Hệ bài tiết gồm những cơ quan nào năm 2024

Giải bài 2 trang 124 SGK Sinh học 8. Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì ? Việc bài tiết chúng do các cơ quan nào đảm nhiệm ?

  • Bài 3 trang 124 SGK Sinh học 8 Giải bài 3 trang 124 SGK Sinh học 8. Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào ?
  • Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ đâu? Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 122 SGK Sinh học 8.
  • Bài tiết

    I - Bài tiết Hàng ngày cơ thể ta phải không ngừng lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào tạo ra Cơ thể con người được cấu tạo bởi nhiều bộ phận. Trong đó các cơ quan bài tiết nước tiểu thường được nhiều người gọi chung là hệ bài tiết. Cơ quan này đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho sức khỏe cơ thể sống. Vậy cụ thể cơ quan bài tiết nước tiểu bao gồm những gì? Chức năng của chúng ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

    Thông tin về cơ quan bài tiết nước tiểu

    Cơ quan bài tiết nước tiểu bao gồm các bộ phận như thận, bàng quang, niệu quản, niệu đạo. Những bộ phận này đều nắm giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động sống của cơ thể:

    Thận

    Thận gồm hai quả nằm đối xứng với cột sống bên phải và trái. Thận có cấu tạo là một nội tạng đặc. Thông thường thận phải nằm thấp hơn thận trái. Cơ quan này giúp loại bỏ các chất thải và thuốc khỏi cơ thể. Nó cân bằng dịch trong cơ thể, giải phóng hormone điều hòa huyết áp cũng như kiểm soát quá trình sản sinh các tế bào hồng cầu.

    Niệu quản

    Niệu quản là bộ phận có cấu tạo như hình chiếc ống dài, mỏng và trơn. Niệu quản gồm 3 đoạn là niệu quản trên, niệu quản giữa và dưới. Các cơ trơn trong ống niệu quản sẽ co thắt để đẩy nước tiểu từ thận xuống bàng quang trước khi thải ra ngoài. Ở cơ thể người trưởng thành thì niệu quản dài khoảng 25-30 cm. ///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_chi_tiet_ve_cac_co_quan_bai_tiet_nuoc_tieu_1_fd8bce5898.jpg] Các cơ quan bài tiết nước tiểu gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo

    Bàng quang

    Ở phụ nữ, bàng quang nằm ở phía trước âm đạo và bên dưới tử cung. Trong khi nam giới có bàng quang nằm ở phía trước trực tràng và phía trên tuyến tiền liệt. Bàng quang là cơ quan rỗng, có hình dạng như quả bóng nở rộng khi chứa đầy nước tiểu, nằm trong khung xương chậu. Bàng quang ở cơ thể người trưởng thành có thể chứa 500ml nước tiểu.

    Niệu đạo

    Niệu đạo ở nữ giới hẹp và ngắn hơn so với niệu đạo của nam giới. Với cơ thể nam giới thì niệu đạo là đường dẫn nước tiểu lẫn tinh dịch ra khỏi cơ thể. Còn niệu đạo ở nữ giới chỉ dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài.

    Bệnh lý hay gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu

    Các bộ phận kể trên chính là cơ quan quan trọng tạo nên hệ bài tiết hoàn chỉnh. Các cơ quan này thường hay gặp một số bệnh lý như sau:

    Nhiễm trùng tiết niệu

    Vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu và làm ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong hệ. Bệnh gặp ở cả nam giới lẫn nữ giới nhưng nữ giới thường dễ mắc bệnh hơn do cấu tạo niệu đạo ngắn. Để điều trị bệnh nhiễm trùng tiết niệu thường phải dùng thuốc kháng sinh. ///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_chi_tiet_ve_cac_co_quan_bai_tiet_nuoc_tieu_2_a692012dbf.jpg] Nhiễm trùng tiết niệu hay gặp ở nữ giới

    Tiểu không tự chủ

    Tiểu không tự chủ hay gặp ở nữ giới. Nguyên nhân có thể xuất phát do sa xương chậu hay ảnh hưởng từ nhiều lần sinh nở trước đó. Bên cạnh đó, nếu nhịn tiểu quá lâu thì sẽ khiến hệ tiết niệu chịu áp lực lớn gây tiểu không tự chủ hay viêm nhiễm bàng quang. Ở nam giới, nếu gặp các vấn đề về tiểu tiện thì chủ yếu là chứng tiểu đêm hay tiểu không hết. Các chứng bệnh này do tuyến tiền liệt mở rộng làm tắc nghẽn bàng quang.

    Bệnh lý về bàng quang

    Bàng quang là một trong các cơ quan bài tiết nước tiểu quang trọng. Các bệnh lý thường gặp ở bộ phận này có thể kế đến như viêm bàng quang hay ung thư bàng quang:
  • Viêm bàng quang thường gây ra các cơn đau bàng quang mạn tính. Bên cạnh đó người bệnh sẽ bị đau vùng chậu ở các mức độ khác nhau.
  • Ung thư bàng quang là bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh hay gặp ở người già và nam giới. Những người bị ung thư bàng quang hay đau lưng, đau vùng chậu, khó tiểu.

    Sỏi thận

    ///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_chi_tiet_ve_cac_co_quan_bai_tiet_nuoc_tieu_3_4029b51dd5.jpg] Sỏi thận là bệnh lý phổ biến Sỏi thận là hiện tượng xuất hiện các khối tinh thể rắn trong thận và chúng có thể di chuyển trong đường tiết niệu. Bệnh thường gây đau lưng và có máu trong nước tiểu. Kích cỡ các viên sỏi thận thường đa dạng và chúng chỉ bị phá huỷ bằng sóng xung kích ngoại bào hay laser.

    Suy thận

    Suy thận có hai dạng là suy thận mãn tính hay cấp tính. Suy thận mãn tính thường do đái tháo đường, tăng huyết áp. Còn suy thận cấp tính thường do chấn thương tác động đến thận. Với bệnh suy thận mãn tính thì cơ thể không thể lọc máu như bình thường, buộc phải điều trị lọc máu hoặc ghép thận.

    Cách bảo vệ chức năng của các cơ quan bài tiết nước tiểu

    Hệ bài tiết với chức năng chính là bài tiết chất thải ra bên ngoài cơ thể nên có thể hiểu đây là những bộ phận hoạt động không ngừng nghỉ ở cơ thể sống. Vậy nên về lâu dài để ngăn tình trạng suy giảm chức năng các bộ phận này, chúng ta cần có kế hoạch tăng cường sức khỏe hệ bài tiết. Một số lưu ý sau sẽ giúp bạn sở hữu một hệ bài tiết lành mạnh:

    Uống đủ nước

    Uống đủ nước mỗi ngày giúp các cơ quan hệ bài tiết đẩy vi khuẩn tích tụ ra khỏi cơ thể nhanh hơn. Đặc biệt với những ai có nguy cơ mắc nhiễm trùng tiết niệu thì việc uống đủ nước sẽ giúp phòng bệnh hiệu quả.

    Tiêu thụ nhiều Vitamin C

    Để sở hữu một hệ bài tiết tốt thì trước hết cần tăng cường sức đề kháng. Vitamin C chính là hợp chất có thể bảo vệ cơ thể toàn diện, hạn chế các phản ứng viêm nhiễm. Hãy ăn trái cây tươi và rau củ để bổ sung đủ lượng Vitamin C cho cơ thể. ///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_chi_tiet_ve_cac_co_quan_bai_tiet_nuoc_tieu_4_743df161e2.jpg] Ăn trái cây như cam để bổ sung Vitamin C tốt cho hệ bài tiết

    Uống men vi sinh

    Các men vi sinh để thúc đẩy sự cân bằng lành mạnh của vi khuẩn trong ruột. Dùng men vi sinh giúp cải thiện sức khoẻ tiêu hoá và tăng cường chức năng miễn dịch. Đặc biệt chúng giúp ngăn nhiễm trùng đường tiểu rất hiệu quả.

    Sinh hoạt lành mạnh

    Không nhịn tiểu quá lâu để bảo vệ bàng quang. Nên quan hệ tình dục lành mạnh với bao cao su để tránh lấy lan vi khuẩn cho đường tiết niệu. Không ăn quá mặn, không lạm dụng đồ uống có cồn và chất kích thích để bảo vệ thận. Bên cạnh đó hãy tăng cường tập luyện thể thao để nâng cao sức lực, bảo vệ hệ bài tiết một cách tốt nhất. Trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn hiểu rõ hơn về chức năng và cách bảo vệ các cơ quan bài tiết nước tiểu. Có thể nói rằng, đây là những cơ quan giữ vai trò quan trọng không kém tim và não bộ. Hy vọng bạn sẽ luôn sở hữu một sức khỏe tốt và cơ thể dẻo dai.

Chủ Đề