Hậu quả mang thai phá thai ở vị tuổi thành niên

Nhiều thanh thiếu niên có hoạt động tình dục nhưng không được thông tin đầy đủ về cách tránh thai, mang thai, và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả nhiễm HIV. Sự bốc đồng, thiếu kế hoạch, sử dụng ma túy và rượu đồng thời làm giảm khả năng thanh thiếu niên nhận biết trong việc tránh thai và bảo vệ bản thân.

Bất kỳ phương pháp tránh thai Tổng quan về tránh thai nào ở người lớn đều có thể được sử dụng ở tuổi thanh thiếu niên. Vấn đề phổ biến nhất là sự tuân thủ (ví dụ, quên uống thuốc ngừa thai hàng ngày hoặc dừng thuốc hoàn toàn - thường không có hình thức ngừa thai khác). Mặc dù nam giới sử dụng bao cao su là hình thức ngừa thai được sử dụng nhiều nhất nhưng vẫn có những nhận thức rằng giảm việc sử dụng thường xuyên (ví dụ như sử dụng bao cao su làm giảm sự thoải mái và ảnh hưởng đến "tình yêu lãng mạn"). Một số bạn nữ tuổi thanh thiếu niên cũng e ngại khi yêu cầu bạn tình nam sử dụng bao cao su trong thời gian quan hệ tình dục.

Mang thai là một stress tâm lý đáng kể ở tuổi thanh thiếu niên. Trẻ vị thành niên có thai và bạn tình của họ có xu hướng bỏ học hoặc bỏ dở các khóa đào tạo nghề, điều này ảnh hưởng đến tình trạng kinh tế của trẻ sau này, làm giảm lòng tự trọng, và gây căng thẳng trong các mối quan hệ cá nhân. Thanh thiếu niên (chiếm 13% tổng số ca mang thai ở Hoa Kỳ) ít có khả năng được chăm sóc trước sinh như ở người trưởng thành, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi (ví dụ tỷ lệ trẻ đẻ non cao hơn). Thanh thiếu niên, đặc biệt là những người trẻ tuổi và những trẻ không được chăm sóc trước sinh, thường có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khoẻ thai kì cao hơn những phụ nữ độ tuổi 20, chẳng hạn như thiếu máu và tiền sản giật. Trẻ con của các bà mẹ trẻ (đặc biệt là các bà mẹ <15 tuổi) có xu hướng sinh non sớm hơn và có cân nặng khi sinh thấp. Tuy nhiên, với chăm sóc trước sinh đúng cách, thanh thiếu niên lớn tuổi không có nguy cơ cao hơn người lớn trong vấn đề mang thai.

Sự phá thai Nạo phá thai không loại bỏ các vấn đề tâm lý của quá trình mang thai không mong muốn cho các cô gái vị thành niên hoặc bạn tình của họ. Khủng hoảng cảm xúc có thể xảy ra khi trẻ được chẩn đoán mang thai, khi trẻ quyết định phá thai và ngay sau khi được thực hiện phá thai, khi đứa trẻ chào đời, và khi thời gian lặp lại ngày định mệnh đó. Tư vấn và giáo dục của gia đình về các biện pháp tránh thai cho cả cô gái và bạn trai có thể rất hữu ích.

Cha mẹ có thể có những phản ứng khác nhau khi con gái họ nói rằng mình đang mang thai hoặc con trai của họ nói rằng anh ta đã làm cho ai đó mang bầu. Một số cha mẹ hài lòng và những người khác thì đau khổ, vì vậy cảm xúc có thể bao gồm từ phấn khích, thờ ơ, hoặc thậm chí là tức giận. Điều quan trọng là phụ huynh phải bày tỏ sự ủng hộ và sẵn sàng giúp đỡ những trẻ vị thành niên thông qua sự lựa chọn của họ. Cha mẹ và thanh thiếu niên cần phải nói chuyện cởi mở về phá thai, nhận con nuôi và làm cha mẹ - tất cả những lựa chọn mà trẻ khó có thể thực hiện một mình. Tuy nhiên, trước khi tiết lộ việc mang thai ở trẻ vị thành niên, các bác sĩ cần phải kiểm tra các vấn đề bạo lực gia đình có hay không vì việc tiết lộ có thể làm cho những thanh thiếu niên có nguy cơ cao bị bạo hành.

