Chính sách pháp luật về giáo dục

Có hiệu lực từ ngày 10/9/2022, Thông tư 12/2022/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông được thực hiện từ năm học 2022-2023 đối với lớp 10; từ năm học 2023-2024 đối với lớp 11 và từ năm học 2024-2025 đối với lớp 12.

Chương trình bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc; các môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp; các chuyên đề học tập lựa chọn; các môn học và hoạt động giáo dục tự chọn.

Cụ thể, các môn học bắt buộc gồm 7 môn, trong đó: Ngữ văn, Toán, Lịch sử là 3 môn học bắt buộc và 4 môn học lựa chọn trong số các môn học Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Công nghệ.

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục bắt buộc. Ngoài ra còn có các môn học, hoạt động tự chọn gồm Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc thiểu số, Nội dung giáo dục địa phương.

Thời gian học của mỗi năm học là 35 tuần/lớp. Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút.

Thông tư 11/2022/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/9/2022.

Cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ của nước ngoài phải cung cấp thông tin về các yếu tố bảo đảm chất lượng như: Đề thi bảo đảm độ tin cậy, tính chính xác, khách quan, minh bạch, công bằng trong đánh giá năng lực ngoại ngữ của thí sinh; không vi phạm pháp luật, thuần phong, mỹ tục, văn hóa của Việt Nam; đề thi mẫu được công bố để thí sinh tiếp cận dễ dàng, đầy đủ; Bảng quy đổi kết quả thi với Khung tham chiếu chung Châu Âu [CEFR] được cơ quan quy định công nhận;...

Toàn cảnh hội nghị.

[Thanhuytphcm.vn] – Chiều 14/7, Sở LĐ-TB&XH tổ chức sơ kết chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp [GDNN] giai đoạn 2015 - 2022 trên địa bàn TPHCM.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Giám đốc Sở Nguyễn Văn Lâm cho biết, Luật GDNN được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 27/11/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2015 đã tạo hành lang pháp lý quan trọng để lĩnh vực GDNN phát triển; đồng thời, thể chế hóa mạnh mẽ chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nói chung, GDNN nói riêng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XII, giải quyết nhiều bất cập trong thực tiễn, tạo nên một diện mạo mới của hệ thống GDNN ở Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc đào tạo nhân lực nhất là nhân lực có kỹ thuật, trình độ tay nghề cao góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia về chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo phục hồi kinh tế, an sinh xã hội và việc làm bền vững.

Sau 7 năm thực hiện, một số quy định, chính sách tại 117 văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật GDNN đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn, nhất là trong bối cảnh phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30/12/2021; Chương trình chuyển đổi số trong GDNN đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2222/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 và phát triển GDNN thích ứng, an toàn trong bối cảnh dịch bệnh.

Đồng chí Nguyễn Văn Lâm phát biểu khai mạc hội nghị.

Qua hội nghị, các đại biểu đã có tham luận, nghiên cứu, rà soát, đánh giá khách quan, toàn diện, đầy đủ những kết quả đạt được cũng như vướng mắc, hạn chế, bất cập trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện. Đồng thời thảo luận góp ý, tìm ra các giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu lực thực thi các chính sách, pháp luật về GDNN, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về GDNN nhằm đổi mới và phát triển GDNN tiếp cận với GDNN của các nước phát triển trong khu vực, thế giới và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam nói chung và của TPHCM nói riêng; đồng thời, tiếp tục rà soát, đánh giá mối quan hệ giữa những chính sách, pháp luật về GDNN với những chủ trương, chính sách nghị quyết của Đảng. Các luật hiện hành và các công ước, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, những vấn đề mới phát sinh cần được điều chỉnh. Các đại biểu đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về GDNN, để hoạt động GDNN ngày càng phát triển và tiệm cận với công tác đào tạo nghề của khu vực và thế giới.

Tính đến cuối năm 2021, TPHCM có 370 cơ sở GDNN, Đến năm 2025, TP còn 9 trường cao đẳng công lập, 8 trường trung cấp trực thuộc TP. Đến năm 2030, TP còn 6 trường cao đẳng công lập và 3 trường trung cấp thuộc TP. Đến năm 2030, đảm bảo 100% cơ sở GDNN công lập do TP quản lý đạt chuẩn về quy mô diện tích, tuyển sinh.

Một số kiến nghị được nêu tại hội nghị về các nội dung cần sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về GDNN để đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả trong tổ chức triển khai thực hiện như: xây dựng tiêu chí công nhận nghệ nhân ở một số ngành nghề khó đào tạo, hoặc xác nhận kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đó nhiều năm liền để đảm bảo tiêu chuẩn giảng dạy theo quy định. Việc liên kết với doanh nghiệp để đào tạo song hành [đào tạo kép], đề nghị xây dựng quy định về mức chi hỗ trợ cho doanh nghiệp để doanh nghiệp có trách nhiệm tham gia vào việc nâng cao chất lượng GDNN. Để công tác đi vào chuyên sâu và lan tỏa, cơ quan nhà nước cần có chính sách hỗ trợ kinh phí cho công tác kiểm định đối với trường công lập hoặc chính sách ưu đãi cho các cơ sở GDNN tư thục khi họ đạt được kiểm định chất lượng…

Minh Hiệp

Tin liên quan

Giáo dục và đào tạo luôn là một trong những vấn đề được tất cả các mọi người trong xã hội và các cơ quan ban ngành hết sức quan tâm và chú trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được những nội dung cơ bản của giáo dục và đào tạo.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan tới vấn đề: Chính sách giáo dục và đào tạo là gì?

Giáo dục theo nghĩa chung là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo gay nghiên cứu.

Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học. Bất cứ trải nghiệm nào có ảnh hưởng đáng kể lên cách mà người ta suy nghĩ, cảm nhận, hay hành động đều có thể được xem là có tính giáo dục. Tuy nhiên, không phải bắt ép một người học một thứ gì đó mà bản thân họ không có nhu cầu như vậy là phản giáo dục thường được chia thành các giai đoạn như giáo dục tuổi ấu thơ, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học và giáo dục đại học.

Chính sách giáo dục và đào tạo về cơ bản được xem là những mục tiêu, phương hướng trong giáo dục và đào tạo. Nó thay đổi để phù hợp với sự thay đổi của xã hội, Thế giới.

Trong phần tiếp theo của bài viết Chính sách giáo dục và đào tạo là gì? chúng tôi chia sẻ tới Quý độc giả những thông tin hữu ích có liên quan đến chính sách giáo dục và đào tạo ở Việt Nam, do đó, Quý vị đừng bỏ lỡ.

Chính sách giáo dục và đào tạo ở Việt Nam

Chính sách giáo dục của Việt Nam trong bối cảnh đầu năm 2006 phải hướng đến mục tiêu tạo ra được những chuyển biến cơ bản để không tụt hậu so với các nước trên Thế giới và trong khu vực.

– Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới; khắc phục cách đổi mới chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể, thiếu kế hoạch đồng bộ.

– Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại của dân, do dân và vì dân, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

– Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên.

– Mở rộng quy mô dạy nghề và trung học chuyên nghiệp, đảm bảo tốc độ tăng nhanh hơn đào tạo đại học, cao đẳng. Quy mô tuyển sinh dạy nghề dài hạn tăng khoảng 17%/năm và trung học chuyên nghiệp tăng 15%/năm.

– Phát triển rộng khắp và nâng cao chất lượng các trung tâm giáo dục cộng đồng.

– Tích cực triển khai các hình thức giáo dục từ xa.

– Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo, rà soát sắp xếp lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

– Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

– Đổi mới tổ chức và hoạt động, đề cao và đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường, nhất là các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

– Nối tiếp những tư tưởng đó, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định đường lối, cụ thể:

+ Khoản 1 – Điều 61: Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

+ Khoản 2 – Điều 61: Nhà trường ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý”

Quy định về Chính sách giáo dục và đào tạo trong công tác dân tộc

Quy định tại Nghị định số 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc do Thủ tướng Chính phủ ban hành với nội dung, cụ thể:

– Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số theo chương trình chung quốc gia; xây dựng chính sách giáo dục ở tất cả các cấp học phù hợp với đặc thù dân tộc.

– Phát triển trường mầm non, trường phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập công cộng, trường dạy nghề, trường dự bị đại học; nghiên cứu hình thức đào tạo đa ngành bậc đại học cho con em các dân tộc thiểu số để đẩy nhanh việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

– Quy định các điều kiện và biện pháp cụ thể, phù hợp để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số; giải quyết chỗ ở, học bổng và cho vay vốn trong thời gian học tập phù hợp với ngành nghề đào tạo và địa bàn cư trú của sinh viên dân tộc thiểu số.

– Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được miễn học phí ở tất cả các cấp học, ngành học.

– Đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số phù hợp với đặc điểm từng vùng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập Quốc tế.

– Quy định việc hõ trợ giáo viên giảng dạy tại các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; đào tạo giáo viên là người dân tộc thiểu số và giáo viên dạy tiếng dân tộc.

– Tiêng nói, chữ viết và truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được đưa vào chương trình giảng dạy trong các trường phổ thông, trường phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học phù hợp với địa bàn vùng dân tộc.

– Chính quyền địa phương, nơi có con em dân tộc thiểu số thi đỗ vào Đại học, Cao đẳng và sinh viên được cử tri học hệ cử tuyển, có trách nhiệm tiếp nhận và phân công công tác phù hợp với ngành nghề đào tạo sau khi tốt nghiệp.

Như vậy, Chính sách giáo dục và đào tạo là gì? Đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích nội dung chính của chính sách giáo dục và đào tạo của Việt Nam những năm gần đây.

Video liên quan

Chủ Đề