Giáo an tạo hình chắp ghép ngôi nhà

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN HAI BÀ TRƯNGTRƯỜNG MẦM NON NGÔ THÌ NHẬM LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸHOẠT ĐỘNG TẠO HÌNHĐề tài: Chắp ghép các hình tạo thành bức tranh Đối tượng : 5 - 6 tuổi Thời gian: 30 - 35 phút Ngày thực hiện: 14/11/2019Số trẻ: 15 - 20 trẻGiáo viên: Nguyễn Minh Hương Năm học 2019 - 2020GIÁO ÁN TẠO HÌNHCHẮP GHÉP CÁC HÌNH TẠO THÀNH BỨC TRANHI. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:1. Kiến thức:- Trẻ nhận biết và gọi tên đúng các hình đã học.- Trẻ biết chắp ghép,sắp xếp và dán được bức tranh từ các hình đã học có sẵn theo ý thích.- Trẻ biết nói lên ý tưởng và cách làm của mình. 2. Kỹ năng:- Củng cố kỹ năng chắp ghép,sắp xếp,phết hồ và dán tạo thành bức tranh từ hình có sẵn.- Rèn cho trẻ sự khéo léo,linh hoạt của đôi bàn tay,phát triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo, thẩm mỹ cho trẻ.- Trẻ biết lựa chọn các hình, lựa chọn màu sắc phù hợp, sắp xếp bố cục bức tranh cân đối hợp lý.- Rèn cho trẻ kỹ năng nói, chia sẻ ý tưởng của mình về sản phẩm đã tạo nên.- Trẻ có kỹ năng lấy và cất đồ dùng gọn gàng3.Thái độ:- Trẻ hứng thú, tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động.- Hình thành cảm xúc thẩm mỹ, yêu thích cái đẹp và giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn.II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của cô:- Giáo án, que chỉ, nhạc nhẹ nhàng- Tranh mẫu của cô: + Tranh 1: Tranh hình tròn dán các ngôi nhà + Tranh 2: Tranh hình chữ nhật dán cá và tàu thủy + Tranh 3: Tranh hình vuông dán khinh khí cầu- Giá trưng bày sản phẩm và treo tranh mẫu- Hộp thần kỳ có tờ giấy ma thuật2. Đồ dùng của trẻ: - Giấy bìa màu khung tranh các hình: Tròn, vuông, A4, các hình cơ bản các màu, các kích cỡ bằng giấy màu, vải dạ, xốp nhũ…- Hồ dán,khăn lau,mắt nhựa, bút màu, rổ.- Bàn, ghế cho trẻ... III. TIẾN HÀNH:Hoạt động của côHoạt động của trẻ1.Ổn định tổ chức:- Cô giới thiệu “ Chiếc hộp thần kỳ”, cô cùng trẻ mở ra xem bên trong hộp có gì và hỏi trẻ: + Đây là cái gì?- Cô giới thiệu :Đây chính là nguyên vật liệu rất quen thuộc mà chúng ta được tiếp xúc và sử dụng hàng ngày,đó chính là tờ giấy.- Cô lần lượt cho trẻ khám phá các mặt của tờ giấy và trò chuyện về các hình có trên tờ giấy [ Trên mặt giấy có hình vuông, tròn, tam giác, chữ nhật] + Ngoài các hình vuông, tròn, tam giác, chữ nhật các cọn đã học chúng mình còn biết những hình gì nữa? + Với những hình mà chúng mình đã học, hôm nay cô đã tạo nên 1 điều bất ngờ dành cho chúng mình. Cô mời các con cùng ngồi xuống và quan sát điều bất ngờ này nhé?- Cô cho trẻ ngồi xúm xít xung quanh cô- Trẻ quan sát chiếc hộp- Trẻ trả lời cô- Trẻ nghe cô- Trẻ quan sát và trò chuyện cùng cô- Trẻ lắng nghe cô2. Phương pháp hình thức tổ chức:Cô mở đồng thời 3 bức tranh mẫu cho trẻ quan sát* Cho trẻ quan sát tranh mẫu và hỏi trẻ:+ Khi nhìn lên các bức tranh các con thấy hình gì?+ Các hình trên tranh được làm bằng cách nào?+ Các bức tranh này có màu sắc như thế nào?+ Cùng quan sát và phát hiện ngoài nguyên vật liệu là giấy màu cô còn sử dụng nguyên vật liệu nào khác?+ Hãy quan sát bức tranh khinh khí cầu xem có gì khác với những bức tranh còn lại?..* Củng cố kỹ năng đã học:+ Bức tranh khinh khí cầu được ghép nổi lên trên mặt giấy và đây cũng là kỹ năng mà hôm nay cô muốn nhắc lại với chúng mình. Đó là kỹ năng ghép giấy thành khối.

+ Cô vừa làm vừa giải thích cho trẻ nghe: Cô sử dụng các giấy màu cùng hình và cùng kích cỡ. Ví dụ muốn làm khinh khí cầu cô sẽ sử dụng hình tròn sau đó cô gấp

nguon VI OLET

GIÁO ÁN

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ

Đề tài: Sáng tạo tranh từ một số nguyên vật liêu thiên nhiên

Hoạt động: Tạo hình theo ý thích

Đối tượng: Trẻ 5 – 6 tuổi

Số lượng trẻ: 20 trẻ

Thời gian tổ chức: 30 phút

        Giáo viên thực hiện:

I. MỤC TIÊU:                                           

1. Kiến thức:

- Trẻ biết cách cắt, xé, chắp ghép, sắp xếp...các nguyên vật liệu thiên nhiên [Lá cây, cành cây, hoa, cỏ...] để tạo thành bức tranh sáng tạo theo ý thích của trẻ