21:59 ICT Thứ năm, 19/05/2022

Hậu quả mang thai phá thai ở vị tuổi thành niên

Hậu quả mang thai phá thai ở vị tuổi thành niên

Hậu quả mang thai phá thai ở vị tuổi thành niên
Đang truy cập : 16

Hậu quả mang thai phá thai ở vị tuổi thành niên
Hôm nay : 2454

Hậu quả mang thai phá thai ở vị tuổi thành niên
Tháng hiện tại : 61377

Hậu quả mang thai phá thai ở vị tuổi thành niên
Tổng lượt truy cập : 3206074

Thứ năm - 10/10/2019 09:15

Việc mang thai ở tuổi vị thành niên ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người mẹ trẻ vì cơ thể của các em chưa được phát triển đầy đủ. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sinh sản cho biết, các em gái ở tuổi vị thành niên từ 13 – 19 tuổi khi bị mang thai thường có nguy cơ sinh non cao đến 93% so với phụ nữ đã trưởng thành. Tỷ lệ tử vong của trẻ em sinh ra do các bà mẹ vị thành niên cũng cao hơn so với các bà mẹ sinh con ở tuổi trưởng thành. Các em cần phải đi bác sĩ để được khám xét, chăm sóc, và được chuẩn bị kỹ lưỡng trong suốt chu kỳ thai nghén, sinh nở và nuôi con. Ngoài ra, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sinh sản còn phải cảnh báo và giúp cho các em ở tuổi vị thành niên này phòng ngừa việc tiếp tục có thai nữa sau khi sinh con.

Hậu quả mang thai phá thai ở vị tuổi thành niên

HẬU QUẢ MANG THAI Ở LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN

Do mang thai là một quá trình phức  tạp và nhạy cảm, sự thụ thai không phải  luôn luôn dẫn đến việc mang thai khoẻ mạnh hay sinh ra một em bé khoẻ mạnh. Các phụ nữ thường bị xảy thai, còn được gọi là xảy thai tự nhiên, hoặc có thể sinh ra một đứa trẻ bị dị tật. Trong những giai đoạn đầu của thai kỳ, không phải mọi phụ nữ đều biết họ bị xảy thai vì họ có thể nghĩ đó là chậm kinh. Trong những giai đoạn sau của thai kỳ, có thể dễ dàng nhận biết việc xảy thai hơn. Các vị thành niên nữ có nguy cơ bị biến chứng cao hơn trong khi mang thai và sinh nở do cơ thể họ chưa phát triển đầy đủ để mang thai trong toàn bộ thai kỳ. Phụ nữ trong độ tuổi 15- 19 có nguy biến chứng trong khi mang thai hoặc sinh nở cao gấp hai lần phụ nữ trong độ tuổi 20- 24. Ngoài các nguy cơ và biến chứng đối với sức khoẻ của bà mẹ, trẻ sơ sinh của các bà mẹ vị thành niên cũng có nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe như nguy cơ sinh thiếu tháng cao, cân nặng, tỷ lệ trẻ em sinh ra bị dị tật bẩm sinh chiếm tỷ lệ cao.Bên cạnh đó, còn có các yếu tố khác khiến các em mang thai ở độ tuổi này tăng như hiện nay là do ảnh hưởng của trào lưu trong giới trẻ, chạy theo quan niệm cứ thích là quan hệ tình dục, sống buông thả. Hiện nay phần lớn vị thành niên mang thai đã lập gia đình, những trẻ em gái vị thành niên thuộc nhóm thiện thòi, trẻ em gái vị thành niên không được đến trường, trẻ em gái kết hôn sớm. Nếu như các em không được giáo dục về giới tính và sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục một cách toàn diện và không được tiếp cận đầy đủ với dịch vụ, nên nguy cơ mang thai ở lứa tuổi vị thành niên còn rất cao.Khi đã lỡ mang thai thì tuổi vị thành niên thường hoang mang và rụt rè trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ. Tình trạng này rất dễ tạo ra những sự khủng hoảng về tình cảm, và làm cản trở việc học hành của các em.  Việc thiếu niên mang thai còn dẫn đến những mặc cảm xấu hổ, sợ hãi, và chịu nhiều áp lực nơi những môi trường các em sống. Sự căng thẳng của một trẻ  em khi phải báo tin này cho cha mẹ là một công việc bất khả thi. Nhiều em đã quá xấu hổ để tìm sự giúp đỡ, dù là nơi người thân. Ở tuổi vị thành niên, tuy các em đã nhận được một số kiến thức về đời sống tính dục từ học đường hay trong gia đình, các em vẫn chưa hoàn toàn thấu hiểu những thực tại về thai nghén. Và khi lâm vào tình cảnh này, các em cũng không thể dự tính cho cuộc sống của mình sẽ như thế nào với sự ra đời của một hài nhi.  Vì thế, việc các em quyết định tiếp tục duy trì hay chấm dứt mang thai là một quyết định rất khó khăn đối với tuổi mới lớn này.Vì vậy, sự phối kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh trong việc giáo dục  các vấn đề giới tính, tình yêu, tình bạn là điều rất cần thiết. Mục đích là trang bị cho các em những kiến thức, kỹ năng sống nhưng điều quan trọng hơn là xây dựng những quan niệm đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của những người nam, người nữ trưởng thành trong cuộc sống vợ chồng, trong gia đình và trong xã hội hiện nay.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Dịu

