Hãy trình bày quy trình đánh giá kết quả rèn luyện theo quy định của Trường Đại học Tân Trào

Học bổng Lương Văn Can tiếp nhận hồ sơ xét chọn đến hết ngày 20/7

Nhằm hỗ trợ các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có thêm điều kiện theo đuổi con đường học tập, Phòng Công tác Sinh viên Trường Đại học Công nghệ TP.HCM [HUTECH] phối hợp với Quỹ Hỗ trợ Tài năng Lương Văn Can nhận hồ sơ xét học bổng đến hết ngày 20/7.
 

 


Học bổng Lương Văn Can mang tới những hỗ trợ thiết thực để các bạn sinh viên tiếp tục phát triển trên con đường học tập của mình
 

Gồm các hình thức toàn phần và bán phần, Học bổng Lương Văn Can mang tới những hỗ trợ thiết thực để các bạn sinh viên tiếp tục phát triển trên con đường học tập của mình. Sinh viên đăng ký sẽ trải qua 02 vòng xét chọn, gồm sơ tuyển hồ sơ và phỏng vấn xét tuyển. Kết thúc quá trình sơ tuyển và phỏng vấn, Hội đồng xét học bổng sẽ quyết định trao một trong hai hình thức học bổng theo từng trường hợp.   Thông tin học bổng cụ thể như sau:

>>> Giá trị học bổng:

  • Học bổng toàn phần: 100% học phí theo học tại Trường, 100% sinh hoạt phí [mức tiền tối đa theo quy định của Quỹ Hỗ trợ Tài năng Lương Văn Can] và chi phí học ngoại ngữ.
  • Học bổng bán phần: Một phần học phí theo học tại Trường và một phần sinh hoạt phí [mức tiền tối đa theo quy định của Quỹ Hỗ trợ Tài năng Lương Văn Can], chi phí học ngoại ngữ [có thể].

Học bổng sẽ xét lại theo từng học kỳ, đảm bảo về quá trình học tập, rèn luyện và sự phát triển của người thụ hưởng học bổng phù hợp để tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ Quỹ học bổng.  

>>> Đối tượng xét tuyển:

  • Sinh viên các khóa 2019, 2020, 2021 [không mang quốc tịch nước ngoài]
  • Điểm học tập trung bình tích lũy đạt từ 3.2 trở lên
  • Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa, tình nguyện; có hoài bão, ước mơ và có kế hoạch rõ ràng đề hiện thực hóa ước mơ
  • Ưu tiên các ứng viên có hoàn cảnh khó khăn [điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, khuyết tật, ở vùng sâu vùng xa,...


Chương trình học bổng nhằm tạo điều kiện giúp các bạn sinh viên HUTECH có thể chinh phục ước mơ 
 

>>>  Quy trình xét tuyển:  

1/ Đăng ký tài khoản và làm hồ sơ TẠI ĐÂY. Sau khi đăng ký, sinh viên đính kèm bản mềm [bản scan định dạng PDF/bản PDF] các giấy tờ bên dưới [mục số 02 đến số 08] vào đơn đăng ký học bổng trực tuyến. Đặt tên file theo cú pháp [Họ và tên ứng viên] - [STT văn bản] - [Tên văn bản].

 

Lưu ý: Sinh viên kiểm tra kỹ thông tin khi đăng ký vì hệ thống chỉ ghi nhớ 01 số CMND/CCCD cho mỗi tài khoản. Sau khi đăng ký, vui lòng kiểm tra email từ LVC Fund và nhấp vào đường dẫn được gửi để kích hoạt tài khoản.

 

2/ Hoàn thành mẫu xác minh tài chính TẠI ĐÂY

  3/ Bảng điểm [đến kỳ gần nhất] do Phòng Đào tạo - Khảo thí cấp [mộc tròn]  

4/ Bài luận về bản thân: Sinh viên viết bài luận không quá 04 trang giấy A4 đánh máy, font Times New Roman, size chữ 12, tiếng Việt có dấu. Bài luận cần trình bày đủ 02 nội dung [mỗi nội dung không quá 02 trang A4] gồm:

  • Nội dung 01: Sinh viên cần thể hiện mình xứng đáng nhận học bổng thông qua việc trình bày đầy đủ, rõ ràng những điểm như năng lực học tập của bản thân; các chương trình giáo dục đang theo đuổi và lý do; mục tiêu nghề nghiệp tương lai; kinh nghiệm tham gia và/hoặc lãnh đạo trong các hoạt động ở trường lớp, các hoạt động cộng đồng; kinh nghiệm làm việc [nếu có]; ý chí phấn đấu trong học tập và cuộc sống;...
  • Nội dung 02: Tưởng tượng bạn đang ở thời điểm tròn 05 năm sau khi tốt nghiệp đại học, hãy trình bày kế hoạch tài chính của bạn trong năm đó.

5/ Thư giới thiệu: Phòng Công tác Sinh viên cung cấp   6/ Giấy xác nhận hoàn cảnh khó khăn từ cơ quan có thẩm quyền tại địa phương, nêu rõ hoàn cảnh khó khăn, cho thấy cần được hỗ trợ về mặt tài chính để tiếp tục học tập. Sinh viên ghi rõ địa chỉ, điện thoại liên lạc, email [nếu có] của người giới thiệu để Quỹ có thể liên hệ khi cần thiết.   7/ Giấy khen, giấy chứng nhận các thành tích về học tập, hoạt động ngoại khóa, kinh nghiệm làm việc [scan và lưu tất cả các giấy xác nhận này thành 01 file PDF duy nhất].  

8/ Chứng chỉ tiếng Anh hoặc ngoại ngữ khác [nếu có]


 
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Phòng Công tác Sinh viên - Phòng A01.01
475A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Điện thoại: [028] 3512 0785 [gặp cô Ngọc Diễm]

Tin: Hoàng Thương [Phòng Công tác Sinh viên]
Phòng Truyền thông

14601593

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng áp dụng      Quy định này được áp dụng để đánh giá kết quả rèn luyện đối với sinh viên được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy đang học tập tại trường, bao gồm: Đánh giá kết quả rèn luyện và khung điểm; phân loại và quy trình đánh giá; tổ chức đánh giá và sử dụng kết quả; tổ chức thực hiện.                                                                                                                                                   

Điều 2. Những nguyên tắc đánh giá rèn luyện của sinh viên

1. Thực hiện nghiêm túc quy trình và các tiêu chí đánh giá được quy định tại quy chế này; đảm bảo khách quan, công khai, công bằng, chính xác. 2. Đảm bảo yếu tố bình đẳng, dân chủ, tôn trọng quyền làm chủ của sinh viên được đánh giá. 3. Phối hợp đồng bộ, chặt chẽ các bộ phận, các đơn vị có liên quan trong nhà trường tham gia công tác đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên.

Điều 3. Nội dung đánh giá và thang điểm

1. Xem xét, đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên là đánh giá ý thức, thái độ của sinh viên theo các mức điểm đạt được trên các mặt: - Ý thức tham gia học tập; - Ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế, quy định  trong trường; - Ý thức và kết quả tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; - Ý thức công dân trong quan hệ cộng đồng; - Ý thức và kết quả tham gia công tác cán bộ lớp, các đoàn thể, tổ chức khác trong trường hoặc các thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện của sinh viên.

2. Điểm rèn luyện được đánh giá bằng thang điểm 100.


 

Chương II
CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ KHUNG ĐIỂM

 

Điều 4. Đánh giá về ý thức tham gia học tập

1. Các tiêu chí để xác định điểm đánh giá a] Ý thức và thái độ trong học tập; b] Ý thức và thái độ tham gia các câu lạc bộ học thuật, các hoạt động học thuật, hoạt động ngoại khóa, hoạt động nghiên cứu khoa học; c] Ý thức và thái độ tham gia các kỳ thi, cuộc thi; d] Tinh thần vượt khó, phấn đấu vươn lên trong học tập; đ] Kết quả học tập.

2. Khung điểm đánh giá từ 0 đến 20 điểm.

Điều 5. Đánh giá về ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế, quy định trong trường


1. Các tiêu chí để xác định điểm đánh giá
a] Ý thức chấp hành các văn bản chỉ đạo của ngành, của cơ quan chỉ đạo cấp trên được thực hiện trong trường;
b] Ý thức chấp hành các nội quy, quy chế và các quy định khác được áp dụng trong trường.

2. Khung điểm đánh giá từ 0 đến 25 điểm.

Điều 6. Đánh giá về ý thức tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội


1. Các tiêu chí để xác định điểm đánh giá

a] Ý thức và hiệu quả tham gia các hoạt động rèn luyện về chính trị, xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao; b] Ý thức tham gia các hoạt động công ích, tình nguyện, công tác xã hội;

c] Tham gia tuyên truyền, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.


2. Khung điểm đánh giá từ 0 đến 20 điểm.

Điều 7. Đánh giá về ý thức công dân trong quan hệ cộng đồng


1. Các tiêu chí để xác định điểm đánh giá

a] Ý thức chấp hành và tham gia tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong cộng đồng; b] Ý thức tham gia các hoạt động xã hội có thành tích được ghi nhận, biểu dương, khen thưởng;

c] Có tinh thần chia sẻ, giúp đỡ người thân, người có khó khăn, hoạn nạn.


2. Khung điểm đánh giá từ 0 đến 25 điểm.

Điều 8. Đánh giá về ý thức và kết quả khi tham gia công tác cán bộ lớp, các đoàn thể, tổ chức trong trường hoặc sinh viên đạt được thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện


1. Các tiêu chí để xác định điểm đánh giá

a] Ý thức, tinh thần, thái độ, uy tín và hiệu quả công việc của sinh viên được phân công nhiệm vụ quản lý lớp, các tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và các tổ chức khác trong trường; b] Kỹ năng tổ chức, quản lý lớp, quản lý các tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và các tổ chức khác trong Trường; c] Hỗ trợ và tham gia tích cực vào các hoạt động chung của lớp, tập thể, khoa và trường;

d] Sinh viên đạt được các thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện.


2. Khung điểm đánh giá từ 0 đến 10 điểm.

Chương III
PHÂN LOẠI ĐÁNH GIÁ VÀ QUY ĐỊNH KHI ĐÁNH GIÁ RÈN LUYỆN

 

Điều 9. Phân loại kết quả rèn luyện
1. Kết quả rèn luyện được phân thành các loại: xuất sắc, tốt, khá, trung bình, yếu và kém.
2. Phân loại kết quả rèn luyện

a] Từ 90 đến 100 điểm: loại xuất sắc; b] Từ 80 đến dưới 90 điểm: loại tốt; c] Từ 65 đến dưới 80 điểm: loại khá; d] Từ 50 đến dưới 65 điểm: loại trung bình; đ] Từ 35 đến dưới 50 điểm: loại yếu;

e] Dưới 35 điểm: loại kém.         


 

Điều 10. Phân loại để đánh giá
1. Trong thời gian sinh viên bị kỷ luật mức khiển trách, khi đánh giá kết quả rèn luyện không được vượt quá loại khá.
2. Trong thời gian sinh viên bị kỷ luật mức cảnh cáo, khi đánh giá kết quả rèn luyện không được vượt quá loại trung bình.
3. Sinh viên bị kỷ luật mức đình chỉ học tập không được đánh giá rèn luyện trong thời gian bị đình chỉ.
4. Sinh viên bị kỷ luật mức buộc thôi học không được đánh giá kết quả rèn luyện.
5. Sinh viên hoàn thành chương trình học và tốt nghiệp chậm so với quy định của khóa học thì tiếp tục được đánh giá kết quả rèn luyện trong thời gian đang hoàn thành bổ sung chương trình học và tốt nghiệp, tùy thuộc vào nguyên nhân để quy định mức đánh giá rèn luyện tại kỳ bổ sung.
6. Sinh viên khuyết tật, tàn tật, mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc cha hoặc mẹ, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn có xác nhận của địa phương theo quy định đối với những hoạt động rèn luyện không có khả năng tham gia hoặc đáp ứng yêu cầu chung thì được ưu tiên, động viên, khuyến khích, cộng điểm khi đánh giá kết quả rèn luyện qua sự nỗ lực và tiến bộ của sinh viên tùy thuộc vào đối tượng và hoàn cảnh cụ thể.
7. Sinh viên nghỉ học tạm thời được bảo lưu kết quả rèn luyện sẽ được đánh giá kết quả rèn luyện khi tiếp tục trở lại học tập theo quy định.
8. Sinh viên đồng thời học hai chương trình đào tạo sẽ được đánh giá kết quả rèn luyện tại đơn vị quản lý chương trình thứ nhất và lấy ý kiến nhận xét của đơn vị quản lý chương trình thứ hai làm căn cứ, cơ sở để đánh giá thêm. 9. Trường hợp chương trình thứ nhất đã hoàn thành thì đơn vị quản lý chương trình thứ hai sẽ tiếp tục được đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên.
10. Sinh viên chuyển trường được sự đồng ý của Hiệu trưởng hai trường thì được bảo lưu kết quả rèn luyện của trường cũ khi học tại trường mới và tiếp tục được đánh giá kết quả rèn luyện ở các học kỳ tiếp theo.

Điều 11. Quy định khi đánh giá và cho điểm


1. Tổng điểm ở từng mặt đánh giá chỉ nằm trong khung điểm quy định của mặt đánh giá đó.
Việc đánh giá phải trung thực, đầy đủ, có minh chứng; hoạt động rèn luyện của học kỳ nào chỉ được đánh giá cho học kỳ đó.
2. Sinh viên không thực hiện đánh giá kết quả rèn luyện sẽ nhận điểm rèn luyện = 0, xếp loại Kém.
3. Sinh viên nào chấm điểm không trung thực mục nào sẽ nhận 0 điểm của mục đó và bị hạ 1 bậc kết quả cuối cùng.
4. Mỗi hoạt động chỉ được xét cho 1 nội dung rèn luyện.
5. Các hoạt động tham gia trong học kỳ hè được đánh giá cho học kỳ chính kế tiếp.
6. Hoạt động của Trường [cấp trường] là những hoạt động do Trường, Đoàn – Hội Sinh viên Trường tổ chức; do khoa tổ chức với quy mô cấp trường; do Câu lạc bộ - Đội - Nhóm tổ chức được sự đồng ý của Đoàn – Hội Sinh viên Trường.
7. Dự thi, tham gia trực tiếp trong chương trình hoạt động, cụ thể là:
8.Thành viên tham gia công tác tổ chức;
- Thí sinh, vận động viên dự thi.
- Có hành vi gây ảnh hưởng xấu đến công tác tổ chức các hoạt động, cụ thể là:
9. Tuyên truyền không đúng tinh thần, nội dung của hoạt động;
- Đăng ký tham gia, dự thi nhưng tự ý bỏ cuộc;
- Tham gia, dự thi nhưng không tuân thủ quy định của hoạt động;
- Có hành vi gian lận trong các cuộc thi, hội thi, hội diễn;
- Các hành vi gây ảnh hưởng xấu khác.
- Các văn bản dùng làm minh chứng cho việc tính điểm [cộng thêm hoặc trừ] điểm rèn luyện sinh viên là: bằng khen, giấy khen, quyết định, chứng nhận, giấy xác nhận, giấy đề nghị, danh sách có phê duyệt của các cấp có thẩm quyền trong và ngoài trường [sinh viên kèm bản sao y vào hồ sơ đánh giá điểm rèn luyện].
 

Chương IV
TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ VÀ SỬ DỤNG KẾT QUẢ RÈN LUYỆN

 

Điều 12. Quy trình đánh giá

1. Sinh viên căn cứ vào kết quả rèn luyện của bản thân, tự đánh giá theo mức điểm chi tiết do trường quy định.
2. Tổ chức họp lớp có sự chứng kiến của giảng viên cố vấn tham gia, tiến hành xem xét và thông qua mức điểm tự đánh giá của từng sinh viên trên cơ sở các minh chứng xác nhận kết quả và phải được quá nửa ý kiến đồng ý của tập thể đơn vị lớp và phải có biên bản kèm theo. Giảng viên cố vấn học tập xác nhận kết quả họp lớp và chuyển kết quả lên Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện của người học cấp khoa [sau đây gọi tắt là Hội đồng cấp khoa].
3. Hội đồng đánh giá cấp khoa họp xét, thống nhất, báo cáo trưởng khoa thông qua, thông báo kết quả đánh giá của Hội đồng cấp khoa cho toàn thể sinh viên thuộc khoa biết, tiếp nhận khiếu nại và giải quyết [nếu có], trình kết quả đánh giá cuối cùng của Hội đồng cấp khoa lên Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên cấp trường [sau đây gọi tắt là Hội đồng cấp trường].
4. Hội đồng cấp trường họp xét, thống nhất, thông báo kết quả đánh giá của Hội đồng cấp trường cho toàn thể sinh viên biết, tiếp nhận khiếu nại và giải quyết [nếu có] trong thời hạn 20 ngày trước khi trình kết quả đánh giá cuối cùng cho Hiệu trưởng xem xét và ra quyết định công nhận kết quả.
5. Công bố quyết định công nhận kết quả rèn luyện đến toàn thể sinh viên.

Điều 13. Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện


1. Trường ban hành Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên và chấm dứt hoạt động khi Hội đồng ban hành Quyết định chính thức công nhận kết quả của sinh viên.
2. Hội đồng cấp trường

a] Thẩm quyền thành lập - Hội đồng cấp trường do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng ủy quyền ký Quyết định thành lập Hội đồng cấp trường. b] Thành phần Hội đồng cấp trường - Chủ tịch Hội đồng: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng ủy quyền. - Thường trực Hội đồng: Trưởng phòng CT-TC-CTSV. - Các ủy viên: Đại diện lãnh đạo các khoa, phòng, ban có liên quan, đại diện Đoàn thanh niên và Hội sinh viên Trường. c] Nhiệm vụ của Hội đồng cấp trường - Tư vấn giúp Hiệu trưởng xem xét, công nhận kết quả rèn luyện của từng sinh viên và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng.

- Căn cứ vào các quy định hiện hành, trên cơ sở đề nghị của các trưởng khoa, tiến hành xem xét, đánh giá kết quả rèn luyện của từng khoa, đề nghị Hiệu trưởng công nhận.


3. Hội đồng cấp khoa

a] Thẩm quyền thành lập Hội đồng cấp khoa do trưởng khoa hoặc phó trưởng khoa được trưởng khoa ủy quyền ký Quyết định thành lập Hội đồng cấp khoa. b] Thành phần Hội đồng cấp khoa gồm - Chủ tịch Hội đồng: Trưởng khoa hoặc phó trưởng khoa được trưởng khoa ủy quyền. - Các ủy viên: Trợ lý/chuyên viên theo dõi công tác quản lý sinh viên; giảng viên cố vấn; đại diện Đoàn thanh niên và Hội sinh viên khoa. c] Nhiệm vụ của Hội đồng cấp khoa - Giúp trưởng khoa xem xét, đánh giá chính xác, công bằng, công khai và dân chủ kết quả rèn luyện của từng sinh viên trong khoa.

- Căn cứ vào các quy định hiện hành, trên cơ sở đề nghị của giảng viên cố vấn của từng lớp, tiến hành xem xét, đánh giá kết quả rèn luyện của từng lớp, đề nghị trưởng khoa công nhận.

Điều 14. Phân cấp tổ chức quản lý và thực hiện việc đánh giá kết quả rèn luyện


1. Các khoa đào tạo

- Phân công chuyên viên phụ trách công tác sinh viên cho tất cả các lớp thuộc khoa quản lý theo quy định của Nhà trường. - Thành lập Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên cấp khoa để giúp trưởng khoa xem xét, đánh giá kết quả rèn luyện của từng sinh viên;

- Giải quyết khiếu nại, đánh giá bổ sung của sinh viên.


2. Các đơn vị có liên quan
a] Phòng Chính trị - Tổ chức – Công tác Sinh viên

- Thường trực hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên cấp trường; - Thư ký hội đồng, tiếp nhận hồ sơ đánh giá, tổng hợp kết quả từ Hội đồng cấp khoa; - Tổ chức các buổi họp hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên cấp trường; - Công bố kết quả đánh giá rèn luyện sinh viên; - Xét và đề nghị các trường hợp bị ngừng học, buộc thôi học do kết quả rèn luyện kém;

- Đề xuất Hiệu trưởng khen thưởng các trường hợp xếp loại rèn luyện khá, tốt, xuất sắc theo năm học và toàn khóa học, xét học bổng khuyến khích học tập.


b] Phòng Đào tạo
- Cung cấp kết quả học tập của sinh viên từng học kỳ cho cho thường trực hội đồng cấp trường;
- Nhận kết quả đánh giá rèn luyện sinh viên để xét học tiếp, xét tốt nghiệp và ghi vào bảng điểm kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên khi ra trường;

c] Ban Khoa học - Hợp tác Quốc tế - Đào tạo sau Đại học: Cung cấp danh sách sinh viên có công trình nghiên cứu khoa học; danh sách sinh viên có thành tích tốt trong NCKH cho thường trực hội đồng cấp trường.
d] Phòng Quản trị - Tài vụ, Thư viện: cung cấp cho thường trực hội đồng cấp trường danh sách sinh viên đóng học phí đúng hạn.
e] Trung tâm truyền thông – Quan hệ doanh nghiệp: cung cấp cho thường trực hội đồng cấp trường danh sách sinh viên tham gia và sinh viên hỗ trợ các hoạt động do Trung tâm hoặc các đơn vị ngoài trường phối hợp tổ chức.

f] Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên: cung cấp cho thường trực hội đồng cấp trường: - Danh sách các sinh viên tham gia các hoạt động do Đoàn thanh niên – Hội sinh viên các cấp tổ chức, sinh viên có thành tích tốt, sinh viên có hành vi gây ảnh hưởng xấu đến công tác tổ chức; - Danh sách cán bộ Đoàn – Hội, ban chủ nhiệm câu lạc bộ, đội, nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ theo từng học kỳ; - Danh sách cán bộ Đoàn – Hội các cấp được biểu dương, khen thưởng;

- Tham gia vào Hội đồng đánh giá các cấp tương đương.

Điều 15. Thời gian đánh giá


1. Việc đánh giá kết quả rèn luyện từng sinh viên được tiến hành theo từng học kỳ, năm học và toàn khóa học.
2. Điểm rèn luyện học kỳ là tổng điểm đạt được của 5 nội dung đánh giá.
3. Điểm rèn luyện của năm học là trung bình cộng của điểm rèn luyện hai học kỳ chính của năm học đó.
4. Điểm rèn luyện toàn khoá là trung bình cộng của điểm rèn luyện các học kỳ của khóa học.

Điều 16. Sử dụng kết quả rèn luyện


1. Kết quả rèn luyện của học kỳ, năm học được sử dụng để xét các loại học bổng, khen thưởng [nếu có] cho sinh viên trong học kỳ, năm học đó;
2. Kết quả phân loại rèn luyện toàn khoá học của từng sinh viên được lưu trong hồ sơ quản lý sinh viên của trường và ghi vào bảng điểm kết quả học tập và rèn luyện của từng sinh viên khi ra trường;
3. Sinh viên có kết quả rèn luyện xuất sắc được Trường xem xét biểu dương khen thưởng.
4. Sinh viên bị xếp loại rèn luyện kém trong 02 học kỳ liên tục thì phải tạm ngừng học ít nhất 01 học kỳ ở học kỳ tiếp theo và nếu bị xếp loại rèn luyện kém 02 học kỳ liên tục lần thứ hai thì sẽ bị buộc thôi học.

Điều 17. Quyền khiếu nại


           Sinh viên có quyền khiếu nại lên các phòng, ban chức năng hoặc Hiệu trưởng nếu thấy việc đánh giá kết quả rèn luyện chưa chính xác. Khi nhận được đơn khiếu nại, các đơn vị thụ lý hồ sơ khiếu nại có trách nhiệm giải quyết, trả lời theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
 

Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 18. Công tác triển khai thực hiện và phối hợp

1. Các đơn vị theo chức năng và nhiệm vụ được giao thực hiện các nội dung của Quy định này.
2. Các đơn vị chủ động phối hợp chặt chẽ với nhau và với các đoàn thể trong Nhà trường để thực hiện tốt việc đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên từng học kỳ, năm học và toàn khoá học.

Điều 19. Hiệu lực


      Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký và được áp dụng để đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên trong trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM bắt đầu từ năm học 2018 – 2019./.  ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

>> Bảng mã chỉ tiêu đánh giá điểm rèn luyện sinh viên từng học kỳ


 

Video liên quan

Chủ Đề