Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025

Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025" được ban hành theo Quyết định ngày 30 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ, thường được gọi tắt là "Đề án 1665".

Đây là một chủ trương lớn của Chính phủ vì mục tiêu:

- Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của HSSV

- Trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho HSSV trong thời gian học tập tại các nhà trường

- Tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ HSSV hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho HSSV sau khi tốt nghiệp.

Cho đến nay, Đề án đã được Bộ giáo dục và Đào tạo triển khai đến tất cả các cơ sở giáo dục trong cả nước thông qua các văn bản, chương trình và các hoạt động. Bộ đã ban hành Quyết định số 1230/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 3 năm 2018 về việc triển khai Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025" của ngành Giáo dục làm cơ sở để tổ chức các hoạt động, phát động phong trào khởi nghiệp trong toàn ngành.

Ngày 21 tháng 8 năm 2018, tại Hội nghị triển khai Đề án 1665 cho các trường ở phía Nam, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đặc biệt nhấn mạnh vai trò của nhà trường trong việc hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại Hội nghị [ảnh báo Giáo dục và Thời đại].

Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở giáo dục trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp; phát động các cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp và xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp trong các nhà trường.

Vào ngày 15 và 16 tháng 12 năm 2018, tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân [Hà Nội] sẽ diễn ra Ngày Hội khởi nghiệp Quốc gia. Ngày Hội này sẽ được duy trì và tổ chức hàng năm nhằm phát triển, phát hiện những ý tưởng, tư duy sáng tạo của học sinh và sinh viên cả nước. Từ đó, thúc đẩy phong trào khởi nghiệp,đổi mới sáng tạo, gắn giáo dục và đào tạo với nhu cầu và cải biến thực tiễn.

Tại một số trường Đại học ở phía Nam, khởi nghiệp đã và đang là hoạt động chính khóa trong quá trình đạo tạo của nhà trường. Điển hình như tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, theo lời PGS. TS Nguyễn Trường Thịnh, Trưởng khoa Cơ khí Chế tạo máy, sinh viên của Khoa hiện nay được đào tạo theo dự án. Qua giai đoạn đại cương, sinh viên sẽ đăng ký tham gia các dự án với giảng viên. Nhà trường sẽ xem xét những môn học được tích lũy trong dự án đó để tính điểm môn học và việc hoàn thành dự án của sinh viên là cơ sở để xem xét tốt nghiệp.

PGS. TS Nguyễn Trường Thịnh - Trưởng khoa Cơ khí Chế tạo máy, Trường Đại học SPKT TP. HCM tại không gian sáng tạo của nhà trường.

Một số sản phẩm sáng tạo của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Các máy bán hàng tự động.

Máy bán nước mía tự động

Máy lau lá chuối tự động [dự án theo đơn đặt hàng của Doanh nghiệp]

Sinh viên đang thực hiện sản phẩm Robot massage tự động.

Tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh, phong trào khởi nghiệp chưa được đẩy mạnh. Trước đây, Trung tâm Hướng nghiệp sinh viên đã phối hợp với các đối tác tổ chức một số chương trình, hoạt động liên quan để khởi phát phong trào đổi mới sáng tạo, gắn đào tạo với giải quyết vấn đề thực tiễn cho sinh viên của nhà trường, tuy nhiên lượng sinh viên chủ động tham gia không nhiều.

Để có cơ sở triển khai các hoạt động hỗ trợ sinh viên nhà trường khởi nghiệp theo đúng tinh thần Đề án, vào ngày 12/12 tới đây nhà trường sẽ tổ chức Hội thảo "Triển khai Đề án 1665 của Chính phủ trong trường đại học như thế nào". Diễn giả của chương trình là PGS. TS Nguyễn Anh Thi - Giám đốc Khu Công nghệ Phần mềm Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh với sự tham gia của BGH và cán bộ chủ chốt của nhà trường. Đồng thời nhà trường cũng sẽ cử cán bộ tham gia Ngày Hội khởi nghiệp Quốc gia [được tổ chức trong hai ngày 15 và 16 tháng 12 tại Hà Nội] để tìm hiểu và học tập các mô hình hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp của các đơn vị bạn trong cả nước.

[Bài và ảnh: Phòng Công tác sinh viên]

Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025"

Quyết định 1665/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 30/10/2017. Mục tiêu của đề án nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1665/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2017

QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “HỖ TRỢ HỌC SINH, SINH VIÊN KHỞI NGHIỆP ĐẾN NĂM 2025”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” [gọi tắt là Đề án] với những nội dung chính như sau:

I. MỤC TIÊU ĐÁN

1. Mục tiêu chung

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong thời gian học tập tại các nhà trường. Tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp.