Từ khóa: tuổi vị, thành niên, sức khỏe, các em, chăm sóc, sinh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS, Bs.Trịnh Thị Thanh Huyền - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Hậu quả của việc phá thai có khả năng gây ra nhiều biến chứng. Do đó, phụ nữ, đặc biệt là các bé gái trong độ tuổi vị thành niên nên tìm hiểu và áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn khi quan hệ tình dục.

Phá thai là biện pháp sử dụng thủ thuật hoặc thuốc với mục đích chấm dứt thai kỳ ở giai đoạn sớm của chu kỳ mang thai. Phá thai không phải là biện pháp tránh thai mà là chấm dứt thai kỳ với lý do bắt buộc hoặc do hoàn cảnh sống.

Đa số nguyên nhân dẫn đến việc phá thai là do người phụ nữ chưa có kế hoạch mang thai trong một số hoàn cảnh:

  • Đang trong độ tuổi đi học
  • Chưa có kế hoạch sinh con
  • Vỡ kế hoạch công việc như đi công tác, du học
  • Bị hiếp dâm

Nguyên nhân còn lại là do bất đắc dĩ, bắt buộc người phụ nữ phải phá thai, bao gồm:

  • Thai phụ mắc bệnh tật mà nếu mang thai có thể gây nguy hiểm tính mạng như các bệnh lý mãn tính về tim mạch, thận, v.v
  • Thai nhi sau khi được khám thai và được bác sĩ chẩn đoán mắc các dị tật bẩm sinh, v.v

Tất cả các nguyên nhân phá thai trên đều xuất phát từ việc không áp dụng hoặc áp dụng không hiệu quả các biện pháp tránh thai an toàn như:

  • Không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào khi quan hệ tình dục
  • Dùng bao cao su không đúng cách
  • Vòng tránh thai quá thời hạn
  • Vòng tránh thai, que cấy tránh thai quá thời hạn, không còn đạt hiệu quả tránh thai

Hậu quả mang thai phá thai ở vị tuổi thành niên

Chấm dứt thai kỳ ở giai đoạn sớm bằng cách phá thai

Nạo phá thai là biện pháp tác động trực tiếp vào buồng tử cung. Do đó, tùy vào mức độ thành công của thủ thuật (trình độ bác sĩ, dụng cụ vô khuẩn, v.v) mà quyết định đến mức độ an toàn của người phụ nữ. Theo thời gian xảy ra biến chứng, ta chia 2 loại:

