Ho viêm họng có được ăn thịt gà không

Thời tiết giao mùa thay đổi từ mưa sang nắng, từ nóng sang lạnh... số lượng những ca bệnh ho, sốt gia tăng rất cao. Có rất nhiều người có quan niệm rằng cần kiêng tôm và thịt gà khi bị ho vì cho rằng những loại thực phẩm này sẽ làm cho tình trạng ho ngày càng nặng thêm.

Chưa có bất cứ chứng cứ khoa học cho thấy bị ho ăn tôm khiến tình trạng ho nặng hơn. Mặt khác, khi bị bệnh ho sẽ gây ra cảm giác mệt mỏi và dẫn đến cảm giác chán ăn đặc biệt ở đối tượng trẻ em. Như vậy, việc kiêng ăn các loại thực phẩm nói chung và tôm nói riêng trong thời gian này là hết sức sai lầm. Điều này có thể khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn vì mất sức đề kháng do thiếu vi chất và năng lượng.

Tuy nhiên khi nói rằng bị ho ăn tôm có nguyên nhân là bởi phần vỏ và càng của nó. Khi ăn tôm, nếu không bóc vỏ, bỏ càng sẽ dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa họng và có thể dẫn đến ho. Còn phần thịt tôm hay cua, cá thì hoàn toàn không phải nguyên nhân gây ra triệu chứng ho. Ngược lại, trong tôm, cua, cá rất giàu thành phần chất đạm và dễ tiêu hóa. Vì vậy, kiêng các loại chất tanh mà dân gian thường nói là chất tanh khi trẻ bị ho có đờm, khò khè là quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Trong dân gian có quan niệm kiêng ăn thịt gà khi bị ho đã ăn sâu vào thói quen, tuy nhiên quan niệm đó là hoàn toàn sai lầm. Bên cạnh đó, đối với thịt gà về khía cạnh dinh dưỡng, thịt gà là loại thịt tốt nhất trong tất cả các loại thịt, bởi vì giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng protein, đạm cao nhất. Ngoài ra, trong thịt gà cũng có rất nhiều vi chất với giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là kẽm, sắt. Kẽm là một trong những chất dinh dưỡng rất quan trọng tham gia vào hệ thống miễn dịch, làm tăng sức đề kháng, dễ tiêu hóa. Vì vậy, kiêng thịt gà khi bị ho là không nên. Trái lại, các vị phụ huynh nên cho con bổ sung thịt gà khi ho để tăng sức đề kháng cho trẻ. Do đó việc kiêng khem tôm hay thịt gà khi bị ho là hoàn toàn sai lầm.

Ho viêm họng có được ăn thịt gà không

Thịt gà có giá trị dinh dưỡng cao giúp tăng sức đề kháng cho trẻ

Điều cần lưu ý về thực phẩm khi ho chính là cách chế biến. Đối với người bệnh kể cả ho cảm thì việc chế biến cần được các bà nội trợ chú ý. Mẹ cần chế biến các thực phẩm ở dạng mềm, lỏng, dễ nuốt, tránh gây kích ứng gây ngứa dẫn đến tình trạng ho. Hơn nữa những trẻ nhỏ bị ho, lại ăn các thực phẩm cứng sẽ khó nuốt dẫn tới tình trạng nôn trớ. Đối với vấn đề bị ho ăn tôm cần bóc vỏ, thịt gà gỡ xương có thể nấu cháo, súp,... giúp trẻ dễ ăn và tăng cường dưỡng chất cần thiết và mau khỏi bệnh.

  • Cá biển và các loại thuỷ sản có phần vỏ cứng: tôm, cua, sò, ốc
  • Lòng trắng trứng: Nguyên nhân là do trong thành phần của lòng trắng trứng chứa 23 loại glycoprotein khác nhau – đây là các dị ứng nguyên thường gặp nhất gây dị ứng thức ăn.
  • Một số loại ngũ cốc, hạt quả: bột mì, đậu phộng, đậu nành. Đậu phộng chính là loại ngũ cốc gây dị ứng thường gặp nhất ở trẻ trên 4 tuổi.
  • Bột ngọt (monosodium glutamate): Làm tình trạng bệnh hen suyễn có thể trở nên trầm trọng hơn.
  • Các chất bảo quản, phụ gia thực phẩm: Có nhiều trong nhiều loại thực phẩm và nước giải khát muối nitrat và nitrit (thường dùng làm chất bảo quản, dậy mùi, tạo màu), các chất parabens.

Ngoài ra, các yếu tố môi trường, do nhiễm khuẩn, virus, vi khuẩn, yếu tố thần kinh, thay đổi cảm xúc cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến cơn ho kéo dài ở trẻhen suyễn. Với điều kiện thời tiết đang chuyển lạnh các vị phụ huynh cần chú ý dự phòng bệnh ho cho trẻ. Khi trẻ bị ho các vị phụ huynh cũng không nên quá lo lắng mà cần chú ý đến vấn đề sức khỏe, tăng cường dinh dưỡng và sức đề kháng để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Để phòng ngừa trẻ bị ho do cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản... cha mẹ nên tiêm phòng vắc-xin cho trẻ đầy đủ theo độ tuổi. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp cho quý khách hàng chương trình tiêm chủng trọn gói từ trẻ em đến người lớn với đầy đủ quyền lợi và dịch vụ kèm theo. Trong tháng 12/2019, Vinmec mang đến chương trình ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng khi mua gói tiêm chủng trọn gói cho trẻ từ 0-1 tuổi và 0-2 tuổi sẽ được miễn phí mũi tiêm Vắc-xin Viêm gan B sơ sinh (tiêm ngay sau khi sinh) cho bé.

Ho viêm họng có được ăn thịt gà không

Tiêm chủng vắc-xin là biện pháp phòng bệnh tốt nhất hiện nay

  • Vinmec sử dụng nguồn vắc-xin chất lượng cao, có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn từ khâu kiểm nhập, bảo quản đến khi sử dụng;
  • Vinmec bảo quản vắc-xin bằng dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP với hệ thống kho lạnh hiện đại, cho phép các loại vắc-xin luôn được bảo quản trong điều kiện tốt nhất;
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, có thể tư vấn và xử lý các tình huống tiêm chủng phức tạp;
  • Quy trình chặt chẽ: Trước khi tiêm phòng, tất cả trẻ được khám sàng lọc trước tiêm với các bác sĩ chuyên khoa nhi - vắc-xin để giúp trẻ đảm bảo sức khỏe tốt nhất khi tiêm chủng. Bác sĩ sẽ tư vấn cho gia đình các loại vắc-xin phòng bệnh tốt nhất, phù hợp với từng lứa tuổi theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế Thế giới cũng như cách theo dõi phản ứng sau tiêm vắc-xin;
  • Với lợi thế đa chuyên khoa, Vinmec có thể theo dõi và xử trí hiệu quả các vấn đề sau tiêm chủng (nếu có);
  • Cơ sở vật chất hiện đại: Phòng theo dõi sau tiêm chủng được trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu; Đội ngũ bác sĩ - điều dưỡng được đào tạo về xử trí cấp cứu phản vệ nhằm đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra. Phòng tiêm chủng thoáng mát, giúp trẻ có cảm giác thoải mái và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

Để được tư vấn chi tiết về các chương trình tiêm chủng tại Vinmec, khách hàng vui lòng liên hệ TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

XEM THÊM:

Viêm họng có nên ăn thịt gà không? Đây là vấn đề có nhiều ý kiến trái chiều. Hiểu đúng về bệnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng giúp đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn. Thông tin khoa học trong bài viết sau sẽ giúp bạn đọc giải đáp băn khoăn này.

Bệnh viêm họng gây ra bởi vi khuẩn tấn công làm tổn thương niêm mạc họng. Người bệnh thường có cảm giác đau rát, nuốt vào thấy đau buốt họng, cổ họng vướng víu, có đờm. Viêm họng ở trẻ nhỏ có thể gây sốt cao, ho có đờm đặc, thở khò khè, quấy khóc. 

Ho viêm họng có được ăn thịt gà không
Viêm họng là bệnh lý thường gặp đặc biệt ở trẻ nhỏ

Viêm họng nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như: sốt thấp khớp, viêm phổi, viêm tai giữa, ung thư vòm họng, viêm họng mãn tính…

Việc bổ sung dưỡng chất do người bệnh là điều cần thiết để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao. Trên thực tế, thịt gà là một trong những món ăn bổ dưỡng chứa nhiều dinh dưỡng như: Natri, Sắt, Magie, Canxi, các loại vitamin A, C, D, B12, B6, K và Kẽm đặc biệt cần bổ sung cho người bệnh viêm họng.

Bổ sung thịt gà trong thực đơn bữa ăn giúp người bệnh cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe. Nhờ hàm lượng lớn Vitamin B6 giúp tăng cường trao đổi chất, hồi phục thể trạng. Chất kẽm có nhiều trong thịt gà có tác dụng tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh. Bổ sung kẽm làm việc làm không thể thiếu khi bị bệnh viêm họng. 

Ho viêm họng có được ăn thịt gà không

Ho viêm họng có được ăn thịt gà không
Trên thực tế, thịt gà đem lại rất nhiều lợi ích cho bệnh viêm họng

Trước sự nghi ngờ “viêm họng có nên ăn thịt gà không?”, rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh lượng acid amin mà thịt gà đem lại có tác dụng đánh tan kết tụ chất nhầy ở phổi. Đồng thời, thúc đẩy quá trình long đờm, giảm ho, ngăn chặn các sự viêm nhiễm.

Ngoài ra, sử dụng thịt gà một cách hợp lý trong các bữa ăn còn đem tới nhiều hiệu quả không ngờ như:

  • Điều trị viêm họng, cảm lạnh theo mùa.
  • Cân bằng nội tiết tố
  • Tăng cường miễn dịch
  • Điều trị thiếu máu
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
  • Hỗ trợ làm lành các vùng tổn thương
  • Bổ mắt
  • Chắc khỏe xương

Món ăn từ thịt gà không chỉ bổ dưỡng mà còn có thể chế biến đa dạng với nhiều món ăn khác nhau, giúp người bệnh không bị nhàm chán. Đối với bệnh nhân viêm họng, có thể bổ sung 1 số món ăn mềm, dễ nuốt từ thịt gà như:

Viêm họng ăn cháo gà hạn chế được cảm giác đau rát, sưng viêm, làm lành nhanh mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho người bệnh.

Nguyên liệu: Gà khoảng 1,5 kg, Gạo nếp 100g, Gạo tẻ 100g, Chanh 1 quả, gia vị và rau tía đô vừa đủ dùng

Cách thực hiện: 

  • Gạo nếp và gạo tẻ đổ lẫn, vo kỹ lọc sạch sạn, ngâm trong vòng 1 tiếng.
  • Gà sau khi làm sạch, luộc trên lửa vừa cho đến khi chín kỹ, vớt ra và xé nhỏ vừa ăn.
  • Cho phần gạo vào nồi nước luộc gà, để lửa nhỏ, khuấy đều tay để cháo không bị cháy ở dưới đáy nồi.
  • Thịt gà đem xào với hành phi thơm và gia vị.
  • Khi ăn có thể cho phần tía tô thái nhỏ xuống dưới để rau nhanh chín.

Trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai là những đối tượng dễ bị vi khuẩn tấn công do sức đề kháng yếu và cơ địa nhạy cảm. Biết cách nấu món canh gà giúp giải quyết nỗi lo về bệnh viêm họng, đồng thời phù hợp với khẩu vị “khó tính” của trẻ nhỏ và bà bầu.

Ho viêm họng có được ăn thịt gà không
Canh gà rau củ là món ăn dễ làm, bổ dưỡng

Nguyên liệu: Gà 500-700g, Cà rốt 1 củ, Ngô ngọt 1 bắp, Súp lơ: ½ cây, Gia vị và rau thơm vừa đủ

Cách thực hiện:

  • Gà sau khi được làm sạch đem luộc với lửa vừa, chú ý hớt sạch bọt trên nồi, giữ cho phần nước dùng trong nhất có thể.
  • Sau khi vớt gà ra có thể tiến hành xào qua với gia vị.
  • Ưu tiên cho các nguyên liệu lâu chín vào trước như ngô, cà rốt.
  • Kế đến cho súp lơ và đun cho tới khi tất cả chín mềm.
  • Rau thơm rửa sạch, để ráo, thái nhỏ vừa ăn và cho vào canh.

Món ăn vừa dễ làm vừa bổ dưỡng này là gợi ý hoàn hảo cho món khai vị hoặc dùng chung trong bữa ăn hàng ngày.

Nguyên liệu: Gà 300g, Trứng 1 quả, Nấm hương 4 cây, Ngô ngọt 1 bắp, Hành tím 1 củ, Bột năng 1 – 2 thìa, Gia vị vừa đủ.

Cách thực hiện:

  • Làm sạch các nguyên liệu, thái nhỏ nấm hương, hành tính. Ngô ngọt tách lấy phần hạt.
  • Gà luộc chín, vớt ra và xé nhỏ vừa ăn.
  • Xào các nguyên liệu rau củ với thịt gà, nêm nếm gia vị.
  • Đổ phần nước luộc gà vào, khi nước sôi từ từ cho lòng trắng trứng.
  • Sau đó thêm bột năng, khuấy nhẹ để tạo độ đặc cho đều. Có thể bổ sung thêm bột năng tùy theo ý thích.
  • Cho thêm rau thơm và thưởng thức

Bị viêm họng nên ăn thịt gà, nhưng để phát huy tốt nhất tác dụng của món ăn, người bệnh nên chú ý không kết hợp với một số nguyên liệu sau:

  • Sữa tươi: Các chất có trong sữa tươi sẽ làm thúc đẩy quá trình hình thành chất đờm nhầy, khiến ho có đờm và đau rát họng gia tăng.
  • Đồ uống có caffein, cồn: Nhiều người có thói quen kết hợp thịt gà với các đồ uống như soda, nước tăng lực, bia…sẽ gây kích ứng họng và tăng axit dạ dày.
Ho viêm họng có được ăn thịt gà không
Không kết hợp thịt gà với đồ uống có cồn khi điều trị viêm họng
  • Gia vị cay nồng: Viêm họng ăn thịt gà cần ưu tiên các món ăn mềm lỏng nhằm hạn chế cọ sát và tổn thương cổ họng thay vì chế biến dạng chiên rán với gia vị cay nóng. Điều này sẽ làm tích tụ độc tố và kích ứng họng, khiến bệnh nhân ho nhiều. 
  • Các loại rau thơm: Khi chế biến các món ăn từ thịt gà chỉ nên dùng hành lá và nấu chín. Nếu dùng chung với các loại khác như kinh giới, rau răm có thể gây đau đầu, chóng mặt, ù tai

Người bệnh viêm họng, viêm amidan có thể ăn thịt gà để hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng của bệnh viêm da. Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Chỉ nên bổ sung lượng thịt gà vừa đủ cho khẩu phần dinh dưỡng, tránh lạm dụng sẽ đem lại hiệu quả ngược lại.
  • Lựa chọn thịt gà kỹ lưỡng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, phân phối tại các địa chỉ uy tín.
  • Nấu chín thịt vừa ăn, không nên ninh quá nhừ dễ làm biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thịt gà.
  • Nên kết hợp với các loại rau xanh, nhiều kẽm. 
  • Ưu tiên dạng mềm, dễ nuốt, dễ hấp thụ. Không nên chế biến thành các món ăn khó tiêu hóa, nhiều đạm và cứng gây tổn thương niêm mạc họng, amidan.

Viêm họng có nên ăn thịt gà là câu hỏi nay đã có lời giải đáp thỏa đáng cho những ý kiến trái chiều. Tuy nhiên để các món ăn đạt được hiệu quả như mong đợi, người bệnh nên chú ý kết hợp với điều trị đúng phương pháp và ứng dụng theo chế độ ăn uống khoa học, hợp lý.

Bài đọc thêm: