Giải bài tập toán kop5 tap 2 trang 1 11 năm 2024

Giải Toán lớp 5 vở bài tập tập 2 trang 11, 12, 13: Luyện tập Chu vi hình tròn bao gồm đáp án và hướng dẫn giải chi tiết tương ứng với từng bài tập. Lời giải bài tập Toán 5 này sẽ giúp các em học sinh ôn tập lại các kiến thức có trong sách giáo khoa. Sau đây mời các em cùng tham khảo lời giải chi tiết.

Giải bài 1 trang 11 vở bài tập Toán lớp 5 tập 2

Viết số đo thích hợp vào ô trống:

Hình tròn

1

2

3

Bán kính

18cm

40,4dm

1,5m

Chu vi

Phương pháp giải:

Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy 2 lần bán kính nhân với số 3,14.

C = r × 2 × 3,14

[C là chu vi hình tròn, r là bán kính hình tròn].

Đáp án

Chu vi hình tròn [1] : C = r ⨯ 2 ⨯ 3,14

\= 18 ⨯ 2 ⨯ 3,14 = 113,04cm

Chu vi hình tròn [2]: C = 40,4 ⨯2 ⨯ 3,14 = 253,712dm

Chu vi hình tròn [3]: C = 1,5 ⨯ 2 ⨯ 3,14 = 9,42m

Hình tròn

1

2

3

Bán kính

18cm

40,4dm

1,5m

Chu vi

113,04cm

253,712dm

9,42m

Giải bài 2 vở bài tập Toán lớp 5 tập 2 trang 12

  1. Chu vi của một hình tròn là 6,28 m. Tính đường kính của hình tròn đó.
  1. Chu vi của một hình tròn là 188,4cm. Tính bán kính của hình tròn đó.

Phương pháp giải:

- Từ công thức tính chu vi : C = d × 3,14 ta suy ra d = C : 3,14.

- Từ công thức tính chu vi : C = r × 2 × 3,14 ta suy ra r = C : 3,14 : 2 [hoặc r = C : 2 : 3,14 hoặc r = C : [2 × 3,14]].

Bài giải

  1. Đường kính của hình tròn là:

d = C/3,14 = 6,28 : 3,14 = 2[m]

  1. Đường kính của hình tròn là:

188,4 : 3,14 = 60 [cm]

Bán kính của hình tròn là:

60 : 2 = 30 [cm]

Hoặc:

Bán kính của hình tròn là:

188,4 : 3,14 : 2 = 30 [cm]

Đáp số: a] 2m ; b] 30cm.

Giải bài 3 Toán lớp 5 vở bài tập trang 12 tập 2

Đường kính của một bánh xe ô tô là 0,8m.

  1. Tính chu vi của bánh xe đó.
  1. Ô tô đó sẽ đi được bao nhiêu mét nếu bánh xe lăn trên mặt đất được 10 vòng; được 200 vòng; được 1000 vòng?

Phương pháp giải:

- Chu vi bánh xe = chu vi hình tròn đường kính 0,65m.

- Quãng đường ô tô đi được nếu bánh xe lăn trên mặt đất được 1 vòng chính là chu vi của bánh xe.

Quãng đường ô tô đi được nếu bánh xe lăn trên mặt đất được 10 vòng [hoặc được 200 vòng; 1000 vòng] bằng chu vi bánh xe nhân với 10 [hoặc nhân với 200; nhân với 1000].

Đáp án

  1. Chu vi bánh xe là:

0,8 × 3,14 = 2,512 [m]

  1. Quãng đường ô tô đi được khi bánh xe lăn được 10 vòng trên mặt đất là :

2,512 × 10 = 25,12 [m]

Quãng đường ô tô đi được khi bánh xe lăn được 200 vòng trên mặt đất là :

2,512 × 200 = 502,4 [m]

Quãng đường ô tô đi được khi bánh xe lăn được 1000 vòng trên mặt đất là :

2,512 × 1000 = 2512 [m]

Đáp số :

  1. 2,512m ;
  1. 25,12m ; 502,4m ; 2512m.

Giải bài 4 tập 2 vở bài tập Toán lớp 5 trang 13

Đúng ghi Đ, sai ghi S:

  1. Chu vi hình A bằng chu vi hình B
  1. Chu vi hình A bằng chu vi hình C
  1. Chu vi hình B bằng chu vi hình C

Phương pháp giải:

- Tính chu vi các hình rồi so sánh kết quả với nhau.

- Áp dụng các công thức :

+ Chu vi hình vuông = cạnh × 4.

