Chuẩn đầu ra tiếng Anh Bách Khoa HCM

Theo đó, Sở khuyến khích học sinh từ lớp 1 đến lớp 3 sử dụng bài thi TOEFL Primary step 1 [cấp độ 1]. Bài thi này có 4 mức độ, tính từ thấp lên cao là 1 – 4 sao. Học sinh lớp 4, 5 sử dụng bài thi TOEFL Primary step 2 có 4 mức độ, tính từ thấp lên cao từ 1 – 4 huy hiệu. Học sinh THCS sử dụng bài thi TOEFL Junior, kết quả bài thi này có dải điểm từ 600 – 900; THPT sử dụng bài thi TOEIC hoặc TOEFL iBT hay TOEFL Junior. Sinh viên các trường TCCN và CĐ sử dụng bài thi TOEIC, có dải điểm từ 10 – 990. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên tối thiểu đạt số điểm TOEIC từ 455 – 545 [tương đương trình độ B1 loại khá].

Ngoài ra, chuẩn đối với giáo viên tiểu học, THCS là IELTS đạt 5.5 hoặc TOEFL iBT [61], FCE [60], TOEIC [600] trong đó kỹ năng nói đạt 140, viết đạt 130 tương đương với trình độ B2 theo khung trình độ năng lực ngoại ngữ của Bộ GD- ĐT.

Đối với giáo viên THPT, GDTX, TCCN, CĐ thì chuẩn IELTS là 6.5 hoặc TOEFL iBT [90], FCE [80], TOEIC [850] trong đó kỹ năng nói đạt 170, viết đạt 165 tương đương trình độ C1 theo khung trình độ năng lực ngoại ngữ của Bộ GD-ĐT.

Bích Thanh

Nguồn: thanhnien.com.vn

QUY ĐỊNH
Về chuẩn tiếng Anh theo trình độ và chuẩn tiếng Anh đầu ra đối với sinh viên đại học hệ chính quy chuẩn Khóa 63, Khóa 64
Căn cứ theo Quyết định số   178D /QĐ-ĐHBK-ĐT ngày  03  tháng 9 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

 

Phạm vi và đối tượng áp dụng 1. Văn bản này quy định về chuẩn tiếng Anh theo trình độ và chuẩn tiếng Anh đầu ra [gọi tắt là chuẩn tiếng Anh]; phương thức thi, đánh giá và công nhận trình độ tiếng Anh đối với sinh viên đại học hệ chính quy Khóa 63 và Khóa 64 [sau đây gọi tắt là sinh viên] tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội [sau đây gọi tắt là Trường]. 2. Quy định này không áp dụng cho sinh viên thuộc ngành Ngôn ngữ Anh, sinh viên thuộc chương trình ELITECH [có quy định riêng] và sinh viên có quốc tịch nước ngoài của Trường.

Học phần tiếng Anh cơ bản và Chứng chỉ tiếng Anh nội bộ

1. Trường phân loại trình độ Tiếng Anh của sinh viên căn cứ trên kết quả thi môn Tiếng Anh trong kỳ thi THPT Quốc gia năm hàng năm để tổ chức các lớp phần tiếng Anh cơ bản. Các sinh viên đạt yêu cầu về điểm thi hoặc có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế được miễn học và được công nhận đã hoàn thành 2 học phần tiếng Anh cơ bản. Số còn lại phải học một học phần tiếng Anh cơ bản [FL1101] hoặc học cả 2 học phần tiếng Anh cơ bản [FL1100, FL1101]. 2. Điểm thi kết thúc các học phần tiếng Anh cơ bản là điểm điều kiện để công nhận sinh viên hoàn thành chương trình tiếng Anh cơ bản. Điểm thi kết thúc các học phần tiếng Anh cơ bản không tính vào điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình tích lũy và điểm trung bình tốt nghiệp. Sinh viên chưa hoàn thành chương trình tiếng Anh cơ bản không được phép đăng ký tham dự kỳ thi cấp chứng chỉ tiếng Anh nội bộ của Trường. Sinh viên không hoàn thành học phần nào thì phải đăng ký học lại học phần đó. 3. Sinh viên được tham dự các kỳ thi cấp chứng chỉ tiếng Anh nội bộ của Trường nhiều lần và được công nhận điểm thi cao nhất trong các lần thi. Kết quả thi có giá trị trong thời gian 2 năm kể từ ngày thi. Sinh viên đạt điểm TOEIC 500 trở lên được cấp Chứng nhận tiếng Anh nội bộ của Trường. Chứng chỉ này có giá trị trong 2 năm kể từ ngày cấp.

Chuẩn tiếng Anh

1. Căn cứ vào kết quả thi trong kỳ thi cấp chứng chỉ tiếng Anh nội bộ của Trường để xác định việc đạt chuẩn tiếng Anh của sinh viên theo quy định như sau:
Trình độ theo số tín chỉ tích lũy Điểm TOEIC tối thiểu
0-63 TC Hoàn thành 2 học phần tiếng Anh
cơ bản [FL1100, FL1101]
Từ 64 TC 350
Từ 96 TC 450
Trước khi nhận đề tài đồ án/khóa luận tốt nghiệp 500
Chuẩn tiếng Anh đầu ra 500

2. Sinh viên không đạt chuẩn tiếng Anh theo trình độ sẽ bị hạn chế khối lượng học tập chuyên môn theo Quy chế đào tạo chính quy [chỉ được đăng ký học tập tối đa 14 TC cho một học kỳ chính]; sinh viên phải đạt điểm TOEIC 500 mới được giao đề tài đồ án/khóa luận tốt nghiệp.
Công nhận tương đương các chứng chỉ ngoại ngữ 1. Chứng chỉ tiếng Anh được sử dụng để xác định việc đạt chuẩn tiếng Anh nếu được cấp bởi một trong các trung tâm đại diện cho các tổ chức: ETS [Hoa Kỳ], British Council [Anh], ESOL [Anh] và IDP [Úc]. Các trường hợp khác do Trung tâm Ngoại ngữ của Trường thẩm định và đề xuất để Hiệu trưởng quyết định.

2. Sinh viên có chứng chỉ tiếng Anh còn hiệu lực tại thời điểm đăng ký xét công nhận tốt nghiệp và đạt mức điểm quy đổi theo quy định dưới đây được xét công nhận đạt chuẩn tiếng Anh đầu ra.


TOEIC APTIS TOEFL iBT IELTS Cambridge Tests
500 B1 55 4.5 70-89 PET
45-59 FCE

Các giảng đường mới ở Đại học Kinh tế quốc dân đủ đáp ứng việc thực hiện đề án đào tạo tiếng Anh. Ảnh: Giang Huy

 Theo đề án đào tạo tiếng Anh Đại học Kinh tế quốc dân [Hà Nội] công bố hôm 23/10, sinh viên đại trà khối không chuyên ngữ có thể đăng ký học tiếng Anh tăng cường [6 tín chỉ] và 5 học phần tiếng Anh từ cơ bản đến định hướng chuẩn đầu ra [30 tín] ở trường nhằm mục tiêu đạt tối thiểu mức B2 theo khung tham chiếu châu Âu, tương đương IELTS 5.5.

Ông Lê Anh Đức, Phó trưởng phòng Quản lý đào tạo, cho biết đề án này nằm trong lộ trình nâng chuẩn đầu ra ngoại ngữ, bắt đầu từ năm 2012. Theo đó, sinh viên trúng tuyển từ năm 2012 sẽ phải đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh tương đương IELTS 4.5 nhưng tập trung vào hai kỹ năng là nghe, đọc. Đến năm 2015, chuẩn đầu ra như cũ nhưng sinh viên phải đạt cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Các em có thể thi lấy chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như IELTS, TOEIC, TOEFL hoặc tham gia kỳ thi nội bộ của trường.

Từ năm 2017, nhà trường nâng chuẩn đầu ra lên mức tương đương IELTS 5.5, bỏ hoàn toàn kỳ thi nội bộ và không chấp nhận các chứng chỉ do bất kỳ đại học nào cấp. "Đây là cách trường giúp sinh viên có cơ hội việc làm cao hơn và việc học chuyển tiếp dễ dàng hơn bởi chứng chỉ quốc tế mới được công nhận rộng rãi", ông Đức nói.

Với đề án hỗ trợ sinh viên đạt chuẩn đầu ra vừa công bố, Đại học Kinh tế quốc dân muốn sinh viên được học ngay tại trường với kinh phí thấp hơn [có thể chỉ bằng 40% bên ngoài] vì trường được các tổ chức quốc tế hỗ trợ để sinh viên thi lấy chứng chỉ tại trường và học phí chỉ tính theo tín chỉ thông thường. Hơn nữa, những sinh viên học theo đề án này được trường cam kết đầu ra dù thi ở bất kỳ đâu. Nếu không đạt, nhà trường dạy lại miễn phí hai học phần cuối.

"Chúng tôi đã ấp ủ đề án này từ lâu nhưng đến năm nay khi cơ sở vật chất, nguồn lực đáp ứng được, nhà trường mới thực hiện. Đây là nỗ lực lớn của trường nhằm nâng cao chất lượng đầu ra", ông Đức chia sẻ và cho biết trước đề án này, sinh viên chỉ học 9 tín chỉ tiếng Anh trong chương trình đào tạo.

Không chỉ Kinh tế quốc dân, nhiều đại học cũng bắt đầu quan tâm hơn đến việc nâng chuẩn đầu ra tiếng Anh nhằm giúp sinh viên đạt được những yêu cầu nhất định của thị trường lao động. Tuy nhiên, cách thực hiện có phần khác nhau. Ví dụ, Đại học Bách khoa Hà Nội hay Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn [Đại học Quốc gia TP HCM] yêu cầu sinh viên đạt được trình độ nhất định theo lộ trình từng năm học.

Đại học Bách khoa Hà Nội yêu cầu đầu ra tiếng Anh ở mức TOEIC 500 [áp dụng với sinh viên trúng tuyển từ năm 2017, trước đó là 450] với hệ đại trà không chuyên ngữ, nhưng sinh viên không phải học tiếng Anh trong trường nhiều. Trường chỉ tổ chức dạy hai học phần cơ bản ở năm nhất. Dựa vào điểm tiếng Anh ở kỳ thi THPT quốc gia và chứng chỉ quốc tế, sinh viên sẽ được miễn hoặc chỉ học một học phần. Tuy nhiên, điểm chỉ là điều kiện công nhận hoàn thành chứ không tính vào điểm trung bình.

Ở những năm tiếp theo, sinh viên tham dự các kỳ thi cấp chứng chỉ nội bộ của trường nhiều lần, mỗi lần cách nhau 50 ngày. Nếu không đạt chuẩn tiếng Anh theo lộ trình, các em bị hạn chế đăng ký tín chỉ. Ví dụ, sinh viên đã học từ 64 tín chỉ phải đạt 350 TOEIC, nếu không sau đó sẽ chỉ được đăng ký tối đa 14 tín cho một học kỳ chính. Sinh viên phải đạt 500 TOEIC mới được giao đề tài đồ án/khóa luận tốt nghiệp. Các em có thể dùng chứng chỉ quốc tế để quy đổi.

Tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn [Đại học Quốc gia TP HCM], môn Ngoại ngữ là bắt buộc trong chương trình đào tạo với 10 tín chỉ. Sau khi sinh viên nhập học, Phòng Đào tạo và Trung tâm ngoại ngữ tổ chức kiểm tra trình độ tiếng Anh, từ đó phân loại, bố trí lớp. Học xong bốn học kỳ đầu, sinh viên phải đạt trình độ A2 mới được đăng ký học tiếp năm thứ ba. Chuẩn đầu ra tối thiểu để được công nhận tốt nghiệp là B1 với đủ bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

Với Đại học Tôn Đức Thắng [TP HCM], để phục vụ việc dạy và học ngoại ngữ, đồng thời đảm bảo sinh viên chương trình tiêu chuẩn đạt đầu ra IELTS tối thiểu 5.0 và chất lượng cao là 5.5, trường đầu tư khu sinh hoạt, học thuật riêng. Tòa nhà dạy học ngoại ngữ với 6 tầng được trang bị đầy đủ trang thiết bị, không gian mô phỏng nước ngoài. Bước vào đây, tất cả phải sử dụng ngoại ngữ để rèn luyện kỹ năng giao tiếp.

Sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng học ngoại ngữ trong khu học thuật riêng. Ảnh: Ton Duc Thang University

Ở khối trường cao đẳng, một số trường cũng bắt đầu quan tâm đến tiếng Anh. Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức [TP HCM], với chuyên ngành tiếng Anh thương mại, chuẩn đầu ra là 4.5 IELTS, các ngành cao đẳng khác là 350 TOEIC, các ngành bậc trung cấp 250 TOEIC. Ngoài ra, chương trình chính khóa còn có 120 tiết tiếng Anh, được xây dựng để sinh viên có thể đáp ứng được chuẩn trên.

Bà Nguyễn Thị Lý, Hiệu trưởng nhà trường, cho hay quy mô trường khoảng 30.000 sinh viên và học viên, tỷ lệ "nợ" tiếng Anh đầu ra trước đây khá lớn. Nhờ đầu tư từ trường, từ việc chia sẻ giáo trình, phát triển học trực tuyến, ngân hàng đề thi, tình hình đã được cải thiện. "Hiện tiếng Anh là điều kiện bắt buộc, có chứng chỉ tốt, cơ hội tìm việc làm của các em rất lớn", bà Lý nói.

Trong khi đó, trường Cao đẳng Kỹ nghệ 2 [TP HCM] với quy mô hơn 4.000 sinh viên, chủ yếu đào tạo kỹ sư thực hành, mới đang xây dựng chuẩn đầu ra tiếng Anh theo khung 6 bậc. Dự thảo quy định điều kiện tốt nghiệp tối thiểu là chứng chỉ A2 với bậc cao đẳng, A1 với trung cấp. Phó hiệu trưởng Bùi Văn Hưng cho biết hiện trường cũng áp dụng điều kiện trên làm tiêu chuẩn tốt nghiệp nhưng việc tổ chức học, thi chỉ mang tính nội bộ. Thi xong các em chỉ được công nhận đạt kết quả để tốt nghiệp chứ không có chứng chỉ.

Theo ông Hưng, đầu vào ở các trường cao đẳng nghề không cao, nhiều em ở nông thôn nên tiếng Anh rất yếu. "Việc này phải từng bước cải thiện, dù rất vất vả. Trường hiện đầu tư mạnh cho trung tâm ngoại ngữ, tạo môi trường cho sinh viên được học và thực hành nhiều hơn", ông Hưng nói.

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề