Giải thưởng toán học danh giá nhất the giới

Sau 8 kỳ giải thưởng chính thức của Hội Toán học châu Âu - EMS, năm nay lần đầu tiên một nhà toán học trẻ gốc Việt được vinh danh là GS Phan Thành Nam - một người con của quê hương Phú Yên

Trang tin Hội Toán học châu Âu vừa đăng tải danh sách 10 nhà toán học được giải thưởng chính thức của Hội Toán học châu Âu – EMS, trong đó có Giáo sư Phan Thành Nam đang làm việc tại Đại học Ludwig -Maximlians – Cộng hòa liên bang Đức. GS Phan Thành Nam là cựu sinh viên Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, cựu học sinh chuyên Toán, Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh [Phú Yên] niên khóa 2000-2003.

Theo kế hoạch giải thưởng được trao tặng tại Đại hội Toán học châu Âu năm 2020, nhưng do ảnh hưởng đại dịch COVID -19 nên sự kiện này lùi lại đến tháng 6.2021. Tại Đại hội Toán học châu Âu năm 2020, GS Phan Thành Nam sẽ thực hiện một bài giảng.

Trong danh sách 10 nhà toán học được giải thưởng chính thức của Hội Toán học châu Âu - EMS có nhà toán học trẻ người Việt là GS Phan Thành Nam

GS Phan Thành Nam – sinh năm 1985 trong một gia đình viên chức có truyền thống hiếu học ở phường 7, TP Tuy Hòa [Phú Yên]. Chỉ một năm sau khi tốt nghiệp Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh năm 2007, Phan Thành Nam nhận bằng Thạc sĩ toán học tại Đại học Orleans – Cộng hòa Pháp. 

3 năm sau đó, Phan Thành Nam nhận bằng Tiến sĩ tại Đại học Copenhagen - Đan Mạch. Và sau một thời gian nghiên cứu tại các trung tâm toán học ở châu Âu, Phan Thành Nam được phong hàm là GS tại Đại học Ludwig-Maximlians, thành phố Munchen – Công hòa liên bang Đức vào năm 2017.

Trước khi được công nhận là GS, Phan Thành Nam là trợ lý GS tại Đại học Masaryk, Brno - Cộng hòa Séc và là học giả IST tại Viện Khoa học và Công nghệ Áo. GS Nam đã 2 lần được làm báo cáo mời tại hội nghị quốc tế về vật lý toán. Hội nghị này là diễn đàn lớn nhất thế giới về vật lý toán, được tổ chức 3 năm 1 lần bởi Hiệp hội quốc tế về vật lý toán.

GS Phan Thành Nam bên người mẹ là cựu giáo viên

Đặc biệt, bằng những kết quả tiên phong với chất lượng khoa học xuất sắc trong vật lý toán, năm 2018 GS Phan Thành Nam đã được Hội Quốc tế về vật lý ứng dụng và lý thuyết [IUPAP] đã trao tặng giải thưởng nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực vật lý toán.

Lĩnh vực nghiên cứu của GS Nam là giải tích và vật lý toán, đặc biệt là cơ học lượng tử nhiều hạt, lý thuyết phổ, phép tính biến phân và phương trình đạo hàm riêng, giải tích số. Đến nay GS Nam đã có hàng chục công trình nghiên cứu về toán học được công bố trên nhiều tạp chí khoa học nổi tiếng thế giới.

Giải thưởng EMS của Hội Toán học châu Âu được tổ chức từ năm 1992 với định kỳ 4 năm một lần. Mỗi kỳ có 10 nhà toán học được trao giải, đều là những nhà toán học trẻ không quá 35 năm tuổi, quốc tịch châu Âu hoặc đang làm việc tại châu Âu và có những đóng góp xuất sắc trong toán học.

Sau 8 kỳ giải thưởng EMS, năm nay lần đầu tiên một nhà toán học trẻ gốc Việt được vinh danh là GS Phan Thành Nam. Giải thưởng EMS của Hội Toán học châu Âu chỉ sếp sau giải thưởng Fields của Hội Toán học Thế giới. Hầu hết các nhà toán học được trao giải thưởng EMS đều trở thành những nhà toán học lớn của thế giới. Trong số những nhà toán học đã được trao giải thưởng EMS của Hội Toán học châu Âu có 11 nhà toán học đã đoạt giải thưởng Fields của Hội Toán học Thế giới.