+ Chu vi hình chữ nhật = [chiều dài + chiều rộng] × 2.

- Chu vi hình C = nửa chu vi hình tròn đường kính 10cm + đường kính 10cm.

Đáp án

Chu vi hình vuông A là:

11,75 ⨯ 4 = 47 [cm]

Chu vi hình chữ nhật B là:

[9 + 14,5] ⨯ 2 = 47 [cm]

Chu vi của hình C là:

[10 ⨯ 3,14] : 2 + 10 = 25,7 [cm]

Ta có kết quả như sau

  1. Chu vi hình A bằng chu vi hình B: Đ
  1. Chu vi hình A bằng chu vi hình C: S
  1. Chu vi hình B bằng chu vi hình C: S

CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải bài giải Toán lớp 5 vở bài tập tập 2 trang 11, 12, 13: Luyện tập Chu vi hình tròn file word và pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Giải bài tập trang 111, 112 SGK Toán 5: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết. Lời giải hay bài tập toán 5 này sẽ giúp các em học sinh hiểu được cách giải các bài tập về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương; cách tính và công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương. Sau đây mời các em cùng tham khảo chi tiết lời giải để học tốt toán lớp 5 hơn.

1. Giải Toán lớp 5 trang 111

Hướng dẫn giải bài tập 1, 2 trang 111 SGK Toán lớp 5. Các lời giải bám sát chương trình học. Các cùng so sánh đối chiếu.

Toán lớp 5 trang 111 bài 1

Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 1,5 m.

Phương pháp giải

Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4.

Diện tích toàn phần của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 6

Đáp án

Diện tích xung quanh của hình lập phương đã cho là:

1,5 × 1,5 × 4 = 9 [m2]

Diện tích toàn phần của hình lập phương đã cho là:

1,5 × 1,5 × 6 = 13,5 [m2]

Đáp số: Diện tích xung quanh: 9m2 ;

Diện tích toàn phần: 13,5m2

Toán lớp 5 trang 111 bài 2

Người ta làm một cái hộp không có nắp bằng bìa cứng dạng hình lập phương có cạnh 2,5 dm. Tính diện tích phần bìa dùng để làm hộp.

Phương pháp giải

Vì hộp không có nắp nên chỉ có 5 mặt. Do đó, diện tích bìa cần dùng để làm hộp bằng 5 lần diện tích một mặt.

Đáp án

Vì không có nắp nên chỉ có 5 mặt. Vậy diện tích phần bìa dùng để làm hộp là:

Diện tích một mặt của hộp là:

2,5 × 2, 5 = 6,25 [dm2]

Diện tích bìa cần dùng để làm hộp là:

6,25 × 5 = 31,25 [dm2]

Đáp số: 31,25dm2.

Để chuẩn bị cho bài tiếp các em học sinh theo dõi lời giải dưới đây. Hoặc có thể tham khảo lời giải khác Bài tiếp theo: Toán lớp 5 trang 112 Luyện tập chi tiết, dễ hiểu.

2. Giải Toán lớp 5 trang 112

Hướng dẫn giải bài tập 1, 2, 3 Luyện tập trang 112 SGK Toán lớp 5.Các em học sinh cùng so sánh đối chiếu đáp án sau đây.

Toán lớp 5 trang 112 bài 1

Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương có cạnh 2m 5cm.

Phương pháp giải

Áp dụng các công thức:

Diện tích xung quanh = diện tích một mặt × 4 = cạnh × cạnh × 4.

Diện tích toàn phần = diện tích một mặt × 6 = cạnh × cạnh × 6.

Đáp án

2m 5cm = 2,05m

Diện tích xung quanh của hình lập phương đã cho là:

2,05 × 2,05 × 4 = 16,81 [m2]

Diện tích toàn phần của hình lập phương đã cho là:

2,05 × 2,05 × 6 = 25,215 [m2]

Đáp số: Diện tích xung quanh: 16,81m2;

Diện tích toàn phần: 25,215m2.

Toán lớp 5 trang 112 bài 2

Mảnh bìa nào dưới đây có thể gấp thành hình lập phương?

Đáp án

Cách 1: Học sinh vẽ hình lên giấy rồi gấp thử và trả lời.

Cách 2: Suy luận:

- Dễ thấy không thể gấp hình 1 thành một hình lập phương.

- Với hình 2, khi ta gấp dãy 4 hình vuông ở dưới thành 4 mặt xung quanh thì 2 hình vuông ở trên sẽ đè lên nhau, không tạo thành một mặt đáy trên và một mặt đáy dưới được. Do đó không thể gấp hình 2 thành một hình lập phương.