- Trẻ biết lựa chọn các nguyên vật liệu để tạo ra bức tranh theo ý thích trên nền tranh trẻ tạo [Trong giờ hoạt động trước] một cách phù hợp

- Trẻ biết đặt tên cho sản phẩm của mình

 2. Kỹ năng:

- Trẻ có kỹ năng cắt, xé dán, chắp ghép, sắp xếp, gắn dính các nguyên vật liệu thiên nhiên để tạo thành những sản phẩm tạo hình theo ý thích trên nền tranh trẻ tạo một cách phù hợp

- Trẻ có kỹ năng quan sát, nhận xét được mối quan hệ đơn giản của sự vật hiện tượng gần gũi

- Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, nói lên được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm

- Trẻ biết hơp tác với bạn trong khi thực hiện nhiệm vụ

 3. Thái độ:

- Trẻ hào hứng tham gia vào các hoạt động

- Yêu thích sản phẩm mình tạo ra, cảm nhận được cái đẹp trong sản phẩm của mình và của bạn

II. Chuẩn bị: 

- Đồ dùng của cô  

- Nhạc bài hát: Lá xanh

- Nhạc không lời

- Giá treo sản phẩm nền tranh, que chỉ

- Đồ dùng của trẻ:   

+ Sản phẩm nền tranh bằng màu nước trẻ đã tạo trong giờ hoạt động trước

+ Khay đựng các nguyên vật liệu thiên nhiên [Lá cây, cánh hoa, cành lá..] và các đồ dùng, nguyên liệu tạo hình [Kéo, bút dạ, mắt, băng dính 2 mặt, kẹp]

+ Mika đã làm khung, giá treo sản phẩm

III. Cách tiến hành

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức.

- Cô giới thiệu khách

- Hát “Lá xanh”  kết hợp chơi trò chơi “Chuyền lá”

- Kết thúc trò chơi hỏi trẻ trên tay có gì?

+ Chiếc lá con cầm như thế nào?

+ Con có ý tưởng mình sẽ làm gì với chiếc lá này không?

- Cô thấy các con có nhiều ý tưởng rất là hay. Ngoài những chiếc lá này ra cô có một số nguyên vật liệu thiên nhiên khác [Cánh hoa, cành cây..], hôm nay các con hãy cùng sáng tạo tranh từ những nguyên  vật liệu thiên nhiên này nhé

2. Hoạt động 2: Bài mới

*. Quan sát nhận xét sản phẩm gợi ý, mở rộng giúp trẻ hiểu nội dung hoạt động, kỹ năng, mối quan hệ, bố cục [tỉ lệ, vị trí sắp xếp các đối tượng…].

- Cô giới thiệu dành cho trẻ 1 điều đặc biệt

- Cô đưa giá treo tấm mika và các bức nền tranh trẻ đã tạo ra trong giờ hoạt động trước và hỏi trẻ:

+ Đây là gì?

+ Ai đã tạo ra bức nền tranh này?

+ Các con đã tạo ra bức nền tranh như thế nào? [Hỏi 2-3 trẻ]

+ Nhìn bức nền tranh con liên tưởng đến điều gì?

- Mỗi nền tranh sẽ mang lại cho các con những cảm xúc khác nhau và liên tưởng tới những bức tranh khác nhau. Hôm nay các con sẽ dùng những nguyên vật liệu thiên nhiên để sáng tạo tranh theo ý thích của mình trên mika rồi gắn với nền tranh mà các con đã tạo ra cho phù hợp nhé

*. Gợi hỏi ý tưởng của trẻ

- Cô hỏi 2-3 trẻ lên chỉ về bức nền tranh của mình, và ý tưởng của trẻ sẽ tạo ra những sản phẩm gì từ nguyên vật liệu thiên thiên để ghép với nền tranh

+ Đâu là bức nền tranh của con?

+ Vậy con sẽ sáng tạo sản phẩm tạo hình như thế nào để phù hợp với bức nền tranh của mình?

*. Trẻ thực hiện:

- Cô cho trẻ về các nhóm hoạt động [mở nhạc nhẹ nhàng cho trẻ], động viên trẻ thảo luận cùng nhau để hoàn thành sản phẩm [Hỏi trẻ đã thảo luận, phân công, phối hợp với bạn trong nhóm như thế nào để tạo thành sản phẩm chung

- Cô bao quát và hướng dẫn thêm cho trẻ trong quá trình trẻ thực hiện

*.  Nhận xét sản phẩm

- Cho trẻ trưng bày sản phẩm lên giá, trẻ đi xung quanh ngắm nhìn những sản phẩm đã tạo ra, sau đó ngồi thành vòng cung để quan sát, nhận xét và giới thiệu sản phẩm theo các gợi ý ?

+ Con thích bức tranh nào ? Vì sao ?

+ Ai có thể giới thiệu về sản phẩm của minh ?

+ Con  đặt tên cho bức tranh của mình là gì?

+ Các con sẽ dành tặng bức tranh này cho ai ?

- Giáo dục trẻ biết trân trọng và giữ gìn sản phẩm do mình và các bạn làm ra

-  Những bức tranh này không cố định, có thể đổi nền tranh của bạn này thành nền tranh của bạn khác.

- Cô cùng trẻ đổi nền bức tranh.

3. Kết thúc.

- Nhận xét tuyên dương.

- Trẻ chào khách

- Trẻ chơi

- Trẻ quan sát và trả lời các câu hỏi của cô

- Trẻ quan sát và trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ  nói ý tưởng tạo hình

- Trẻ về nhóm hoạt động

- Trẻ quan sát, giới thiệu sản phẩm, nêu nhận xét

Video liên quan

Chủ Đề