Hà nội giải phóng chính quyền vào thời gian nào

Đầu năm 1945, tình hình quốc tế có nhiều chuyển biến mau lẹ, Chiến tranh Thế giới thứ hai đến hồi kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện. Ở trong nước, quân Nhật hoang mang, Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim rệu rã, phong trào cách mạng của quần chúng phát triển rộng khắp, cao trào kháng Nhật cứu nước sục sôi. Thời cơ ngàn năm có một để Tổng khởi nghĩa giành chính quyền đã đến.

Trước tình hình đó, Hội nghị Đại biểu toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào từ ngày 13 đến ngày 15/8/1945 đã quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương, đêm ngày 13/8/1945, Ủy ban Khởi nghĩa đã ra Quân lệnh số 1:

“Hỡi quân dân toàn quốc,

12 giờ trưa ngày 13 tháng 8 năm 1945, phát xít Nhật đã đầu hàng đồng minh, quân đội Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận. Kẻ thù chính của chúng ta đã bị ngã gục.

Giờ Tổng khởi nghĩa đã đánh.

Cơ hội có một cho quân dân Việt Nam vùng dậy giành lấy quyền Độc lập của nước nhà!”[1]

Ngày 14 - 15/8/1945 Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào quyết định tổng khởi nghĩa trong cả nước. Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc thành lập.

Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào đã thông qua Mười chính sách lớn của Việt Minh, thông qua Lệnh tổng khởi nghĩa, quyết định Quốc kỳ nền đỏ, ở giữa có sao vàng năm cánh, chọn bài Tiến quân ca làm Quốc ca và bầu ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương tức Chính phủ Lâm thời do Cụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Đại hội quốc dân Tân Trào thể hiện sự đoàn kết nhất trí của toàn thể dân tộc trong giờ phút quyết định vận mệnh của đất nước. Đại hội biểu thị lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngay sau Đại hội Quốc dân, Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước: “giờ quyết định vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng lên đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”[2]. Quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước được Đảng đề ra một cách nhanh chóng, kịp thời, nhân dân cả nước hưởng ứng Mệnh lệnh khởi nghĩa với không khí sôi nổi.

Tại Hà Nội, ngày 17/8/1945, dưới sự lãnh đạo của Xứ uỷ Bắc Kỳ và Thành uỷ Hà Nội, quần chúng cách mạng đã chiếm lấy diễn đàn cuộc mít tinh của Tổng hội Viên chức chính quyền bù nhìn Trần Trọng Kim, cán bộ cách mạng đã báo tin cho đồng bào biết phát xít Nhật đã đầu hàng, đồng thời trình bày tóm tắt chủ trương, đường lối cứu nước của Việt Minh, đả đảo chính quyền bù nhìn thân Nhật và chuẩn bị tham gia khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Sáng ngày 19/8, Hà Nội đỏ rực màu cờ, hàng chục vạn người dân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận theo các ngả đường kéo về quảng trường Nhà Hát Lớn, cuộc mít tinh lớn chưa từng có của quần chúng cách mạng đã diễn ra, trở thành cuộc biểu tình vũ trang tiến vào chiếm Phủ khâm sứ, Trại lính Bảo an và các cơ sở của chính phủ bù nhìn. Trước khí thế sục sôi của quần chúng khởi nghĩa, binh lính và cảnh sát ngụy cũng bất lực và cuối cùng ngả theo cách mạng, đến chiều ngày 19/8, Hà Nội ngập tràn trong niềm vui thành công của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền, chính quyền đã thuộc về tay nhân dân. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội thắng lợi của trí tuệ, niềm tin và lòng quả cảm, là một sự kiện lớn của nhân dân Hà Nội, là "tiếng súng" mở đầu cho Cách mạng tháng Tám năm 1945 trên qui mô cả nước, làm tăng thêm cuộc khủng hoảng và tan rã của hệ thống chính quyền thân Nhật, có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ các tỉnh và các thành phố khác trong cả nước đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền.

Tiếp theo Hà Nội, ngày 23/8 Huế giành được chính quyền, ngày 25/8 Sài Gòn giành được chính quyền, ngày 28/8 địa phương cuối cùng trong cả nước giành được chính quyền. Uỷ ban dân tộc giải phóng tuyên bố tự cải tổ thành Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Chỉ trong vòng 15 ngày [14 đến 28/8] cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công trên cả nước, chính quyền về tay nhân dân. Ngày 30/8/1945, Vua Bảo Đại thoái vị và giao nộp ấn, kiếm, áo bào cho đại diện Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Sau khi cuộc Cách mạng kết thúc, Hà Nội vinh dự được làm nơi ra mắt Chính phủ Cách mạng Lâm thời trước quốc dân đồng bào. Ngày 2/9/1945, Tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với thế giới và toàn thể quốc dân đồng bào về nền độc lập của dân tộc và sự thành lập Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đây thực sự là bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc và là niềm tự hào của nhân dân Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám thành công, chúng tôi xin giới thiệu một số hình ảnh về quá trình giành chính quyền ở Thủ đô Hà Nội trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. Những hình ảnh này hiện đang lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, phông Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Bá Khoản:

a đã chủ động có kế hoạch đề phòng, đấu tranh, đồng thời chuẩn bị lực lượng về mọi mặt tiếp quản Thủ đô một cách trọn vẹn nhằm đập tan âm mưu của Pháp lợi dụng thời gian này để phá hoại các cơ sở kinh tế, văn hóa của ta, lôi kéo người di cư vào Nam. 35 điểm tại Hà Nội đã được bàn giao cho lực lượng quân đội Việt Nam vào 08/9/1954. Đến ngày 30/9/1954, các hiệp nghị về việc chuyển giao Hà Nội cũng hoàn thành ký kết. Từ sáng ngày 08/10/1954, các đơn vị quân đội theo kế hoạch đã chia thành nhiều đường tiến vào ngoại thành, đến 16 giờ 30 phút thì tới đường Đê La Thành, Vĩnh Tuy, Bạch Mai, Ngã Tư Sở, Ô Cầu Giấy, Nhật Tân... Sáng ngày 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố và các đơn vị quân đội nhân dân chia ra nhiều cánh mở cuộc hành quân lịch sử vào Hà Nội. Lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió như reo vui cùng hơn hai mươi vạn nhân dân Thủ đô. Niềm vui chào đón tự do chào đón đoàn quân chiến thắng trở về sau gần 9 năm bền bỉ, kiên cường chống ngoại xâm. Nhân dân cả nước như vỡ òa chung niềm hạnh phúc của người dân Thủ đô. Các tỉnh, thành phố toàn quốc đều họp mít tinh, liên hoan chào mừng Thủ đô giải phóng. Chiến thắng vang dội của Việt Nam được bạn bè quốc tế, nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới cùng chia vui, đưa tin và giới thiệu rộng rãi. Hà Nội đón những đoàn quân từ chiến khu Việt Bắc về tiếp quản trong nhịp điệu bài hát Tiến về Hà Nội với âm điệu hào hùng “Trùng trùng quân đi như sóng/ Lớp lớp đoàn quân tiến về/ Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng, cờ ngày nào tung bay trên phố…/ Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về/ Như đài hoa đón mừng nở năm cánh đào…”.

Phát huy khí thế hào hùng của những ngày tháng lịch sử, giờ đây Hà Nội đang chuyển mình vươn lên mạnh mẽ để xứng đáng là trái tim của cả nước. Với vai trò là một trung tâm công nghiệp lớn, đầu tàu của nền kinh tế đất nước, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân Thủ đô luôn sẵn sàng vượt qua mọi thử thách, đảm nhận tốt vai trò trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và hội nhập quốc tế của đất nước.

Trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước, Thủ đô đã từng bước cụ thể hóa thực hiện hiệu quả những bước chuyển linh hoạt, hiệu quả từng bước phục hồi, phát triển kinh tế theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19 , thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội và hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước thực hiện 177.464 tỷ đồng, đạt 56,9% dự toán, bằng 122,4% so với cùng kỳ năm 2021. Chi ngân sách địa phương ước thực hiện 30.527 tỷ đồng, đạt 28,5% dự toán và bằng 102,8% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó: Kinh tế phục hồi rõ rệt khi GRDP quý II ước tăng 9,49% - cao hơn 1,4 lần kịch bản đưa ra đầu năm [6,4-6,9%]. Lũy kế 6 tháng GRDP tăng 7,79% - gấp 1,29 lần mức tăng cùng kỳ năm 2021 [6,02%] và 1,08 lần mức tăng cùng kỳ năm 2019 [7,21% - thời điểm chưa xảy ra dịch Covid-19]; trong đó, dịch vụ tăng 9,05% - gấp 1,54 lần mức tăng cùng kỳ [5,87%], công nghiệp tăng 6,73% [cùng kỳ tăng 7,66%], xây dựng tăng 5,54%, nông nghiệp tăng 2,39%, thuế sản phẩm tăng 4,55%.; vốn đầu tư phát triển toàn xã hội quý II đạt 104,30 nghìn tỷ đồng, tăng 9,5%; Nhiệm vụ lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Chủ Đề