Soạn ngữ văn lớp 8 bài ngắm trăng năm 2024

Câu 1: Ở bài thơ này, Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cành như thế nào? Vì sao Bác lại nói đến cảnh “Trong tù không rượu cũng không hoa’’? Qua hai câu thơ đầu, em thấy Bác có tâm trạng ra sao trước cảnh đẹp ngoài trời?

  • Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt bị cầm tù, bị đọa đày thế xác.
  • Bác lại nói đến cảnh “Trong tù không rượu cũng không hoa’’ vì thi nhân xưa, khi tâm hồn thảnh thơi, thư thái, gặp đêm trăng đẹp, thường mang rượu ra uống trước hoa và để thưởng trăng.
  • Trước một đêm trăng quá đẹp, vốn là một con người yêu tự do, có tinh thần lạc quan, yêu đời, một tâm hồn nhạy cảm, trước vẻ đẹp của thiên nhiên, Bác không thể kìm lòng.
  • Hai câu thơ đầu thể hiện tâm trạng bối rối, xốn xang của Bác trước cảnh đêm trăng đẹp. Bác chỉ tiếc không có rượu, có hoa để việc ngắm trăng, làm thơ thêm thú vị.

Câu 2. Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp các từ nhân (và thi gia), song, nguyệt (và minh nguyệt) có gì đáng chú ý? Sự sắp xếp như vậy và việc đặt hai câu dưới dạng đối nhau có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

  • Hai câu đều có chữ chỉ người (nhân, thi gia) và chỉ trăng (nguyệt, minh nguyệt) ở hai đầu câu, chữ chỉ cửa sổ song sắt nhà tù (song) ở giữa. Cấu trúc dạng đối của câu thơ giúp cho việc biểu hiện ý nghĩa thơ hiệu quả hơn: mặc dù có sự ngăn cách của cửa sổ nhà tù nhưng người vẫn thả tâm hồn mình vượt qua ngăn cách ấy để tìm đến với vầng trăng, vầng trăng cùng vượt qua song sắt để tìm đến ngắm nhà thơ trong tù. Như vậy, cả hai (vầng trăng và nhà thơ - người tù) đã chủ động tìm đến với nhau, giao hòa cùng nhau và ngắm nhau say đắm. Trăng và người như đôi bạn tri kỉ. Biện pháp nhân hóa đã làm tăng hiệu quả nghệ thuật của câu thơ.
  • Hai câu thơ còn cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.

Câu 3. Qua bài thơ, em thấy hình ảnh Bác Hồ hiện ra như thế nào?

  • Qua bài thơ, chúng ta thấy Bác Hồ dường như không một chút bận tâm đến tình cảnh hiện tại của mình: bị giam cầm, cùm xích, bị đói rét, bệnh tật hành hạ mà luôn mở rộng tấm lòng mình đón nhận và giao hòa với thiên nhiên, với cuộc sống bên ngoài.
  • Bác là một con người giàu nghị lực, lạc quan, ung dung, tự tại trong hoàn cảnh lao tù, trước sự tàn bạo của kẻ thù.

Câu 4. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: “Thơ Bác đầy trăng”. Hãy chép lại bài thơ Bác Hổ viết về trăng mà em biết (chú ý ghi rõ thời điểm sáng tác mỗi bài). Cuộc “ngắm trăng” trong bài Vọng nguyệt và hình ảnh trăng được thể hiện trong các bài thơ khác của Bác có gì đáng chú ý?

  • “Thơ Bác đầy ánh trăng” được hiểu là Bác viết nhiều bài thơ về trăng, những hình ảnh ánh trăng trong thơ Bác cũng rất đẹp, thơ mộng. Đó cũng là tình yêu thiên nhiên của Bác.
  • Chúng ta có thể kê ra các bài thơ Người viết về trăng: Vọng nguyệt (Ngắm trăng - 1942 - 1943), Thu dạ (Đêm thu), Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng - 1948), Báo tiệp (Tin thắng trận - 1948), Đối nguyệt (Đối trăng), Cảnh khuya (1947), Cảnh rừng Việt Bắc (1947), Đi thuyền trên sông Đáy (1949)...

Để chuẩn bị cho bài học đạt kết quả cao các em tham khảo thêm bài giảng Ngắm trăng.

3. Một số bài văn mẫu về bài Ngắm trăng

“Ngắm trăng” là bài thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh, được viết khi Người đang bị giam giữ ở nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc. Bài thơ đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan của Bác trong cảnh ngục tù tối tăm. Ngoài ra, để nắm vững nội dung bài học cũng như dễ dàng hoàn thành các bài viết văn liên quan đến tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:

4. Hỏi đáp về bài Ngắm trăng

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

  • Soạn ngữ văn lớp 8 bài ngắm trăng năm 2024
  • * Lớp 1
    • Lớp 2
    • Lớp 3
    • Lớp 4
    • Lớp 5
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
    • Thi chuyển cấp
    • Soạn ngữ văn lớp 8 bài ngắm trăng năm 2024
      • Mầm non

        • Tranh tô màu
        • Trường mầm non
        • Tiền tiểu học
        • Danh mục Trường Tiểu học
        • Dạy con học ở nhà
        • Giáo án Mầm non
        • Sáng kiến kinh nghiệm
      • Học tập

        • Giáo án - Bài giảng
        • Luyện thi
        • Văn bản - Biểu mẫu
        • Viết thư UPU
        • An toàn giao thông
        • Dành cho Giáo Viên
        • Hỏi đáp học tập
        • Cao học - Sau Cao học
        • Trung cấp - Học nghề
        • Cao đẳng - Đại học
      • Hỏi bài

        • Toán học
        • Văn học
        • Tiếng Anh
        • Vật Lý
        • Hóa học
        • Sinh học
        • Lịch Sử
        • Địa Lý
        • GDCD
        • Tin học
      • Trắc nghiệm

        • Trắc nghiệm IQ
        • Trắc nghiệm EQ
        • KPOP Quiz
        • Đố vui
        • Trạng Nguyên Toàn Tài
        • Trạng Nguyên Tiếng Việt
        • Thi Violympic
        • Thi IOE Tiếng Anh
        • Kiểm tra trình độ tiếng Anh
        • Kiểm tra Ngữ pháp tiếng Anh
      • Tiếng Anh

        • Luyện kỹ năng
        • Giáo án điện tử
        • Ngữ pháp tiếng Anh
        • Màu sắc trong tiếng Anh
        • Tiếng Anh khung châu Âu
        • Tiếng Anh phổ thông
        • Tiếng Anh thương mại
        • Luyện thi IELTS
        • Luyện thi TOEFL
        • Luyện thi TOEIC
      • Khóa học trực tuyến

        • Tiếng Anh cơ bản 1
        • Tiếng Anh cơ bản 2
        • Tiếng Anh trung cấp
        • Tiếng Anh cao cấp
        • Toán mầm non
        • Toán song ngữ lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 2
        • Toán Nâng cao lớp 3
        • Toán Nâng cao lớp 4

Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm