Hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ Trái đất nóng lên

Ngày nay, ngoài việc chịu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước, đất thì khí thải mà con người sử dụng cũng góp phần làm biến đổi khí hậu, gây hiệu ứng nhà kính

Hiệu ứng nhà kính là gì?

Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng bức xạ sóng ngắn của Mặt Trời xuyên qua tầng khí quyển của Trái Đất bị hấp thu và phân tán trở lại trong không gian khiến cho nhiệt lượng không gian bên trong Trái Đất dần nóng lên.

Quá trình gây ra hiệu ứng nhà kính

Xem thêm:

Các loại hiệu ứng nhà kính 

Hiệu ứng nhà kính khí quyển là loại hiệu ứng nhà kính tự nhiên. Do thiên nhiên tác động vào có ảnh hưởng tích cực đối với Trái Đất. Nhờ hiệu ứng nhà kính khí quyển mà qua hàng chục triệu năm nhiệt độ Trái Đất đạt 38 độ C. Góp phần cho vạn vật sinh sôi như hiện nay. Nếu không có hiệu ứng nhà kính khí quyến thì nhiệt độ trên Trái Đất chỉ duy trì ở mức -15 độ C. Rất khó để phát triển hệ sinh thái phong phú.

Hiệu ứng nhà kính nhân loại là hiệu ứng nhà kính nhân tạo, do con người tác động vào bởi các hoạt động sản xuất, sinh hoạt. Những hoạt động như sản xuất công nghiệp, đốt nhiên liệu, phá rừng, phương tiện giao thông,… thải ra các loại khí độc. Gây nên những tác động tiêu cực đến môi trường sống của Trái Đất.

Hiệu ứng nhà kính khí quyển và Hiệu ứng nhà kính nhân loại

Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính

Nguyên chính gây ra hiệu ứng nhà kính là khí CO2. Khi các bức xạ sóng ngắn của Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất và bị mặt đất hấp thu. Chúng sẽ phản chiếu lại các bước sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm gia tăng lượng nhiệt trong không gian Trái Đất. Tạo ra 1 nhà kính lớn mà không khí nóng bên trong không thể thoát ra nên gây nóng, khó chịu.

Các hoạt động chính gây ra khí CO2 bao gồm:

  • Hoạt động hô hấp của động vật, con người
  • Hoạt động của thiên nhiên: núi lửa, cháy rừng,..
  • Hoạt động của con người: sản xuất của các nhà máy và các phương tiện giao thông

Các hoạt động trên đã tác động tiêu cực đến khí hậu và ảnh hưởng trực tiếp đến chính con người chúng ta. Theo các nhà khoa học ước tính thì nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng khoảng 1,5 đến 4,5 độ C vào vài thập kỷ sau.

Khí CO2 là tác nhân chính gây hiệu ứng nhà kính

Các loại khí gây hiệu ứng nhà kính

Ngoài khí CO2 là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính thì các khí như CH4, N2O, CFC, SO2 cũng góp 1 tỷ lệ đáng kể:

Khí N2O

Nitơ oxit [N2O] được sinh ra trong các hoạt động nông và công nghiệp. Trong quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch và do quá trình nitrat hóa phân bón hữu cơ và hóa học. Mỗi năm N2O tăng từ 0,2% – 3%. Mất từ 100 đến 200 năm thì N2O mới thay đổi hình dạng.Cho tới khi đạt đến các tầng trên của khí quyển thì mới có những chuyển hóa với oxi một cách chậm chạp.

Khí CH4

Khí metan được sản sinh trong quá trình lên men đường ruột của 1 số động vật có guốc, cừu. Do cháy rừng và các loại khí đốt tự nhiên, dầu. 

Khí CFC

Khí chlorofluorocarbons được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp. Đặc biệt trong làm lạnh, điều hòa không khí và bình chữa cháy. 

Khí SO2

Đioxit Sunfua là chất gây hiệu ứng nhà kính nhưng có nồng độ thấp. Chúng được hình thành do hoạt động của núi lửa, đốt nhiên liệu: than và dầu, quặng sunfua,…Chúng rất độc hại với sức khỏe, gây ra các bệnh về phổi và phế quản.

Hậu quả do hiệu ứng nhà kính gây ra

Nguồn nước: do sự tăng lên của nhiệt lượng trong không gian nên nước bốc hơi nhanh và nhiề. Dẫn đến các trận mưa to gây lũ lụt nghiêm trọng hơn. Vào mùa khô hạn sẽ gây nên tình trạng thiếu nước cho sản xuất, sinh hoạt.

Băng tan: nhiệt độ tăng làm đẩy nhanh quá trình tan băng ở 2 cực. Mực nước biển tăng cao sẽ làm biến mất một số quốc gia trên thế giới.

Sinh vật: nắng nóng, mưa bão thất thường sẽ khiến hàng ngàn sinh vật không thích nghi được. Có thể gây ra tuyệt chủng nhiều loài trên diện rộng. 

Sức khỏe: nhiều loại bệnh mới phát sinh làm sức khỏe con người suy giảm. Nắng nóng và lạnh giá cũng khiến nhiều người chết 

Lâm nghiệp: Cháy rừng xảy ra trên diện rộng vào mùa khô, nắng nóng gay gắt

Hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống con người vô cùng nghiêm trọng

Xem thêm:

Một số biện pháp giúp khắc phục hiệu ứng nhà kính

Giảm khí thải: 

Các nhà máy sản xuất và phương tiện giao thông cần giảm phát thải khí ra môi trường. Nhà máy cần lọc khí thải, không thải trực tiếp ra môi trường. Con người nên sử dụng các phương tiện công cộng, chạy bằng điện, năng lượng mặt trời,… để giảm khí thải từ phương tiện

Trồng cây xanh

Trồng nhiều cây cảnh có tác dụng hấp thu khí CO2, giảm nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính. Còn giúp làm tăng khí Oxi cho chất lượng không khí sạch hơn. Tránh chặt phá rừng bừa bãi, lấy gỗ làm giảm lượng cây xanh.

Tiết kiệm nhiên liệu

Sử dụng ít các loại khí đốt, xăng, dầu sẽ giúp lượng khí thải giảm rõ rệt hơn, cũng giảm CO2. 

Tuyên truyền

Sử dụng truyền thông để nêu lên tác hại của ô nhiễm môi trường sẽ giúp mọi người ý thức hơn về biến đổi khí hậu, gây hiệu ứng nhà kính. Để họ tự giác, chủ động bảo vệ môi trường.

Môi trường sống của chúng ta cần được bảo vệ tích cực hơn để tránh tình trạng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính. Phần quan trọng nhất để giúp Trái Đất tốt lên chính là ý thức của con người cần phải được nâng cao hơn nữa. Thông qua những hành động thiết thực mang lại hiệu quả bền vững.

Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng mang tính chất toàn cầu và ảnh hưởng lớn đến môi trường. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra nhiều mối nguy hại cho sức khỏe cũng như cuộc sống của người dân.Vậy hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân, hậu quả ra sao và cách khắc phục như thế nào? Cùng công ty Tân Bình tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Hiệu ứng nhà kính là gì?

Hiệu ứng nhà kính [Greenhouse Effect] là một hiệu ứng khiến không khí trên Trái Đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt Trời có thể đi xuyên qua tầng khí quyển chiếu thẳng xuống mặt đất, mặt đất hấp thụ nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên.

Khí nhà kính tồn tại với nồng độ cao sẽ khiến bầu khí quyển của bề mặt Trái Đất nóng lên, đây cũng là nỗi lo chung của toàn nhân loại lên

2. Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính

Theo như ở trên thì khí CO2 được xem là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính.  Các hoạt động tự nhiên, khai thác và sản xuất của con người sản sinh ra khí CO2, khí này sẽ bức xạ vào khí quyển, hấp thu nhiệt khiến nhiệt độ không khí tăng cao. Ngoài ra, bên cạnh khí CO2 còn có rất nhiều các chất khí gây hiệu ứng nhà kính khác như khí metan, khí N2O, O3, các khí CFC.

Đồng thời sự phát triển của các ngành công nghiệp cùng gia tăng dân số với tốc độ nhanh chóng cũng tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ Trái Đất.

3. Hậu quả nghiêm trọng của hiệu ứng nhà kính

Đại đa số các nhà khoa học đều cho rằng hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu có mối liên hệ mật thiết với nhau. Cụ thể, khi hiệu ứng nhà kính vượt mức cho phép sẽ làm tăng nhiệt độ toàn cầu, dẫn đến sự thay đổi khí hậu trong nhiều thập kỷ, thập niên, gây mất cân bằng hệ sinh thái.

- Đối với con người

Hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nhiều bệnh dịch mới bùng phát, hệ miễn dịch của con người cũng bị suy giảm.

Đặc biệt, sử thay đổi nhiệt độ và nắng mưa thất thường khiến các vi khuẩn và mầm bệnh lạ xuất hiện..

- Đối với động thực vật

Sự nóng lên của toàn cầu khiến hệ sinh thái, động thực vật bị thay đổi điều kiện sống. Nhiệt độ tăng cao ảnh hưởng đến môi trường sống, khiến nhiều loại đồng vật không thích ứng được và dần dần bị tuyệt chủng

Thời tiết khô hạn làm nạn cháy rừng càng tăng cao, dẫn đến tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt.

- Tài nguyên biển

Hiệu ứng nhà kính khiến Trái đất nóng lên, băng ở hai cực tan khiến nước biển dâng cao, diện tích đất quanh biển bị thu hẹp, nhiều làng mạc bị nhấn chìm.

- Đối với nguồn nước

Số lượng cũng như chất lượng nguồn nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng.  biệt. Vào mùa khô, nắng nóng kéo dài gây ra hạn hán, cạn kiệt nguồn nước ngầm, con người không có nguồn nước để sinh hoạt, tưới tiêu, sản xuất,...Mùa mưa thì lũ lụt thất thường, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và kinh tế.

4. Một số biện pháp khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính

Để khắc phục hiệu ứng nhà kính, mỗi người cần thực hiện các biện pháp dưới đây:

  • Bảo vệ rừng, trồng rừng, ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng
  • Sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên như: gió, mặt trời, hạn chế dùng nhiên liệu hóa thạch
  • Thực hiện kế hoạch hóa gia đình để nâng cao đời sống kinh tế, xã hội và giảm các nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính
  • Tiết kiệm nước, điện, và các loại tài nguyên
  • Nâng cấp cơ sở hạ tầng bằng việc xây dựng công trình nhà ở, đường sá giao thông thuận tiện để giảm các chất khí thải
  • Chuyển đổi mô hình chăn nuôi, trồng trọt sang trồng các loại cây ngắn ngày,…
  • Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng thay vì xe máy, xe ô tô
  • Thực hiện các biện pháp xử lý, bảo vệ môi trường. Nghiên cứu cách chuyển hóa khí Metan, CO2,…thành các chất khí có lợi.
  • Tuyên truyền, vận động các cá nhân, gia đình, đơn vị hiểu rõ về nguyên nhân cũng như hậu quả của hiệu ứng nhà kính để từ đó có các biện pháp ngăn ngừa, bảo vệ môi trường.

Tham khảo: Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước ở việt nam

Video liên quan

Chủ Đề