới về mọi lĩnh vực. Nhà bác học Đácuyn cũng đã từng nói: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”, hay Ka-li-ni đã từng phát biểu: “Việc học là cuốn sách không trang cuối cùng”. Gần gũi hơn là Bác Hồ của chúng ta với câu nói: Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”. Ngoài ra, nếu không học tập, chúng ta sẽ không đủ khả năng đảm nhiệm những công việc ngày một khó khăn, phức tạp hơn và khi đó chính chúng ta sẽ bị đào thải.

Để học tập thật tốt, chúng ta cần phải xác định mục đích học tập đúng đắn, có như vậy thì việc học mới có ý nghĩa, người học mới cảm thấy thích thú. Từ đó chúng ta sẽ có sức mạnh và nghị lực vượt qua thử thách. Học toàn diện, mọi lĩnh vực: văn hoá, khoa học, tự nhiên, xã hội và còn phải rèn luyện đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội và gia đình. Bên cạnh đó, học phải có phương pháp: học liên tục, không tự bằng lòng với kiến thức đã có, học ở mọi lúc, mọi nơi, học ở mọi đối tượng. Ngoài ra, cần phải biết sắp xếp thời gian hợp lí, học tập với giải trí, rèn lựyện thân thể.

Xem thêm:  Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”- văn lớp 8

Học hỏi suốt đời là một việc phải làm và cần làm. Ý nghĩa trọn vẹn, sâu xa của câu nói cũng là muốn chúng ta thực hiện được điều đó. Nhưng làm như thế vẫn chưa đủ. Để việc học hỏi đạt kết quả thật tôt, chúng ta phải xác định rõ động cơ học tập là vì Tổ quôc, vì nhân dân, học để trở thành người lao động mới có khả năng, trình độ để phục vụ đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các bạn còn nhớ không? Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói rằng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.

Nếu đạt được những điều kiện trên thì việc học hỏi sẽ mang lại một tác dụng, một kết quả thật to lớn là kiến thức của mỗi người trong chúng ta sẽ được liên tục nâng cao, từ đó sẽ giúp cho đất nước ngày càng văn minh tiến bộ. Đặc biệt là đối với đất nước chúng ta ngày nay, nhiệm vụ học tập càng trở nên vô cùng cấp thiết, trở thành nghĩa vụ cua mỗi người công dân.

Câu nói của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi” là hoàn toàn đúng đắn, đó được xem như là một chân lí của thời đại nhằm nhắc nhở chúng ta không ngừng học tập, rèn luyện tri thức, đạo đức để xứng đáng là người con của Tổ quốc, người chủ của nước nhà. Đó là một chân lí, một sự thật hiển nhiên, rõ ràng từ trước đến nay.

Giải thích câu “học, học nữa, học mãi” – Bài số 5

Mỗi con người muốn thành công thì phải học, việc học không phải chỉ dành cho những người còn ngồi trên ghế nhà trường mà dành cho tất cả mọi người. Bởi tri thức là vô hạn, không bao giờ chúng ta có thể học hết được tri thức. Vì thế mà câu nói của Lê Nin dưới đây thật có ý nghĩa: “Học, học nữa, học mãi”.

Nói đến học chúng ta hiểu ngay là quá trình khám phá và tiếp thu những tinh hoa kiến thức của nhân loại. Học theo đó mà hướng đến việc mở rộng khả năng hiểu biết, hướng đến việc rèn luyện kĩ năng. Và từ đó mà tạo dựng nền móng vững chắc cho nghề nghiệp của mình. Học không chỉ ở trường, mà chúng ta còn học ở gia đình, ở ngoài xã hội. Học không chỉ cứ nhằm đến những kiến thức khoa họ lớn lao mà việc học chỉ đơn giản là việc học ăn, học nói, học cách cư xử, đối đãi, giao tiếp hằng ngày. Như vậy học là một quá trình luyện rèn toàn diện và diễn ra ở khắp mọi nơi. Nó hướng đến mục tiêu giúp cho bản thân mỗi chúng ta trở thành những con người hoàn thiện, có đức, có tài và có ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước, xây dựng tương lai.

Vì sao Lê Nin lại dùng từ học nữa và học mãi để răn dạy thế hệ đi sau. Học nữa là học để nâng cao trình độ, để mở mang vốn trí thức cho bản thân mình. Tri thức của con người là vô cùng, vô tận, mà tri thức nào cũng đẹp, cũng hay, cũng cần thiết và hữu ích. Thế nên chúng ta phải rèn luyện thói quen không ngừng học tập. Học tập là sự nghiệp suốt cuộc đời. Vì thế mà Lênin mới gọi đó là học nữa học mãi. Mỗi con người chúng ta có học nữa học mãi suốt cuộc đời cũng không bao giờ là đủ. Làm sao trong đời một con người có thể học hết được vốn tri thức của nhân loại. Điều này lại một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc học cũng như nhiệm vụ của mỗi con người là không ngừng học tập.

Thực tế chỉ ra rằng kho tàng tri thức của nhân loại là mênh mông, chúng ta có dành hết cuộc đời cũng không sao tìm tòi hết được. Nhưng nếu chúng ta không học, chúng ta sẽ không có tri thức để đảm bảo cho cuộc sống. Hơn thế nữa, tri thức của chúng ta lại luôn lạc hậu so với sự phát triển nói chung. Thế nên để có thể tồn tại và trong cuộc sống này một cách vững vàng và hữu ích, chúng ta phải luôn luôn có ý thức bổ sung và tinh lọc ngay chính kho tàng tri thức của bạn thân mình.

Ngày nay trình độ khoa học kĩ thuật cũng ngày một phát triển hiện đại. Vì thế nếu chúng ta không xác định được rõ mục đích và động cơ học tập, chúng ta sẽ bi tụt hậu trước sự phát triển quá nhanh của xã hội. Khi ấy chúng ta sẽ trở thành những người vô dụng. Cuộc sống của chúng ta sẽ nhàm chán và vất vả biết nhường nào nếu không có tri thức.

Lời căn dặn của Lê Nin thật bất hủ,  nó có ý nghĩa rất lớn và đặc biệt nó rất phù hợp với truyền thống hiếu học của dân tộc chúng ta. Truyền thống ấy trở thành ngọn lửa thắp sáng niềm tin, ước mơ và khát khao cho không biết bao thế hệ. Vì thế để xứng đáng với quá khứ của cha ông, thế hệ trẻ chúng ta ngay từ hôm nay cũng phải ra sức học hành, phải coi việc học là mục tiêu, là đích đến và tương lai bền vững lâu dài.

 Ngày nay chúng ta vẫn coi câu nói của Lê Nin như một khẩu hiệu về niềm ham mê học tập mà thế hệ trước để lại cho thế hệ sau. Rất nhiều trường học để dòng chữ: Học, học nữa, học mãi, ngay trước cổng trường, như một lời nhắc nhở chúng ta không ngừng học tập. Chỉ có học tập con người mới tiếp thu được kiến trức của nhân loại, từ đó giúp ích cho bản thân và cho nước nhà.

Thanh Bình tổng hợp

Chủ Đề