Hai quả cầu giống nhau, ban đầu quả cầu A nhiễm điện dương

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Vật Lí Lớp 11
  • Sách Giáo Khoa Vật Lý 11
  • Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 11
  • Sách Giáo Khoa Vật Lý 11 nâng cao
  • Giải Vật Lí Lớp 11 Nâng Cao
  • Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 11 Nâng Cao
  • Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 11
  • Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 11 Nâng Cao

Giải Sách Bài Tập Vật Lí 11 – Bài 2: Thuyết Êlectron. Định luật bảo toàn điện tích giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Bài 2.1 trang 5 Sách bài tập Vật Lí 11: Môi trường nào dưới đây không chứa điện tích tự do ?

A. Nước biển.B. Nước sông.

C. Nước mưa.D. Nựớc cất.

Lời giải:

Đáp án D

Bài 2.2 trang 5 Sách bài tập Vật Lí 11: Trong trường hợp nào dưới đây sẽ không xảy ra hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng ?

Đặt một quả cầu mang điện ở gần đầu của một

A. thanh kim loại không mang điện.

B. thanh kim loại mang điện dương.

C. thanh kim loại mang điện âm.

D. thanh nhựa mang điện âm.

Lời giải:

Đáp án D

Bài 2.3 trang 6 Sách bài tập Vật Lí 11: Vào mùa hanh khô, nhiều khi kéo áo len qua đầu, ta thấy có tiếng nổ lách tách. Đó là do

A. hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc.

B. hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.

C. hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng.

D. cả ba hiện tượng nhiễm điện nêu trên.

Lời giải:

Đáp án B

Bài 2.4 trang 6 Sách bài tập Vật Lí 11: Đưa một quả cầu kim loại A nhiễm điện dương lại gần một quả cầu kim loại B nhiễm điện dương. Hiện tượng nào dưới đây sẽ xảy ra ?

A. Cả hai quả cầu đều bị nhiễm điện do hưởng ứng.

B. Cả hai quả cầu đều không bị nhiễm điện do hưởng ứng.

C. Chỉ có quả cầu B bị nhiễm điện do hưởng ứng.

D. Chỉ có quả cầu A bị nhiễm điện do hưởng ứng.

Lời giải:

Đáp án A

Bài 2.5 trang 6 Sách bài tập Vật Lí 11: Muối ăn [NaCl] kết tinh là điện môi. Chọn câu đúng.

A. Trong muối ăn kết tinh có ion dương tự do.

B. Trong muối ăn kết tinh có ion âm tự do.

C. Trong muối ăn kết tinh có êlectron tự do.

D. Trong muối ăn kết tinh không có ion và êlôctron tự do.

Lời giải:

Đáp án D

Bài 2.6 trang 6 Sách bài tập Vật Lí 11: Hai quả cầu kim loại nhỏ A và B giống hệt nhau, được treo vào một điểm O bằng hai sợi chỉ dài bằng nhau. Khi cân bằng, ta thấy hai sợi chỉ làm với đường thẳng đứng những góc α bằng nhau [Hình 2.1]. Trạng thái nhiễm điện của hai quả cầu sẽ là trạng thái nào dưới đây ?

A. Hai quả cầu nhiễm điện cùng dấu.

B. Hai quả cầu nhiễm điện trái dấu.

C. Hai quả cầu không nhiễm điện.

D. Một quả cầu nhiễm điện, một quả cầu không nhiễm điện.

Lời giải:

Đáp án A

Bài 2.7 trang 6 Sách bài tập Vật Lí 11: Hãy giải thích tại sao ở các xe xitec chở dầu người ta phải lắp một chiếc xích sắt chạm xuống đất.

Lời giải:

Khi xe chạy, dầu sóng sánh, cọ xát vào vỏ thùng và ma sát giữa không khí với vỏ thùng làm vỏ thùng bị nhiễm điện. Nếu nhiễm điện mạnh thì có thể nảy tia lửa điện và bốc cháy. Vì vậy người ta phải làm một chiếc xích sắt nối vỏ thùng với đất. Điện tích xuất hiện sẽ theo sợi dây xích truyền xuống đất.