Hữu Toàn

Nếu giáo sư Ngô Bảo Châu được trao huy chương Fields vào ngày 19/8, Việt Nam sẽ là quốc gia thứ hai tại châu Á có công dân giành giải thưởng uy tín nhất thế giới trong lĩnh vực toán học.

Mặt trước của huy chương Fields. Ảnh: Wikipedia.

Hiện nay Nhật Bản là quốc gia duy nhất tại châu Á có công dân đoạt giải Fields trong 74 năm qua.

Huy chương Fields là một giải thưởng được trao cho tối đa bốn nhà toán học không quá 40 tuổi tại mỗi kỳ Đại hội Toán học Thế giới của Hiệp hội toán học quốc tế [IMU]. Đại hội này được tổ chức 4 năm một lần. Nhà toán học Canada John Charles Fields là người sáng lập giải thưởng. Nó được trao lần đầu vào năm 1936 và từ năm 1950 được trao đều đặn.

Đại hội toán học năm nay diễn ra từ ngày 19 đến 27/8 tại Hyderabat, Ấn Độ. Hiện có 6 người được dự đoán là có cơ được trao Huy chương Fields, trong đó có hai người được mời đọc báo cáo trong phiên toàn thể. Một trong số này là Ngô Bảo Châu.

Mục đích của giải thưởng là công nhận và hỗ trợ cho các nhà toán học trẻ đã có những đóng góp quan trọng cho toán học. Huy chương Fields được làm bằng vàng, mặt trước khắc hình nhà bác học thiên tài Hy Lạp cổ đại Archimedes, còn tên người nhận giải khắc ở rìa của huy chương.

Nhiều người gọi huy chương Fields là "Giải Nobel Toán học" vì nó là giải thưởng được đánh giá cao nhất trong lĩnh vực toán học. Tuy nhiên, sự so sánh này không thật sự chính xác, bởi giới hạn tuổi của giải Fields được áp dụng nghiêm ngặt. Vì thế, nhiều nhà toán học hàng đầu thế giới không được nhận giải vì những công trình vĩ đại của họ ra đời sau tuổi 40. Hơn nữa, huy chương Fields thường được trao cho các nhà toán học có nhiều công trình nghiên cứu, trong khi người nhận giải Nobel được lựa chọn dựa theo một công trình. Giải Fields được trao 4 năm một lần, còn giải Nobel được trao thường niên. Khoản tiền thưởng của giải Fields [15.000 USD] thấp hơn nhiều so với phần thưởng 1,5 triệu USD kèm theo giải Nobel.

Cho đến nay trên thế giới có 48 nhà toán học nhận huy chương Fields. Trong đó, Mỹ dẫn đầu với 13 người. Điều đáng chú ý là trong suốt 74 năm qua, Nhật Bản là quốc gia châu Á duy nhất có công dân được nhận giải này. Các nhà toán học của xứ sở hoa anh đào nhận huy chương Fields vào các năm 1954, 1970 và 1990. Nếu giáo sư Ngô Bảo Châu được trao huy chương Fields 2010 thì Việt Nam sẽ trở thành nước châu Á thứ hai sau Nhật Bản có vinh dự nhận giải.

Sau hơn 7 thập kỷ tồn tại, giải Fields đã trải qua nhiều sự kiện đặc biệt.

Năm 1954, nhà toán học Jean-Pierre Serre [Pháp] trở thành người trẻ nhất từng đạt huy chương Fields, ở tuổi 28. Đến nay, ông vẫn giữ kỷ lục này.

Alexander Grothendieck [Đức] - một trong những nhà toán học có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ 20 - tẩy chay lễ trao giải Fields vào năm 1966. Nhà toán học này không từ chối giải, nhưng đã không đến Matxcơva để nhận huy chương Fields.

Nhà toán học Sergei Petrovich Novikov [Nga], không thể tới thành phố Nice, Pháp để nhận giải vào năm 1970 vì sự quản thúc của chính phủ Liên Xô cũ.

Gregori Margulis không thể tới tham gia đại hội tại Helsinki để nhận giải thưởng vào năm 1978 do bị chính phủ Liên Xô cũ hạn chế di chuyển.

Năm 1982, Đại hội Toán học Thế giới được tổ chức tại Ba Lan nhưng IMU quyết định chuyển sang năm sau vì tình hình chính trị không ổn định. Giải Fields được công bố vào kỳ họp thứ 9 của IMU vào đầu năm và được trao vào năm 1983 tại Ba Lan.

Tại Đại hội Toán học Thế giới năm 1998, nhà toán học Andrew Wiles [Anh] được chủ tịch hội đồng giám khảo giải Fields, Yuri Manin, trao tấm thẻ bạc IMU đầu tiên để công nhận thành quả của ông trong việc chứng minh định lý Fermat cuối cùng. Nhưng vào năm thời điểm nhận tấm thẻ bạc, Wiles đã bước sang tuổi 43.

Grigori Perelman, nhà toán học người Nga, từ chối giải Fields vào năm 2006 và cũng không tham dự đại hội toán học. Ông này cũng không nhận giải thưởng trị giá 1 triệu USD của Viện Clay.

4 nhà toán học đoạt huy chương Fields [theo chiều kim đồng hồ từ góc trên bên trái]: Maryna Viazovska, James Maynard, June Huh và Hugo Duminil-Copin. Ảnh: Mattero Fieni/Ryan Cowan/Lance Murphy

Hội liên hiệp Toán học Quốc tế [IMU] đã trao giải của năm 2022 hôm 5/7 tại Helsinki, Phần Lan thay vì Saint Petersburg, Nga như công bố ban đầu.

Năm nay, 4 chủ nhân của huy chương Fields - giải thưởng được coi là tương đương với Nobel trong lĩnh vực toán học - gồm giáo sư James Maynard [35 tuổi] tại Đại học Oxford, giáo sư Maryna Viazovska [37 tuổi] tại Đại học Bách khoa Liên bang Thụy Sĩ Lausanne, giáo sư Hugo Duminil-Copin [36 tuổi] tại Đại học Geneva và giáo sư June Huh [39 tuổi] tại Đại học Princeton.

Giáo sư người Anh Maynard được trao huy chương Fields vì những đóng góp cho lý thuyết số giải tích, dẫn đến những tiến bộ lớn trong kiến thức về cấu trúc của các số nguyên tố và trong lĩnh vực xấp xỉ Diophantine.

Viazovska được vinh danh nhờ chứng minh mạng tinh thể E8 cung cấp sự đóng gói chặt chẽ nhất của những quả cầu giống nhau trong 8 chiều, và những đóng góp vào các vấn đề nội suy và cực trị liên quan trong giải tích Fourier. Bà sinh ra và lớn lên tại Kyiv, thủ đô Ukraine, là người phụ nữ thứ hai từng nhận huy chương Fields, sau Maryam Mirzakhani - nhà toán học người Iran đoạt giải năm 2014 và qua đời vì bệnh ung thư vú năm 2017.

Giáo sư người Pháp Duminil-Copin đoạt giải thưởng danh giá nhờ giải quyết những vấn đề tồn tại từ lâu trong lý thuyết xác suất về sự chuyển pha trong vật lý thống kê, đặc biệt là trong không gian ba và bốn. Một số ví dụ về sự chuyển pha là nước biến thành băng, hoặc bay hơi thành hơi nước.

Nhà toán học người Mỹ gốc Hàn June Huh được tôn vinh nhờ đưa những khái niệm của lý thuyết Hodge vào toán học tổ hợp, chứng minh giả thuyết Dowling - Wilson cho mạng hình học, chứng minh giả thuyết Heron - Rota - Welsh cho cấu trúc matroid, phát triển lý thuyết đa thức Lorentz và chứng minh giả thuyết Mason mạnh.

Huy chương Fields được đặt theo tên nhà toán học Canada John Charles Fields nhằm tôn vinh ông. Giải thưởng được trao cho 2, 3 hoặc 4 nhà toán học dưới 40 tuổi cứ 4 năm một lần, lần đầu tiên diễn ra vào năm 1936. Đến nay, tổng cộng có 64 nhà toán học đã nhận giải thưởng này. Việt Nam có GS Ngô Bảo Châu từng nhận giải này năm 2010.

Thu Thảo [Theo Guardian]

Video liên quan

Chủ Đề