Giá trị kinh tế của sâm Bố chính

Sâm Bố Chính hay còn được gọi là sâm Phú Yên, sâm khu năm, thổ hào sâm [Nghệ An], sâm báo [Thanh Hóa]… Sâm Bố Chính không chỉ nở hoa rất đẹp mà còn cho ra thứ củ đại bổ, từ lâu đã được đánh giá là một vị thuốc quý, được ghi trong cuốn sách nổi tiếng – "Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam" của Giáo sư Đỗ Tất Lợi. 

Cây có tên gọi sâm Bố Chính bởi loài cây này được phát hiện đầu tiên ở huyện Bố Trạch – Quảng Bình.

Mô hình trồng sâm Bố Chính phát triển tốt ở vùng đất đỏ bazan Quảng Trị. Ảnh: Ngọc Vũ

Mới đây, UBND thị xã Ninh Hòa [Khánh Hòa] đã nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở "Trồng thử nghiệm cây sâm bố chính trên địa bàn thị xã", do ông Trần Thanh Hiếu - Trạm Khuyến nông Ninh Hòa làm chủ nhiệm. 

Nhiều người dân sống tại Ninh Hòa cho biết, trên địa bàn thị xã, cây sâm bố chính mọc nhiều trên các vùng đất bán sơn địa, nương rẫy, đất trồng cây hàng năm khác tại một số xã như: Ninh Tây, Ninh Sơn, Ninh Tân, Ninh Sim, Ninh Trung, Ninh Thượng…

Khảo nghiệm sâm bố chính tại xã Ninh Tây, Ninh Hòa. Ảnh: baokhanhhoa

Theo ông Trần Thanh Hiếu, Ninh Hòa có gần 79.000ha đất nông nghiệp [trong đó có 13.865ha đất trồng cây hàng năm] và 42.861ha đất rừng có thể phát triển cây sâm Bố Chính. Bên cạnh đó, Ninh Hòa có 6.000ha mía, trong đó nhiều diện tích là đất rừng cũng có thể trồng sâm Bố Chính. 

Cây sâm Bố Chính có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, có giá trị kinh tế cao và nhu cầu thị trường rất lớn nhưng sản lượng hiện nay còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Chính vì thế, thị xã đã chọn cây sâm bố chính để triển khai trồng thử nghiệm. 

Sâm Bố Chính không chỉ nở hoa rất đẹp mà còn cho ra thứ củ đại bổ, từ lâu đã được đánh giá là một vị thuốc quý

Sau 11 tháng theo dõi, chăm sóc, cây sâm Bố Chính cho thu hoạch. Kết quả cho thấy, đối với mô hình trồng sâm trên đất bằng, năng suất đạt 6,76 tấn/ha. Còn mô hình trồng sâm trên đất dốc, năng suất đạt 4,88 tấn/ha. 

Đánh giá về hiệu quả kinh tế, mô hình trồng sâm Bố Chính trên đất bằng cho lợi nhuận 157,9 triệu đồng/ha, còn mô hình đất dốc có lợi nhuận thấp hơn.

Qua phân tích thành phần dược liệu cây sâm bố chính trồng tại Ninh Hòa do Viện Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nha Trang thực hiện cho thấy, củ sâm Bố Chính được trồng trên vùng đất thị xã tương đối đầy đủ các thành phần dược tính. Trong đó, thành phần chính là Saponin trồng tại mô hình đất bằng phẳng đạt 2,46%, đất dốc đạt 1,51%. 

Đề tài cũng đúc kết được quy trình thâm canh cây sâm Bố Chính rất phù hợp tại Ninh Hòa, đồng thời tổ chức phổ biến kỹ thuật cho 50 lượt người.

Hiện, giá sâm Bố Chính trên thị trường đạt 200.000 - 300.000 đồng/kg tươi, cao gấp 2-3 lần thời điểm làm đề tài. Tuy nhiên, thời điểm đề tài cho thu hoạch, công ty liên kết thu mua chỉ đạt 50.000 đồng/kg sâm tươi nên lợi nhuận của mô hình không cao.

Tuy nhiên, đây là mô hình được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế cho nông dân so với nhiều loại cây trồng khác. Do vậy, Trạm Khuyến nông thị xã đề xuất UBND thị xã thông qua các nguồn vốn sự nghiệp khuyến nông cho phép nhân rộng kết quả mô hình để ứng dụng rộng rãi trên địa bàn. Đồng thời hỗ trợ tìm đầu ra, tiêu thụ ổn định, lâu dài cho người dân sản xuất cây sâm bố chính.

Củ sâm Bố Chính khi thu hoạch.

Tương tự, tại huyện Như Xuân [tỉnh Thanh Hoá], nhận thấy sâm Bố Chính phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế cao, năm 2020, UBND xã Thanh Lâm đã xây dựng kế hoạch trồng thử nghiệm 1,0 ha. Khi cho thu hoạch, sâm Bố Chính đạt năng suất 10 tấn/ha. 

Với giá bán sâm Bố Chính củ tươi đạt 100.000 đồng/kg tại thời điểm thu hoạch, tổng thu nhập của mô hình đạt 1 tỷ đồng.

Từ kết quả đó, năm 2021 xã Thanh Lâm tiếp tục chỉ đạo phát triển mở rộng mô hình trồng sâm Bố Chính với diện tích 20 ha. Với mong muốn trồng sâm Bố Chính sẽ góp phần tăng thu nhập cho người dân, giúp các hộ gia đình thoát nghèo bền vững.

Giá bán sâm Bố Chính củ tươi đạt 100.000 đồng/kg, tổng thu nhập của mô hình đạt 1 tỷ đồng.

Để tiêu thụ sản phẩm, xã Thanh Lâm tiếp tục liên kết với Công ty Trí Việt nhằm phát triển mô hình trồng sâm Bố Chính. Ước tính năm 2021, tổng thu nhập mang lại từ nhân rộng mô hình sâm bố chính khoảng 20 tỷ đồng, đưa xã Thanh Lâm dẫn đầu cả huyện về hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Theo các nhà khoa học sâm Bố Chính có dược tính rất cao, dược tính sâm bố chính được cho là tương đương nhân sâm Hàn Quốc và chỉ thua dược tính sâm Ngọc Linh. Sâm Bố Chính có vị ngọt, tính mát.

Theo y học cổ truyền sâm Bố Chính có một số tác dụng chính như sau: Điều trị ho, tác dụng hạ sốt, tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường chức năng tiêu hóa, điều hòa kinh nguyệt, hỗ trợ điều trị ung thư.

This video

Trồng sâm dễ như trồng khoai, lãi gấp hàng chục lần

Chị Phạm Thùy Linh [ngụ xã Nhị Trường, huyện Cầu Ngang, Trà Vinh] được biết đến là một trong những nông dân có thu nhập cao ở địa phương. Đặc biệt hơn khi gia đình chị không có ruộng mà phải đi thuê đất sản xuất.

Trao đổi với PV, chị Linh vui vẻ cho biết, trong năm vừa qua [2021], nông sản rớt giá thê thảm, không ít nông dân lỗ vốn, không bán được hàng. Tuy nhiên nhờ sản phẩm sâm bố chính độc đáo, gia đình chị Linh vẫn có thu nhập đều đặn hơn 10 triệu đồng mỗi tháng từ việc bán lá sâm. Cuối năm, chị Linh thu hoạch củ sâm nhưng chưa bán mà để chế biến thành nhiều sản phẩm nhằm tăng giá trị.

Chị Linh giữa ruộng sâm của gia đình [Ảnh: Nguyễn Cường].

Chị Linh chia sẻ, trước đây gia đình chuyên trồng lúa nhưng mỗi năm mỗi công [1.000m2] chỉ lời được khoảng một triệu đồng. Sau đó chị Linh chuyển sang trồng rau màu nhưng lại rơi vào tình trạng được mùa mất giá, có những vụ "dội chợ" bán không ai mua.

Từ năm ngoái, vợ chồng chị Linh bắt đầu thử nghiệm dành 3 công ruộng để trồng sâm bố chính. Đầu tư chỉ chưa đến 2 triệu đồng tiền giống, các chi phí khác cũng như trồng rau màu bình thường. Thế nhưng từ tháng thứ 3, chị Linh đã có thể hái lá sâm bán, thu nhập đều đặn trên 10 triệu đồng.

Chỉ cắt lá sâm bán mỗi tháng chị Linh đã đút túi hơn chục triệu đồng [Ảnh" Nguyễn Cường].

Sau 10 tháng trồng, chị Linh thu hoạch củ sâm với năng suất khoảng 5 tạ mỗi công. Giá củ sâm từ hơn 100- 400 nghìn đồng/kg. Nếu bán với giá rẻ nhất, người trồng cũng đã thu về khoảng 150 triệu đồng. Nhưng vợ chồng chị giữ lại chế biến thành trà sâm, rượu sâm để tăng giá trị.

"Trồng sâm rất hiệu quả, dễ bán, khi nào cũng có người mua. Nếu không bán mình để lại làm thành nhiều sản phẩm khác, chủ động chứ không bấp bênh như trồng rau", chị Linh chia sẻ.

Ruộng sâm phát triển tươi tốt [Ảnh: Nguyễn Cường].

Nhận thấy thị trường tiềm năng, trong năm nay chị Linh đã mở rộng diện tích trồng sâm cũng như liên kết cấp giống, tư vấn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho những hộ dân khác. Chị Linh cũng đầu tư máy móc để chế biến ra nhiều sản phẩm nhằm tăng giá trị thay vì bán nguyên liệu thô.

"Thị trường tiềm năng, những sản phẩm năm ngoái mình đưa đi chào hàng thì rất được ưa chuộng, nhiều người đã đặt với số lượng lớn. Nếu so sánh với trồng lúa hay các loại rau màu khác thì trồng sâm lãi gấp hàng chục lần", chị Linh cho biết thêm.

Mỗi công đất sau một năm cho thu hoạch khoảng 500kg củ sâm, giá bán từ 100-400 nghìn đồng/kg [Ảnh: Nguyễn Cường].

[Theo Dân trí] 

Mứt đinh lăng được làm rất kỳ công và tốn nhiều thời gian. Khó khăn nhất là khâu tìm nguyên liệu vì củ loại cây này không nhiều. Vì thế, mứt làm ra đến đâu bán hết đến đó.

Video liên quan

Chủ Đề