Bài 2.8 trang 6 Sách bài tập Vật Lí 11: Treo một sợi tóc trước màn hình của một máy thu hình [tivi] chưa hoạt động. Đột nhiên bật máy. Quan sát hiện tượng xảy ra đối với sợi tóc, mô tả và giải thích hiện tượng.

Lời giải:

Khi bật tivi thì thành thuỷ tinh ở màn hình bị nhiễm điện nên nó sẽ hút sợi tóc.

Bài 2.9 trang 7 Sách bài tập Vật Lí 11: Có ba quả cầu kim loại A, B, C. Quả cầu A tích điện dương. Các quả cầu B và C không mang điện. Làm thế nào để cho quả cầu B tích thuần tuý điện dương và quả cầu C tích thuần tuý điện âm mà không hao hụt điện tích dương của quả cầu A ?

Lời giải:

Đặt hai quả cầu B và c tiếp xúc với nhau. Đưa quả cầu A lại gần quả cầu c theo đường nối tâm hai quả cầu B và C cho đến khi C nhiễm điện âm, còn B nhiễm điện dương. Lúc đó giữ nguyên vị trí của A. Tách B khỏi C. Bây giờ nếu đưa A ra xa thì B vẫn nhiễm điện dương và C vẫn nhiễm điện âm vì chúng là các vật cô lập về điện.

Bài 2.10 trang 7 Sách bài tập Vật Lí 11: Đặt hai hòn bi thép nhỏ không nhiễm điện, gần nhau, trên mặt một tấm phẳng, nhẵn, nằm ngang. Tích điện cho một hòn bi. Hãy đoán nhận hiện tượng sẽ xảy ra và giải thích, nếu :

a] Tấm phảng là một tấm kim loại.

b] Tấm phẳng là một tấm thuỷ tinh.

Lời giải:

a] Nếu hai hòn bi thép được đặt trên một tấm thép mạ kền thì khi tích điện cho một hòn bi, điện tích sẽ truyền bớt sang hòn bi kia và hai hòn bi sẽ đẩy nhau.

b] Nếu hai hòn bi được đặt trên một tấm thuỷ tinh thì khi tích điện cho một hòn bi, hòn bi kia sẽ bị nhiễm điện do hưởng ứng và hai hòn bi sẽ hút nhau. Sau khi tiếp xúc với nhau, điện tích sẽ phân bố lại cho hai hòn bi và chúng sẽ đẩy nhau.

Những câu hỏi liên quan

Hai quả cầu kim loại nhỏ A và B giống hệt nhau, được treo vào một điểm O bằng hai sợi chỉ dài bằng nhau. Khi cân bằng, ta thấy hai sợi chỉ làm với đường thẳng đứng những góc α bằng nhau [Hình 2.1]. Trạng thái nhiễm điện của hai quả cầu sẽ là trạng thái nào dưới đây ?

A. Hai quả cầu nhiễm điện cùng dấu.

B. Hai quả cầu nhiễm điện trái dấu.

C. Hai quả cầu không nhiễm điện.

D. Một quả cầu nhiễm điện, một quả cầu không nhiễm điện.

Có hai quả cầu kim loại giống hệt nhau, cùng tích điện là q. Khi đặt cách nhau một khoảng r trong không khí thì chúng đẩy nhau với một lực là F. Sau đó người ta cho một quả cầu tiếp xúc với đất, rồi lại tiếp xúc với quả cầu còn lại. Khi đưa hai quả cầu về vị trí ban đầu thì chúng đẩy nhau với lực là

A. F' = 2F

B.  F ' = F 2

C. F' = 4F

D.  F ' = F 4

Đưa một quả cầu kim loại A nhiễm điện dương lại gần một quả cầu kim loại B nhiễm điện dương. Hiện tượng nào dưới đây sẽ xảy ra ?

