Giá vốn và giá mua khác nhau như thế nào năm 2024

Giá vốn hàng bán là một trong những khoản chi lớn nhất của doanh nghiệp. Vậy giá vốn hàng bán là gì và tính giá hàng vốn bán hàng như thế nào mới là chính xác nhất?

Giá vốn hàng bán được hiểu đơn giản là toàn bộ chi phí để tạo ra một sản phẩm. Nó liên quan đến quá trình bán hàng bao gồm giá vốn hàng xuất kho, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Sự hình thành giá vốn hàng bán được phân biệt ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất như:

  • Giá vốn hàng tại điểm mua hàng hóa hay còn gọi là giá trị mua thực tế.
  • Đối với các công ty thương mại, giá vốn hàng bán là tổng các chi phí để hàng có mặt tại kho gồm giá mua từ nhà cung cấp, bảo hiểm, VAT, phí vận chuyển,…
  • Đối với các công ty sản xuất, tổng chi phí sẽ nhiều hơn vì đầu vào chỉ là nguyên liệu tạo thành phẩm.

Giá vốn hàng bán còn thay đổi phụ thuộc vào các quy định theo hợp đồng với bên cung cấp. Do một số nhà cung cấp sẽ cộng các khoản phí như vận chuyển, thuế, bảo hiểm,… vào giá bán hàng.

Cách tính giá vốn hàng bán

Mỗi doanh nghiệp có đặc thù khác nhau nên cách tính giá vốn hàng bán cũng khác nhau. Để tính chính xác trị giá vốn bán hàng cần đi vào chi tiết từng loại hình doanh nghiệp.

Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

Thành phẩm của doanh nghiệp hình thành qua quá trình sản xuất. Qua mỗi giai đoạn trong quy trình sản xuất, giá vốn hàng bán được cộng thêm các chi phí lao động sống và lao động vật hóa có thể kể đến như:

  • Giá trị mua nguyên liệu thực tế gồm phí vận chuyển, phí nhân công, hao hụt, và nhiều chi phí bằng tiền khác.
  • Phí vận chuyển chế phẩm gồm phí nhập kho và phí sản xuất tại công đoạn phân bổ tiếp theo của chế phẩm.
  • Giá của thành phẩm là tất cả chi phí khi kết thúc quá trình sản xuất. Nó bao gồm chi phí từ các kho giữ thành phẩm đầu kỳ và sản xuất trong kỳ.

Doanh nghiệp thương mại dịch vụ

Hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất chính là thành phẩm của doanh nghiệp thương mại dịch vụ. Hoạt động của doanh nghiệp thương mại dịch vụ là nhiệm vụ cuối cùng của quá trình lưu thông hàng hóa.

Vì vậy, cách tính giá vốn hàng bán của doanh nghiệp thương mại dịch vụ có phần đơn giản hơn so với doanh nghiệp sản xuất. Toàn bộ chi phí mới khi nhập kho hàng hóa được đưa vào giá thành phẩm. Khi tiêu thụ hàng hóa sẽ đưa từng phần giá thành sẽ được đưa vào theo quy định của doanh nghiệp.

Giá vốn hàng bán là một trong những khoản chi phí lớn nhất trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần nắm vững được các yếu tố hình thành giá vốn để có sự quản lý chặt chẽ và hiệu quả nhất.

Phần mềm quản lý bán hàng SUNO.vn giúp quản lý giá vốn, giá bán lẻ giá sỉ một cách hiệu quả, rỏ ràng.

Ở mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì giá vốn luôn là tiêu chí quan tâm hàng đầu. FTS sẽ chia sẻ cho bạn khái niệm và các phương pháp tính giá vốn hàng bá cũng như cách khắc phục giá vốn khi bị sai.

1.Khái niệm giá vốn hàng bán là gì?

1.1. Giá vốn hàng bán là gì?

Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01, giá vốn hàng bán là một chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn khi, khấu hao máy móc, thiết bị.

Giá vốn hàng bán là giá trị vốn của hàng hóa đã tiêu thụ trong một khoảng thời gian cụ thể [trong một kỳ]. Giá vốn hàng bán bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm.

1.2. Giá vốn hàng bán bao gồm những gì?

Chi phí liên quan đến giá vốn hàng bán bao gồm tất cả các chi phí để tạo ra 1 sản phẩm như chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí sản xuất hàng hóa, chi phí nhân công, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí vận chuyển,…Đối với từng loại hình công ty khác nhau thì sẽ có những cách định nghĩa về giá vốn khác nhau:

Với công ty thương mại [nghĩa là nhập sản phẩm sẵn có về bán], thì giá vốn được hiểu là tổng tất cả các chi phí từ lúc mua hàng đến lúc hàng hóa có mặt tại kho của công ty, bao gồm: giá nhập hàng hóa từ các nhà cung cấp, chi phí vận chuyển hàng hóa về kho, thuế, bảo hiểm hàng hóa… Với các công ty sản xuất [các công ty trực tiếp sản xuất ra sản phẩm] thì các chi phí cấu thành nên giá vốn sẽ nhiều hơn các công ty thương mại do có thêm chi phí nguyên vật liệu đầu vào sản xuất sản phẩm.

Ngoài ra, giá vốn của mỗi công ty khác nhau còn thay đổi phụ thuộc vào các quy định khác nhau theo hợp đồng nhà cung cấp.

Các khoản mục cần có trong báo cáo tài chính khi ghi nhận giá vốn: Giá gốc của hàng tồn kho đã bán Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho Các khoản hao hụt mất mát cảu hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra Chi phí NVL trực tiếp tiêu hao vượt mức bình thường, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ vào giá trị sản phẩm nhập kho, thì tính ngay vào giá vốn bán hàng [kể cả khi sản phẩm, hàng hóa chưa tiêu thụ]

Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đã tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó được hoàn lại thì được ghi giảm giá vốn.

Theo nguyên tắc phù hợp thì khi bạn ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng vào cùng thời điểm đó. Điều này có nghãi là giá vốn là một khoản chi phí của doanh nghiệp để góp phần tạo ra doanh thu. Do vậy xác thời điểm ghi nhận giá vốn cũng chính là xác định thời điểm ghi nhận một khoản doanh thu của doanh nghiệp.

2. Phương pháp tính giá vốn:

Phương pháp tính giá gốc hàng tồn kho được áp dụng tại Việt Nam như sau:

Phương pháp giá thực tế bình quân Phương pháp FIFO [nhập trước, xuất trước] Phương pháp LIFO [nhập sau xuất trước] Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh Phương pháp tính theo giá hạch toán. 3. Cách tính giá vốn trên phần mềm kế toán FTS
  1. Phương pháp bình quân tức thời:

Phần mềm kế toán FTS tự động tính giá bình quân của vật tư hàng hóa tại ngày xuất kho. Khi tạo phiếu xuất kho, nhập mã hàng hóa phần mềm sẽ tự lấy lên giá bình quân của các lô hàng.

b. Phương pháp đích danh:

Tại thời điểm xuất, khi gõ mã vật tư hàng hóa, phần mề kế toán FTS sẽ hiện ra các lo hàng còn tồn tồn kho theo từng giá vốn khác nhau để người sử dụng cho lô hàng xuất ra.

Người dùng phải thực hiện chọn kho trước, khi đấy phần mềm mới lấy lên các lô hàng trong kho hiện có.

  1. Phương pháp nhập trước, xuất trước và bình quân cuối kỳ:

Với phương pháp nhập trước xuất trước: Phần mềm kế toán FTS tự động tính giá xuất theo phương pháp nhập trước xuất trước của vật tư hàng hóa tai ngày xuất kho. Nếu có sự thay đổi vè phiếu nhập, có thể dùng chức năng > để tính lại giá xuất

Bình quân cuối kỳ: Chưa ghi tiền vốn khi xuất ahnfg, cuối tháng bạn sử dụng chức năng > để phần mềm kế toán FTS tự tính giá vốn bình quân.

Đường dẫn: Kho/Tính giá vốn bình quân.

Phần mềm sẽ tự động áp giá vốn vào các chứng từ xuất kho trong kỳ tính giá vốn ngay sau khi hoàn thành thao tác tính giá vốn.

Cuối kỳ tính giá vốn theo phương pháp Bình quân cuối kỳ

Các thao tác:

: Chọn kỳ số liệu muốn tính Phương pháp tính: Chọn phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho Phạm vi tính toán Kích để tính toán, để đóng màn hình tính giá vốn.

Giá vốn tự động áp vào các chứng từ xuất trong kỳ

Nhằm hạn chế sai sót trong quá trình tính toán, nhầm lẫn tài khoản khi thực hiện công việc hạch toán, kế toán cần tìm các công cụ, phần mềm hỗ trợ. Phần mềm kế toán FTS đáp ứng đầy đủ các phương pháp tính chi phí, gái thành, giá vốn cho Doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực.

Chủ Đề