2. Mục tiêu cụ thể

a] Mục tiêu đến năm 2020:

- 100% các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp có kế hoạch triển khai công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp;

- Có ít nhất 90% học sinh, sinh viên của các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trường trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên được tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thực, được trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp;

- 100% các đại học, học viện, trường đại học, 50% các trường cao đẳng, trường trung cấp có ít nhất 02 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm.

b] Mục tiêu đến năm 2025:

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên;

- Tăng cường cơ sở vật chất cho các trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp;

- 100% các đại học, học viện, trường đại học, 70% các trường cao đẳng, trường trung cấp có ít nhất 05 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Đối tượng

- Học sinh, sinh viên đang học tại các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, học sinh đang học tại các trường trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trong toàn quốc;

- Cán bộ, giảng viên, giáo viên, người làm công tác hỗ trợ sinh viên trong các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp và giáo viên hướng nghiệp tại các trường trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trong toàn quốc.

2. Phạm vi

- Các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trường trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trong toàn quốc;

- Các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, nhà đầu tư và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

- Các bộ, ngành, địa phương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Đẩy mạnh thông tin, truyền thông

a] Biên soạn các tài liệu, ấn phẩm, phục vụ công tác truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhà trường, doanh nghiệp đối với hoạt động khởi nghiệp của học sinh, sinh viên;

b] Huy động sự tham gia của các cơ quan truyền thông ở trung ương và địa phương vào việc xây dựng, triển khai các chuyên mục, chuyên đề tuyên truyền về hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp;

c] Hằng năm tổ chức sự kiện ngày hội khởi nghiệp quốc gia cho học sinh, sinh viên trong toàn quốc; biểu dương, khen thưởng, tôn vinh các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực cho hoạt động khởi nghiệp của học sinh, sinh viên;

d] Tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, các cuộc giao lưu để giới thiệu các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước;

đ] Tuyên truyền, hướng dẫn học sinh, sinh viên sử dụng, khai thác nguồn thông tin, học liệu từ cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia được xây dựng theo Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”.

2. Hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp

a] Hình thành đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp tại các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp trong cả nước và tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ đối với đội ngũ cán bộ này; khuyến khích các cá nhân có kiến thức, kinh nghiệm về khởi nghiệp tình nguyện tham gia công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh, sinh viên tại các nhà trường;

b] Tổ chức đào tạo, tập huấn các kiến thức cơ bản về khởi nghiệp cho đội ngũ cán bộ, giáo viên hướng nghiệp tại các trường phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên;

c] Biên soạn và ban hành bộ tài liệu cung cấp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên, tài liệu đào tạo cán bộ tư vấn hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp, tài liệu đào tạo giáo viên hướng nghiệp;

d] Tổ chức các khóa đào tạo, học tập, giao lưu, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm quốc tế cho học sinh, sinh viên và đội ngũ cán bộ tư vấn hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các nhà trường;

đ] Khuyến khích các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp xây dựng các chuyên đề về khởi nghiệp và đưa vào chương trình đào tạo theo hướng bắt buộc hoặc tự chọn để phù hợp với thực tiễn;

e] Tăng cường tổ chức các hoạt động thực tập, trải nghiệm tại doanh nghiệp tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên được tiếp xúc với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Tạo môi trường hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp

a] Hình thành trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp từ bộ phận hoặc trung tâm hướng nghiệp, tư vấn việc làm, hỗ trợ học sinh, sinh viên của các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp;

b] Thành lập câu lạc bộ khởi nghiệp tại các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp theo các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau như: Khởi sự kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp, đổi mới sáng tạo; các câu lạc bộ khoa học kỹ thuật về vật liệu, tự động hóa,...;

c] Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của các nhà trường để hình thành môi trường dịch vụ cung cấp, hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên, tạo không gian chung cho học sinh, sinh viên của các trường trên cùng địa bàn, khu vực; hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động khởi nghiệp, các câu lạc bộ khởi nghiệp, các trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp;

d] Cung cấp dữ liệu, tài liệu, thông tin về các hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp cho cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia;

đ] Tăng cường liên kết hoạt động của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hiệp hội doanh nhân trẻ, cựu sinh viên để thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp của học sinh, sinh viên trong các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp;

e] Khuyến khích các doanh nghiệp chủ động đặt các vấn đề về đổi mới, sáng tạo đối với học sinh, sinh viên để học sinh, sinh viên có định hướng xây dựng dự án, ý tưởng khởi nghiệp;

g] Xây dựng nội dung, chương trình phát triển sàn giao dịch ý tưởng, dự án khởi nghiệp trực tuyến giữa các cơ sở đào tạo, các học sinh, sinh viên và các doanh nghiệp.

Thuộc tính văn bản: Quyết định 1665/QĐ-TTg

Số hiệu1665/QĐ-TTg
Loại văn bảnQuyết định
Lĩnh vực, ngànhGiáo dục
Nơi ban hànhThủ tướng Chính phủ
Người kýVũ Đức Đam
Ngày ban hành30/10/2017
Ngày hiệu lực30/10/2017

Cập nhật: 01/11/2017 Thủ tướng Chính phủ

Video liên quan

Chủ Đề