2.1 Hậu quả của việc nạo phá thai sớm

Hậu quả của việc nạo phá thai ngoài ý muốn có thể xảy ra trong quá trình thực hiện thủ thuật hoặc sau thời gian tiến hành thủ thuật không lâu, bao gồm:

  • Chảy máu: Chảy máu âm đạo hoặc ứ máu tử cung gặp trong các trường hợp thai to, tử cung nhão do sanh đẻ nhiều lần, sót nhau thai, thủng tử cung, tử cung co hồi kém, rách cổ tử cung, mắc bệnh về máu, v.v
  • Nhiễm trùng: Người bị nhiễm trùng sau thực hiện thủ thuật có biểu hiện sốt cao, đau bụng dưới, huyết trắng có mùi hôi, có mủ, đau khi giao hợp. Nguyên nhân của nhiễm trùng là do người bệnh không tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ hoặc không vệ sinh đúng cách bộ phận sinh dục. Một nguyên nhân khác là do bác sĩ phẫu thuật sót nhau, dụng cụ không đảm bảo vô trùng hoặc tiến hành các thủ thuật không đảm bảo vô trùng.

2.2 Hậu quả của việc nạo phá thai xảy ra muộn

Một số hậu quả của việc nạo phá thai xảy ra muộn có thể là do hậu quả của việc khắc phục các hậu quả sớm không hiệu quả hoặc do thủ thuật nạo phá thai thô bạo, bao gồm:

  • Vô kinh: Gây ra do viêm dính buồng tử cung, thường gặp ở những người có tiền sử nạo phá thai nhiều lần
  • Vô sinh: Do viêm dính buồng tử cung, viêm tắc vòi trứng
  • Sảy thai liên tục: Do tổn thương cổ tử cung, eo tử cung trong các lần thực hiện thủ thuật nạo phá thai trước đó. Hậu quả là gây ra hở eo tử cung, suy yếu cổ tử cung gây sảy thai.
  • Thai ngoài tử cung: Do thành tử cung bị suy yếu, tắc vòi trứng do viêm nhiễm, dẫn đến thai không thể về làm tổ ở tử cung mà làm tổ ở các vị trí khác mà chủ yếu là vòi trứng.
  • Nhau tiền đạo: Là tình trạng trứng sau khi thụ tinh không làm tổ tại vị trí thuận lợi ở tử cung. Hiện tượng này xảy ra là do tổn thương tử cung gây hình thành sẹo, làm trứng không làm tổ được tại vị trí đúng, thay vào đó phải làm tổ ở các vị trí bất thường xung quanh tử cung.

Để ngăn ngừa các hậu quả của việc nạo phá thai, người phụ nữ cần đảm bảo nguyên tắc hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng, cụ thể như sau:

  • Cần được nghỉ ngơi 1 - 6 giờ sau khi tiến hành thủ thuật
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
  • Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục bằng nước rửa phụ khoa, thay băng vệ sinh 4 lần /ngày hoặc lúc bẩn.
  • Kiêng quan hệ tình dục ít nhất 2 tuần sau khi tiến hành thủ thuật
  • Nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý
  • Khám lại sau 5 tuần kể từ thời điểm nạo phá thai

Hậu quả mang thai phá thai ở vị tuổi thành niên

Vô sinh là một trong những hậu quả của việc nạo phá thai xảy ra muộn

Các biện pháp tránh thai có thể sử dụng sau phá thai bao gồm:

  • Sử dụng thuốc uống tránh thai
  • Thuốc tiêm tránh thai (DMPA, NET-EN, Cyclofem và Mesigyna)
  • Thuốc cấy tránh thai (Norplant, Implanon)
  • Dụng cụ tử cung: Có thể đặt ngay sau khi sàng lọc nguy cơ hoặc biểu hiện của viêm nhiễm, chưa kiểm soát được băng huyết và thiếu máu cấp tính.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM: