Hình ảnh giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa năm 2024

Cụ thể, Văn phòng Bộ Công thương thông báo dừng bán mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) cho các thương nhân xuất khẩu hàng hóa từ 21/5/2022, chuyển sang cấp mẫu C/O cho các thương nhân không thu tiền.

Ngoài ra, còn yêu cầu các Phòng Quản lý xuất nhập khẩu thực hiện các nội dung sau:

- Tổ chức kiểm kê chốt số liệu đến hết ngày 20/5/2022 về: số mẫu C/O đã bán, số mẫu C/O còn tồn, số tiền thu được, số tiền chưa nộp về Văn phòng Bộ Công thương và lập báo cáo gửi về Văn phòng Bộ.

- Nộp toàn bộ số tiền đã bán mẫu C/O về Văn phòng Bộ Công thương trước ngày 31/5/2022.

- Do việc thuê in mẫu C/O vẫn tiến hành cho đến khi điện tử hóa C/O, do vậy các Phòng Quản lý xuất nhập khẩu phải có biện pháp quản lý cấp phát để hạn chế tối đa thất thoát, lãng phí mẫu C/O.

- Thông báo đến các thương nhân xuất khẩu hàng hóa biết và thực hiện dừng bán mẫu C/O như trên.

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó.

(Khoản 4 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP)

Xem thêm tại Công văn 552/VP-KT ngày 19/05/2022.

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected]. là một tài liệu quan trọng trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Điều 3 của Nghị định này đã định nghĩa về C/O như sau:

"Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó."

C/O được xác định theo một quy tắc xuất xứ cụ thể và phải được nước nhập khẩu thừa nhận. Quy tắc này có thể do nước nhập khẩu hoặc nước cấp C/O (nếu nước nhập khẩu không có yêu cầu khác) thiết lập. Loại quy tắc xuất xứ mà C/O được cấp theo sẽ xác định các ưu đãi tương ứng (nếu có) mà hàng hóa sẽ được hưởng khi nhập khẩu vào nước đối tác.

C/O có thể được phát hành dưới dạng tài liệu văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương (dạng điện tử). Hiện nay, C/O theo mẫu D và mẫu AI đã có dạng điện tử, trong khi các mẫu khác vẫn được cấp dưới dạng giấy.

Có hai loại chính của C/O:

  • C/O cấp trực tiếp: Được cấp bởi nước xuất xứ, có thể là quốc gia xuất khẩu.
  • C/O giáp lưng (back-to-back C/O): Được cấp gián tiếp bởi nước xuất khẩu, nhưng nước này không phải là nước xuất xứ. Nước xuất khẩu trong trường hợp này thường được gọi là "nước lai xứ."

Hình ảnh giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa năm 2024

(Hình ảnh CO form B)

II. Tác dụng của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu và cơ quan chính phủ:

1. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu:

  • C/O là căn cứ để doanh nghiệp nhập khẩu xác định nguồn gốc của hàng hóa, đảm bảo rằng hàng hóa đó được sản xuất từ quốc gia mà họ mong muốn. Điều này giúp doanh nghiệp nhập khẩu hưởng lợi về thuế dựa trên các thỏa thuận thương mại giữa các quốc gia. Nhiều mặt hàng nhập khẩu có C/O ưu đãi có thể được giảm hoặc miễn thuế tới 0%.
  • C/O cũng là bằng chứng cho việc doanh nghiệp nhập khẩu tuân thủ quy định của quốc gia. Ví dụ, trong thời kỳ Mỹ áp dụng lệnh cấm vận đối với một số quốc gia, C/O giúp doanh nghiệp nhập khẩu chứng minh rằng hàng hóa của họ không có nguồn gốc từ những quốc gia này.

2. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu:

  • C/O là bằng chứng cho việc hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp tuân thủ quy định về xuất xứ trong các hợp đồng.
  • C/O cung cấp cơ sở để xác định chất lượng của hàng hóa, đặc biệt đối với các sản phẩm truyền thống, đặc sản hoặc các sản phẩm liên quan đến các khu vực cụ thể.

3. Đối với cơ quan chính phủ:

  • C/O giúp cơ quan Hải quan và các cơ quan chính phủ liên quan quản lý hàng hóa nhập khẩu, đảm bảo rằng hàng hóa tuân thủ chính sách quốc gia. Việc xác định nguồn gốc còn giúp thu thập dữ liệu thống kê thương mại cho một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ dễ dàng hơn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương quốc tế.
  • C/O cũng hỗ trợ việc áp dụng các biện pháp chống phá giá và trợ giá hiệu quả. Khi có thông tin về nguồn gốc xuất xứ, việc thực hiện các biện pháp này sẽ dễ dàng hơn.

C/O có hai loại chính:

  • C/O không ưu đãi: Chứng minh nguồn gốc hàng hóa, không mang lại lợi ích thuế suất ưu đãi.
  • C/O ưu đãi: Cho phép hàng hóa được giảm hoặc miễn thuế suất khi nhập khẩu theo các thỏa thuận ký kết. Loại này vừa xác định nguồn gốc, vừa mang lại lợi ích thuế suất ưu đãi cho hàng hóa được ghi trên C/O

III. Các loại C/O hiện nay và các hiệp định song phương và đa phương liên quan

Trong hiện nay, có nhiều loại C/O khác nhau dựa trên các thỏa thuận thương mại song phương và đa phương mà quốc gia tham gia. Các hiệp định như Hiệp định Thương mại tự do, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện và tiến bộ (CPTPP), Hiệp định khu vực đối tác kinh tế châu Âu (EVFTA),... có những quy định cụ thể về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Sau đây là bảng tổng hợp các hiệp định và loại C/O form.

STT

​Phân Loại

Kí Hiệu

Diễn Giải

C/O Form

1

Đa phương

ATIGA

Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN

Form D

2

Đa phương

ACFTA

Hiệp định thương mại tự do ASEAN - CHINA

Form E

3

Đa phương

AJCEP

Hiệp định thương mại tự do ASEAN - JAPAN

Form AJ

4

Đa phương

AKFTA

Hiệp định thương mại tự do ASEAN - KOREA

Form AK

5

Đa phương

AANZFTA

Hiệp định thương mại tự do ASEAN - AUSTRALIA - NEW ZEALAND

Form AANZ

6

Đa phương

AIFTA

Hiệp định thương mại tự do ASEAN - INDIA

Form AI

7

Đa phương

CPTPP

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Form CPTPP

8

Đa phương

AHKFTA

Hiệp định thương mại tự do ASEAN - HONGKONG

Form AHK

9

Đa phương

RCEP

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)

Form RCEP

10

Song phương

VCFTA

Form RCEP

Form VC

11

Song phương

VKFTA

Hiệp định thương mại tự do VIETNAM - KOREA

Form VK

12

Song phương

VJEPA

Hiệp định thương mại tự do VIETNAM - JAPAN

Form VJ

13

Song phương

EVFTA

Hiệp định thương mại tự do VIETNAM - EUROPE

Form EUR.1

14

Song phương

VN-AEEU

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu

Form EAV

15

Song phương

UKVFTA

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA)

Form EUR.1 UK

16

Others

VNCU

Hiệp định thương mại VIETNAM - CUBA

Form VNCU

17

Others

VN-LAO

Hiệp định thương mại VIETNAM - LAOS

Form S

18

Others

VN-CAMBODIA

Hiệp định thương mại VIETNAM - CAMBODIA

Form X

19

Others

IV. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O của Việt Nam

Hiện tại, tại Việt Nam, có hai cơ quan được ủy quyền để cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O):

  1. Phòng Công Nghiệp và Thương Mại Việt Nam (VCCI): VCCI là cơ quan chịu trách nhiệm cấp các loại C/O như mẫu A, mẫu B, chứng nhận REX, C/O ICO, và mẫu X cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
  2. Phòng Quản Lý Xuất Nhập Khẩu của Bộ Công Thương: Cơ quan này cấp các loại C/O khác mà không nằm trong danh sách trên.

Các cơ quan này cam kết đảm bảo việc cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu diễn ra một cách hiệu quả và đảm bảo tính chính xác về nguồn gốc và xuất xứ của hàng hóa.

V. Các thông tin cần có trên giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O

Một giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O hoàn chỉnh cần bao gồm các nội dung cơ bản sau:

  • Thong tin tham chiếu: Số C/O (Reference Number), tên mẫu C/O, tên quốc gia cấp.
  • Thong tin nhà xuất khẩu: Tên công ty, địa chỉ (thường là người bán hàng trên hóa đơn, trừ khi có hóa đơn từ bên thứ ba thì tên công ty sản xuất).
  • Thong tin nhà nhập khẩu: Tên công ty, địa chỉ.
  • Chi tiết vận tải và tuyến đường: Ngày khởi hành, tên tàu + số chuyến, cảng dỡ hàng, tuyến đường và phương thức vận tải.
  • Thong tin về hàng hoá: Tên sản phẩm, bao bì, nhãn mác, trọng lượng, số lượng, giá trị, mã HS (mã hải quan), vv.
  • Tiêu chí xác định xuất xứ: Tiêu chí xác định nguồn gốc, quốc gia xuất xứ hàng hoá.
  • Thong tin về hóa đơn
  • Xác nhận của người đăng ký C/O
  • Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu

Nội dung liên quan: Kiểm hoá là gì? Quy trình thông quan hàng luồng đỏ mới nhất 2023

VI. Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O của H-Cargo Logistics

Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc thực hiện thủ tục xin cấp C/O tại cả VCCI và Phòng Quản Lý Xuất Nhập Khẩu của Bộ Công Thương, H-Cargo Logistics cam kết mang đến dịch vụ xin cấp C/O chất lượng, chuyên nghiệp và đáng tin cậy.

Chúng tôi đã và đang hỗ trợ các doanh nghiệp tại TP.HCM và các tỉnh lân cận trong việc thực hiện thủ tục xin cấp C/O cho tất cả các mẫu C/O hiện đang áp dụng. Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ uy tín và hiệu quả, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình thực hiện thủ tục xin cấp C/O. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc về thủ tục làm CO, hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.