- Hình 3 và hình 4 đều có thể gấp thành hình lập phương vì khi ta gấp dãy 4 hình vuông ở giữa thành 4 mặt xung quanh thì 2 hình vuông trên và dưới sẽ tạo thành hai mặt đáy trên và đáy dưới.

Vậy mỗi mảnh bìa ở hình 3 và hình 4 đều có thể gấp thành một hình lập phương.

Toán lớp 5 trang 112 bài 3

Đúng ghi Đ, sai ghi S

  1. Diện tích xung quanh của hình lập phương A gấp 2 lần diện tích xung quanh của hình lập phương B.
  1. Diện tích xung quanh của hình lập phương A gấp 4 lần diện tích xung quanh của hình lập phương B.
  1. Diện tích toàn phần của hình lập phương A gấp 2 lần diện tích toàn phần của hình lập phương B.
  1. Diện tích toàn phần của hình lập phương A gấp 4 lần diện tích toàn phần của hình lập phương B.

Phương pháp giải

- Tính diện tích xung quanh và diện tích từng phần của từng hình lập phương rồi so sánh kết quả với nhau:

+ Diện tích xung quanh = diện tích một mặt × 4 = cạnh × cạnh × 4.

+ Diện tích toàn phần = diện tích một mặt × 6 = cạnh × cạnh × 6.

Đáp án

Diện tích xung quanh của hình lập phương A là:

10 × 10 × 4 = 400 [cm2]

Diện tích toàn phần của hình lập phương A là:

10 × 10 × 6 = 600 [cm2]

Diện tích xung quanh của hình lập phương B là:

5 × 5 × 4 = 100 [cm2]

Diện tích toàn phần của hình lập phương B là:

5 × 5 × 6 = 150 [cm2]

Diện tích xung quanh của hình lập phương A gấp diện tích xung quanh của hình lập phương B số lần là:

400 : 100 = 4 [lần]

Diện tích toàn phần của hình lập phương A gấp diện tích toàn phần của hình lập phương B số lần là:

600 : 150 = 4 [lần]

Vậy diện tích xung quanh [toàn phần] của hình A gấp 4 lần diện tích xung quanh [toàn phần] của hình B.

Ta có kết quả:

  1. S
  1. Đ
  1. S
  1. Đ

Bài tiếp theo: Giải bài tập trang 113, 114 SGK Toán 5: Luyện tập chung

3. Lý thuyết Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương

  1. Các mặt của hình lập phương là các hình vuông bằng nhau nên:

Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4. Diện tích toàn phần của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 6.

Giả sử hình lập phương có độ dài cạnh là a:

Quy tắc 1: Muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với 4.

Công thức tính: Sxq =S1 mặt × 4 = [a × a] × 4

Ví dụ 1: Tính diện tích xung quanh của hình lập phương có cạnh 3cm

Bài giải:

Diện tích xung quanh của hình lập phương là:

[3 × 3] × 4 = 36 [cm2]

Quy tắc 2: Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với 6.

Công thức tính: Stp = S1 mặt × 6 = [a × a] × 6

Ví dụ 2: Tính diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 3cm

Bài giải:

Diện tích toàn phần của hình lập phương là:

[3 × 3] × 6 = 54 [cm2]

  1. Ví dụ 3: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 5cm.

- Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là:

[5 × 5] × 4 = 100 [cm2]

- Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là:

[5 × 5] × 6 = 150 [cm2]

\>> Chi tiết: Lý thuyết Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương

Chuyên mục Toán lớp 5 tổng hợp tất cả các bài trong năm học có lời giải đầy đủ cho từng bài học SGK cũng như VBT trong năm học. Tất cả các tài liệu tại đây đều được tải miễn phí về sử dụng. Các em học sinh có thể lựa chọn lời giải phù hợp cho từng bộ sách trong chương trình học.

4. Bài tập Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương

  • Bài tập Toán lớp 5: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
  • Giải Toán lớp 5 VNEN bài 70: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
  • Bài tập nâng cao Toán lớp 5: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
  • Giải vở bài tập Toán 5 bài 107: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương

5. Trắc nghiệm Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương

\>> Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương

Ngoài các dạng bài tập SGK Toán 5, các em học sinh lớp 5 còn có thể tham khảo lời giải hay Vở bài tập Toán lớp 5 hay đề thi học kì 1 lớp 5 và đề thi học kì 2 lớp 5 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa học, Tin học, Sử, Địa chuẩn kiến thức, kỹ năng mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Toán lớp 5 hơn mà không cần sách giải.

Chủ Đề