Hàng việt nam xuất khẩu tại thanh hóa năm 2024

Tổng giá trị xuất khẩu trong tháng 1/2024 của tỉnh này ước đạt 631,14 triệu USD, tăng 9,3% so với tháng trước và tăng 94,3% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu chính ngạch ước đạt 625,68 triệu USD; xuất khẩu tiểu ngạch và các doanh nghiệp có trụ sở ngoài tỉnh ước đạt 5,46 triệu USD.

Sản lượng một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu so với cùng kỳ, cụ thể như hàng may mặc 38,94 triệu sản phẩm, tăng 46,1%; giầy dép các loại 35,04 triệu đôi, tăng 107%; đá ốp lát 648.000 m2, tăng 95,1%; dăm gỗ 121.000 m3, tăng 278,2%; hoa quả đóng hộp 139 tấn, tăng 136,3%; thuốc lá bao 2,3 triệu bao, tăng 153,1%; chả cá surimi 711 tấn, tăng 35,7%…

Giá trị nhập khẩu trong tháng 1/2024 của tỉnh Thanh Hóa ước đạt 880,21 triệu USD, tăng 5,3% so với tháng trước và tăng 36,3% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 1 ước đạt 17.150 tỷ đồng, tăng 5,8% so với tháng trước và tăng 4,6% so với cùng kỳ.

Năm 2023, trên địa bàn này có 212 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu ở 68 thị trường với các nhóm ngành, lĩnh vực như giày dép, may mặc, nông sản, vật liệu xây dựng... Mặc dù, số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nhiều hơn và thị trường cũng được mở rộng hơn so với cùng kỳ. Song, do thị trường xuất khẩu không mấy thuận lợi, các thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ, EU, Nga... bị ảnh hưởng bởi lạm phát, xung đột chính trị... nên giá cả nguyên, nhiên liệu đầu vào cũng như lãi suất ngân hàng tăng cao, khiến doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động, linh hoạt tìm giải pháp ứng phó, ưu tiên tìm kiếm đơn hàng từ các thị trường mới, tận dụng tối đa các đơn hàng, kể cả đơn hàng ngắn để đảm bảo duy trì sản xuất và giữ chân người lao động. Nhờ đó, xuất khẩu tháng 12 /2023 của các doanh nghiệp đã có sự phục hồi và tăng 12,3% so với tháng trước, nhất là các sản phẩm chủ lực như may mặc, giày dép, dăm gỗ, hoa quả đóng hộp... góp phần đưa tổng giá trị xuất khẩu năm 2023 ước đạt 5,06 tỷ USD. ăm 2024, Thanh Hóa đặt mục tiêu xuất khẩu hàng hóa đạt 6 tỷ USD, tăng 18,6% so với năm 2023.

Năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh này là gần 13 tỷ USD, bằng 90,5 % so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, trị giá kim ngạch nhập khẩu là 8,47 tỷ USD; xuất khẩu là 4,48 tỷ USD. Số lượng tờ khai xuất nhập khẩu đã làm thủ tục là 127.524 tờ khai, bằng 110% so với cùng kỳ năm 2022.

Từ đầu năm đến nay, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh, như: Dệt may, giày dép, nông sản, thuỷ sản, dăm gỗ đều có đơn hàng ổn định và tăng so với cùng kỳ. Một số mặt hàng có mức tăng trưởng cao như giầy dép các loại tăng 19,8%; hàng may mặc tăng 19,6%; Benzen tăng 42%...Cùng với việc khai thác, duy trì tốt các thị trường truyền thống, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh đã tích cực tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy phát triển sản xuất.

Hàng việt nam xuất khẩu tại thanh hóa năm 2024

Ngành công thương Thanh Hoá cũng đang phối hợp với chính quyền các địa phương triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất, khơi thông thị trường; khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do để đẩy mạnh xuất khẩu. Năm 2024, tỉnh Thanh Hoá phấn đấu giá trị xuất khẩu hàng hoá đạt 6 tỷ USD, tăng 18,6% so với năm 2023.

Nguồn: Bản tin Thời sự 14h/TTV

Thông tin từ Cục Hải quan Thanh Hóa, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa quý I trên địa bàn tỉnh đạt 2,948 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu chiếm chủ yếu với trên 2 tỷ USD, tăng 18,6%, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 941 triệu USD, tăng 32,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Hàng việt nam xuất khẩu tại thanh hóa năm 2024
Hàng dăm gỗ tập kết tại Cảng Nghi Sơn trước khi lên tàu xuất khẩu

Hàng nhập khẩu được thực hiện thủ tục hải quan tại Thanh Hóa trong quý I chủ yếu là linh kiện lắp ráp ôtô; máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, phụ tùng thay thế của các dự án đầu tư và mở rộng đầu tư; nguyên phụ liệu gia công, nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược; thiết bị phục vụ xây dựng các dự án đầu tư tại Khu kinh tế Nghi Sơn; dầu thô; thạch cao sản xuất xi-măng, quặng sắt, gỗ xẻ...

Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm đá xây dựng các loại; dăm gỗ; xăng, dầu tái xuất; xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng các loại; hải sản đông lạnh; sản phẩm may mặc,...

Nhờ đó, trong quý I/2024 (từ ngày 1/1 đến 14/3) tổng nguồn thu từ hoạt động hải quan trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt 3,832 nghìn tỷ đồng.

Nguồn thu này tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, thuế giá trị gia tăng từ dầu thô nhập khẩu của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn chiếm tỷ lệ lớn hơn cả, với 3,17 nghìn tỷ đồng. Tính trung bình, nguồn thu thuế của mỗi chuyến tàu dầu thô nhập khẩu đạt 396 tỷ đồng.

Trong khi đó, nguồn thu thuế xuất khẩu hàng hóa quý I/2024 cũng đạt cao với 108 tỷ đồng.

Nhằm thúc đẩy thông quan hàng hóa, Cục Hải quan Thanh Hóa đã tập trung cải cách thủ tục hành chính, xây dựng hải quan số, hải quan thông minh, tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp và minh bạch trong quá trình giải quyết thủ tục hải quan. Các chi cục hải quan cửa khẩu cũng đã phân công cán bộ làm việc xuyên Tết Nguyên đán Giáp Thìn để kịp thời giải quyết thủ tục hải quan cho doanh nghiệp...