A. Cả hai quả cầu đều bị nhiễm điện do hưởng ứng.

B. Cả hai quả cầu đều không bị nhiễm điện do hưởng ứng.

C. Chỉ có quả cầu B bị nhiễm điện do hưởng ứng.

D. Chỉ có quả cầu A bị nhiễm điện do hưởng ứng.

Câu 9: Hai quả cầu A và B được đặt gần nhau bằng hai sợi chỉ, chúng hút nhau làm cho phương của hai sợi chỉ bị lệch như trên hình 7.1. Kết luận nào sau đây là SAI:  A. Quả cầu A nhiễm điện dương, quả cầu B nhiễm điện âm hoặc không nhiễm điện B. Quả cầu A nhiễm điện âm, quả cầu B nhiễm điện dương hoặc không nhiễm điện C. Quả cầu nhiễm điện dương, quả cầu A không nhiễm điên D. Quả cầu B và quả cầu A đều nhiễm điện dương Câu 10: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Các vật nhiễm điện ………… thì đẩy nhau, ………….. thì hút nhau A. Khác loại, cùng loại B. Cùng loại, khác loại C. Như nhau, khác nhau D. Khác nhau, như nhau Câu 11: Chọn câu giải thích đúng. Tại sao trước khi cọ xát, thanh nhựa không hút các mẩu giấy nhỏ? A. Vì thanh nhựa chưa bị nhiễm điện B. Vì thanh nhựa trung hòa về điện C. Vì mẩu giấy trung hòa về điện D. Cả ba câu đều đúng Câu 12: Khi cọ xát thước nhựa với mảnh vải khô A. Điện tích âm di chuyển từ thước nhựa sang mảnh vải B. Điện tích âm di chuyển từ mảnh vải sang thước nhựa C. Điện tích dương di chuyển từ thước nhựa sang mảnh vải D. Điện tích dương di chuyển từ mảnh vải sang thước nhựa Câu 13: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Một vật …………… nếu nhận thêm electron, …………… nếu mất bớt elctron A. Nhiễm điện dương, nhiễm điện âm B. Nhiễm điện âm, nhiễm điện dương C. Nhiễm điện dương, trung hòa điện D. Trung hòa điện, nhiễm điện âm Câu 14: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Điện tích dương được kí hiệu bằng……………., điện tích âm kí hiệu bằng………………… A. Dấu cộng, dấu trừ B. Dấu trừ, dấu cộng C. Dấu gạch chéo, dấu trừ D. Dấu cộng, dấu chấm

Giải hộ mình 4 câu tn này với mn!!

1.Hai quả cầu kim loại giống nhau mang điện tích q1 và q2 với \[\left|q1\right|\] = \[\left|q2\right|\] , đưa chúng lại gần thì chúng sẽ hút nhau. Nếu cho chúng tiếp xúc nhau rồi sau đó tách ra thì mỗi quả cầu sẽ mang điện tích 

A. q=q1        B. q=0            C. q=2q1                D. q=0,5q1

2. Một thanh thép mang điện tích -2,5.10-6 C, sau đó nó lại được nhiễm điện để có điện tích 5,5.10-6C. Trong quá trình nhiễm điện lần sau, thanh thép đã

A. nhận vào 1,875.1013 electron

B.nhường đi 1,875.1013 electron

C. nhường đi 5.1013 electron

D. Nhận vào 5.1013 electron

3. Nếu nguyên tử oxi bị mất hết electron nó mang điện tích

A. 1,6.10-19C          B. -1,6.10-19C       C. 12,8.10-19C               D. -12,8.10-19C

4.Hai quả cầu nhỏ giống hệt nhau bằng kim loại A và B đặt trong không khí, có điện tích lần lượt là q1= -3,2.10-7C, q2= 2,4.10-7C, cách nhau một khoảng 12cm. Cho hai quả cầu tiếp xúc điện với nhau rồi đặt về chỗ cũ. Lực tương tác tĩnh điện giữa hai quả cầu đó là

A. 10-4N     B. 10-3N       C.10N          D.1N

Video liên quan

Chủ Đề